28+ Công dụng của Củ Nén

28+ Công dụng của Củ Nén

Củ nén (hành tăm) không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn mà nó còn mang đến những công dụng vô cùng to lớn cho sức khỏe người sử dụng. Bài viết này sẽ tiết lộ cho bạn những thông tin cực kì hữu ích, giúp bạn biết được sự thật về những công dụng của củ nén nhé!

28+ Công dụng của Củ Nén
28+ Công dụng của Củ Nén

Củ nén là củ gì

Củ nén có tên khoa học là Allium schoenoprasum (dân gian hay gọi là hành tăm, hành trắng) là một là một loài thực vật thuộc họ Hành, sinh trưởng ở nhiều nơi trên thế giới như Bắc Mĩ, châu Á hay châu Âu.

Loài cây này cũng xuất hiện rất nhiều tại Việt Nam và được trồng phổ biến nhất tại các vùng duyên hải miền Trung từ Quảng Nam đến Quảng Trị.

Tác dụng của củ nén

Củ nén là một loại thực vật thân thảo, có đôi chút nét tương đồng với hành tây nhưng có kích thước nhỏ hơn.

Phần thân củ có màu trắng, có kích thước bằng ngón tay và được bao bọc bởi nhiều lớp màng dai.

Lá và cán hoa nhỏ, hình ống, rỗng và thường có độ dài từ 30 đến 40cm.

Hoa nén mọc thành cụm, cuống ngắn.

xem thêm…

Củ nén có tác dụng gì

Củ nén là một trong những gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Đặc biệt, nó còn dược Đông y xem như một loại dược liệu, có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh vô cùng hiệu quả.

Tác dụng chữa bệnh của củ nén:

Theo Đông Y, củ nén có tính ấm, vị cay, mùi hăng nồng. Đem lại công dụng giúp tiêu đờm, ấm tỳ vị, sát khuẩn, giảm ho, giảm ra mồ hôi, giải độc, lợi tiểu, ngộ độc chì, côn trùng cắn, trị cảm hàn và bí tiểu tiện.

Không những vậy, nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra, lá và củ hành tăm có chứa hợp chất lưu huỳnh (tinh dầu) tương tự như hành tỏi nhưng đặc biệt hơn vì có sự xuất hiện của chất pentyhydrodislfid, metylpentydisufid, đem lại nhiều silicium.

Đáng chú ý, trong lá củ nén còn có nhiều chất tiền vitamin A, B, C, giúp tăng cường hệ miễn dịch, có ích cho mắt và rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng.

Củ nén có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong một số trường hợp sau:

1, Củ nén có công dụng trị sổ mũi, nóng rét, đau đầu do thời tiết

Đem khoảng 20 củ nén giã nhuyễn, sau đó cho vào cháo gạo tẻ, nấu chín, thêm 1 thìa giấm và ăn hết khi còn nóng.

2, Có tác dụng trị ho

Hấp cơm hoặc chưng cách thủy củ nén cùng đường phèn lấy nước để uống.

3, Giúp chữa cảm

Lấy 10 củ nén đem giã nát, sau đó sắc nước uống.

4, Củ nén có tác dụng trị phong hàn, sốt không ra mồ hôi, đau nhức người, nước tiểu trong, sợ lạnh

Dùng củ nén và lá tía tô mỗi loại 20 đến 30g, đem thái nhỏ nấu cháo ăn khi còn nóng. Sau đó đắp chăn nằm để cho ra mồ hôi.

5, Củ nén có công dụng điều trị chứng trướng bụng, bí tiểu

Củ nén giã nát, đem sao cho nóng, sau đó bỏ vào túi đắp vùng bụng dưới (vùng bàng quang). Để trị bí tiểu ở trẻ nhỏ thì ta chỉ nên sử dụng khoảng 4g, đem giã dập, chưng cách thủy, bỏ bã và cho trẻ uống nóng.

6, Điều trị chứng tiêu chảy

Để chữa tiêu chảy, dùng vài củ nén và 10g táo tây cho vào nồi sắc lấy nước uống.

7, Chữa tay chân tê

Củ nén 62g, ớt 3g, gừng 16g, đun nước uống 2 lần/ngày.

8, Điều trị chấn thương, phòng tụ máu

Củ nén có tác dụng kháng khuẩn nên thường được dùng để chữa tụ máu và chấn thương. Dùng hành tăm giã nát sau đó đun sôi lấy nước để rửa sẽ giúp vết thương mau lành hơn.

