Ăn khoai lang có tác dụng gì

Ăn khoai lang có tác dụng gì

Trước kia, cuộc sống khó khăn người dân thường ăn khoai lang trừ bữa, để giữ được lâu người ta thái nhỏ mang phơi khô, rồi cất vào chum gạo bảo quản dùng dần.

Hiện nay cuộc sống no đủ, ngày nào cũng có cơm ăn, nhưng khoai lang vẫn còn nguyên giá trị, tuy nhiên không biểu hiện bằng món nướng, luộc, ghế cơm đơn giản như trước.

Ăn khoai lang có tác dụng gì
Ăn khoai lang có tác dụng gì

Khoai lang là loại củ ẩn giấu nhiều dinh dưỡng, có công dụng tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, cách chế biến lại rất đa dạng, do vậy vẫn được nhiều người yêu thích và lựa chọn làm món lót dạ thay thế cho món phở, món bún hiện đại.

Ăn khoai lang có tốt không?

Anh Nguyên Khắc Anh, vốn là chủ của một công ty Luật, có nhà cao cửa rộng, tài xế đưa đón tận cửa… nhưng anh vẫn giữ thói quen ăn sáng giản dị.

Hôm nào vợ bận không nấu đồ ăn sáng, anh lại qua đầu ngõ mua nắm xôi, củ khoai lang hay bắp ngô luộc lót dạ. Anh cho biết: “Tôi không bao giờ ăn phở, bún ngoài đường vì sợ nguyên liệu Trung Quốc, nguồn gốc không rõ ràng. Với củ khoai, nắm xôi thì ít nhất vẫn an tâm hơn.”

xem thêm…

Hàm lượng dinh dưỡng trong củ khoai lang

Theo báo cáo dinh dưỡng mới nhất thì cứ 100g củ khoai lang chứa hàm lượng các chất như sau:

Tác dụng của khoai lang

Một trong những công dụng rất tuyệt vời khi củ hay lá khoai lang ai cũng biết đó là nhuận tràng. Đối với những người khó tiêu hoặc bị táo bón thì khoai lang rất là tốt, chúng ta sẽ tìm hiểu lý do và tham khảo thêm danh sách công dụng của khoai lang ngay dưới đây:

Ăn khoai lang có tác dụng gì
Ăn khoai lang có tác dụng gì

1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Trong củ khoai lang chứa lượng chất xơ cao, chất làm tăng nhu động ruột, chất bôi trơn thành ruột giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt, cải thiện sức khỏe đường ruột, khắc phục các vấn đề về tiêu hóa…

Đối với những người bị táo bón thường xuyên, nên bổ sung củ khoai lang và rau khoai lang vào chế độ ăn mỗi tuần. Bởi chất xơ sẽ giúp khắc phục và ngăn ngừa chứng táo bón rất tốt.

2. Bổ sung vitamin A
Ngoài một lượng nhỏ vitamin A, điểm đắt giá của khoai lang là chứa hàm lượng beta carotene cao. Chúng ta đều biết, khi beta carotene vào cơ thể, sẽ được gan chuyển hóa thành vitamin A, theo tỷ lệ một phân tử beta carotene tạo nên hai phân tử vitamin A.

Vitamin A là chất rất quan trọng với con người, nếu thiếu sẽ làm giảm khả năng phòng chống nhiễm trùng, phát sinh các bệnh về mắt… Có rất nhiều cách để bổ sung vitamin A, trong đó khoai lang là một lựa chọn khá tốt.

3. Kiểm soát lượng đường trong máu
Khoai lang được các chuyên gia khuyên nên sử dụng cho người bị bệnh tiểu đường để điều chỉnh lượng đường trong máu, bởi vì các lý do sau:

So với các loại thực vật giàu tinh bột khác, thì khoai lang có chỉ số đường huyết thấp hơn, khả năng giải phóng đường vào máu khá chậm, khả năng kiểm soát tình trạng kháng insulin tốt.

Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao và thành phần nguyên tố vi lượng magie cũng góp phần quan trọng trong việc quản lý và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

4. Gia tăng hoạt động chống viêm
Bên cạnh việc chứa hàm lượng vitamin có khả năng chống viêm tốt, trong khoai lang còn có choline, một hoạt chất giúp làm giảm phản ứng viêm, từ đó làm giảm nguy cơ bị viêm.

Ngoài ra, anthocyanin là một chất rất quan trọng có khả năng làm giảm và ngăn ngừa các tế bào bị ung thư ruột kết, giảm tăng sinh tế bào ung thư… cũng có trong khoai lang.

5. Giảm căng thẳng
Trong khoai lang chứa magie, chúng ta đều biết magie có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư, tiểu đường tuyp 2, đột tử do tim, ngăn ngừa lãng xương, cải thiện trí nhớ người cao tuổi… còn một tác dụng tuyệt vời khác ít ai biết là giúp giảm căng thẳng và lo lắng.

Các nghiên cứu cho thấy, những người bị thiếu magie có nguy cơ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, tệ hơn là trầm cảm cao hơn những người không thiếu. Cho nên, nếu ăn khoai lang mỗi tuần là cách bổ sung magie rất tốt, bạn sẽ không còn phải lo lắng căng thẳng nữa.

6. Giảm loét đường tiêu hóa
Thói quen ăn uống sinh hoạt thất thường, dùng thực phẩm cay nóng khiến các mô đường tiêu hóa bị viêm, bong tróc gây đau đớn. Một số người lạm dụng thuốc aspirin gây ra tình trạng viêm loét các mô đường tiêu hóa.

Để giải quyết vấn đề trên, bạn có thể bổ sung khoai lang vào khẩu phần ăn, vì trong nó có các chất có thể bảo vệ các mô này, đồng thời giúp quản lý và hỗ trợ điều trị loét đường tiêu hóa hiệu quả.

7. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Một số nghiên cứu phát hiện thấy trong khoai lang tím có anthocyanin với nồng độ cao, đây là chất rất có ích cho hoạt động chống ung thư dạ dày và ung thư vú, nhờ cơ chế ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và phòng ngừa hình thành bệnh.

Chiết xuất từ củ khoai lang có thể hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt, ngăn chặn sự lan rộng bệnh gây ảnh hưởng tới các bộ phận xung quanh.

Cây khoai lang

8. Khả năng kháng khuẩn
Khoai lang được sử dụng nhiều để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các loại nhiễm trùng cùng nhiều bệnh khác. Hơn nữa, chiết xuất từ củ khoai lang còn có đặc tính kháng khuẩn cao, đặc biệt là các vi khuẩn bệnh viêm phổi và thương hàn.

Bên cạnh đó, lượng chất xơ dồi dào trong khoai lang cũng giúp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn trong một số loại thực phẩm.

9. Giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch
Khi quá trình oxy hóa diễn ra liên tục và kéo dài sẽ xuất hiện xơ vữa động mạch và các biến chứng, là nguyên nhân hình thành nhiều bệnh khác về tim mạch.

Các nghiên cứu cho thấy, các chiết xuất từ khoai lang chứa poyphenol với hàm lượng khá cao, đây là thành phần giúp ngăn cản quá trình oxy hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Chất xơ trong khoai lang cũng giúp giảm lượng mỡ, giảm cholesterol cũng là tiền đề hỗ trợ phòng ngừa bệnh về tim mạch, kết hợp với polyphenol và anthocyanin tạo nên bộ ba tuyệt vời.

10. Điều hòa huyết