9, Củ nén giúp giải độc, tăng cường đề kháng

Ăn củ nén thường xuyên mang lại công dụng phòng ngừa cảm, giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, đối với những người làm việc trong môi trường nhiều yếu tố độc hại (xăng, dầu, nhựa, sơn…), thì việc ăn củ nén sẽ giúp phát huy hiệu quả giải độc vô cùng tốt.

10, Chữa nghạt mũi, hít thở khó khăn

Đem củ nén sắc lấy nước uống từ 2 đến 3 lần/ngày, sau vài ngày sẽ khỏi.

11, Củ nén giúp loại bỏ tình trạng đau bụng do giun chui vào ống mật

Củ nén đem giã nhuyễn, vắt lấy nước trộn với dầu vừng rồi uống.

12, Trị cảm hàn

Hành tăm giã nhỏ hoà nước ấm uống cùng với việc cạo gió ngoài da.

13, Trị rắn độc và sâu bọ cắn

Nhai 7 củ nén nuốt nước lấy bã đắp vào nơi bị cắn, rồi chạy thuốc khác (phương pháp này chỉ dùng cho những trường hợp khẩn cấp).

14, Củ nén giúp phòng cảm lạnh

Nếu dính phải mưa lạnh, ta nên nhai một nắm củ nén rồi nuốt với 1 chén rượu trắng.

15, Trị ho gà

Giã nhuyễn củ hoặc lá hành tăm cùng đường phèn, sau đó đem hấp cơm hoặc chưng cách thủy, chắt nước uống.

16, Bị trúng gió cấm khẩu

Giã 10g hành, ép lấy nước, dùng lông gà quét nước hành vào cổ họng cho nôn hết nhớt ra.

17, Củ nén trị lòi dom (thoát giang)

Dùng 10 củ nén đem giã nhuyễn, xào nóng để xông (sau khi đã rửa sạch hậu môn).

18, Ngộ độc thức ăn, ngộ độc chì

Giã nhuyễn 6g hành tăm hòa uống cùng rượu.

19, Củ nén phát huy tác dụng đối với tình trạng thổ tả nguy cấp

Giã nát 100g hành tăm, sau đó sao nóng lên rồi chườm lên rốn, khi hành nguội thì thay mới, làm vài lần trong ngày sẽ khỏi.

20, Côn trùng chui vào tai

Vắt nước củ hành nhỏ vào tai côn trùng sẽ tự động chui ra.

21, Củ nén có tác dụng điều trị chứng chảy máu cam

Nấu cháo với 100g hành tăm để cả rễ rồi cho thêm ít dấm, ăn nóng.

22, Trị trẻ em hói đầu

Gội đầu bằng nước củ nén kết hợp với việc bôi hỗn hợp củ nén giã nát và mật lên chỗ hói sẽ giúp trẻ mọc tóc nhanh chóng.

23, Chữa mụn nhọt

Củ nén đem nướng rồi giã nát đắp vào mụn nhọt khi còn nóng.

24, Củ nén giúp giảm bớt các biến chứng của bệnh tai biến mạch máu não

Sử dụng củ nén giã nát trộn với nước tiểu trẻ em để uống ngay khi mới bị.

25, Chữa viêm tuyến vú

Hấp 20 đến 30g củ nén đắp chườm vào chỗ bị đau.

26, Củ nén giúp điều trị xơ vữa động mạch

Giã nát 60g củ nén đem đun cùng 60g mật ong, sau khi nguội cho vào bình sạch để bảo quản và dùng dần. Mỗi lần hòa 5 đến 7g với nước sôi, uống 2 lần/ngày.

27, Chữa đau thần kinh sườn

100g củ hành tăm tươi, 2 củ gừng sống, 2 miếng củ cải trắng đem giã nát, sao nóng cho vào khăn vải đắp vào chỗ đau.

28, Chữa viêm khớp

60g củ hành tăm, 15g gừng già giã nát, cho rượu trắng vừa đủ, đánh đều đắp vào chỗ đau.

Chú ý: Không dùng chung củ nén với mật ong vì có thể gây chóng mặt buồn nôn. Củ nén cũng kỵ các vị thuốc như thục địa, thường sơn, sinh địa. Theo Đông Y, vào tháng giêng để tránh bị chứng phong chạy trên mặt ta không nên ăn nhiều củ nén.

thông tin bạn đọc quan tâm

Tác dụng của củ nén (hành tăm) trong ẩm thực

Không chỉ đem lại những tác dụng hữu ích đối với sức khỏe mà củ nén còn được dùng kết hợp với các món ăn, giúp khơi dậy mùi thơm và mang hương vị hấp dẫn riêng biệt.

28+ Công dụng của Củ Nén
28+ Công dụng của Củ Nén

Củ nén sẽ phát huy công dụng đặc biệt của mình trong món “củ nén nấu cháo lươn”, mùi tanh của lươn sẽ hoàn toàn biến mất, thay vào đó là mùi vị vô cùng hấp dẫn, ngon miệng của món ăn. Không những vậy, củ nén còn là nguyên liệu không thể thiếu trong món ăn với những loại cá nước ngọt.

Tác dụng của củ nén (hành tăm) trong làm đẹp

Củ nén còn được biết đến như một loại thực phẩm chứa nhiều lợi ích cho sắc đẹp.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, củ nén chứa một lượng đáng kể chất silicium và tiền tố vitamin A, B và C nên có khả năng giúp bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hại và giúp khôi phục làn da sau khi bị mụn.

Cách bảo quản củ nén (hành tăm)

Việc bảo quản củ nén trong tủ lạnh như nhiều người vẫn thường làm thực sự không cần thiết. Ta chỉ cần cho củ nén vào rổ thưa, để nơi thoáng mát, lâu lâu đem phơi chỗ râm mát cho thoáng.

Bạn chỉ cần xoa củ nén trong lòng bàn tay là lớp vỏ ngoài sẽ bong tróc hết, rất dễ dàng sử dụng.

Củ nén bán ở đâu

Ta có thể tìm thấy được rất nhiều nơi có bán củ nén như chợ, các cửa hàng rau sạch hoặc siêu thị.

Củ nén giá bao nhiêu

Giá bán củ nén chuẩn giao động từ 40.000đ đến 100.000đ mỗi kilogam tùy chất lượng và nơi bán.

Cách nấu cháo củ nén

Củ nén có tác dụng gì

Nguyên liệu:

Cách nấu:

Bước 1: Vo sạch gạo rồi ngâm nước trong khoảng 1 đến 2 tiếng cho hạt gạo nở mềm sẽ rút ngắn được thời gian ninh cháo. Với hạt sen, bạn cũng rửa sạch rồi ngâm nước cùng với gạo luôn.

Bước 2: Gà cần được làm sạch, sau đó cho vào nồi, thêm nước xâm xấp rồi bật bếp lên luộc chín. Sau khi chín thì vớt gà ra đĩa, lọc bỏ phần xương rồi xét nhỏ thịt. Sau khi lọc, bạn cho trở lại phần xương vào nồi nước luộc khi nãy để ninh cho ngọt nước.

Bước 3: Gạo và hạt sen sau khi ngâm xong thì bạn cho vào nồi nước dùng gà, đun sôi lên rồi hạ nhỏ lửa để ninh cháo liu riu cho tới khi nhừ. Khi cháo gần được thì bạn nêm nếm gia vị với hạt nêm và nước mắm sao cho vừa ăn.

Bước 4: Củ nén bạn đem lột vỏ, rửa sạch, đập dập, băm nhỏ rồi cho vào chảo dầu để phi thơm lên. Khi củ nén đã vàng thơm, bạn vớt hãy bát riêng.

Bước 5: Khi cháo chín, bạn chỉ việc múc cháo nóng ra bát, bày thịt là lên trên mặt bát cháo, rắc thêm một chút củ nén phi thơm, một chút lá chanh, hạt tiêu nữa là đã có thể thưởng thức một bát cháo ngon lành rồi.

Có thai ăn củ nén được không

Sức khỏe của bà bầu dễ bị tác động hơn người bình thường, lý do bởi hệ miễn dịch của cơ thể lúc thai nghén chịu nhiều áp lực hơn.

Đặc biệt, khi mang thai chị em có nhiều nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm do bị cúm. Trong khi đó, hầu hết các thuốc trị bệnh đều có thể gây hại cho cả mẹ và con.

Dùng các món giải cảm như cháo hành tăm thịt bò, cháo gà hành tăm là giải pháp an toàn để chăm sóc sức khỏe của mẹ và thai nhi.


xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI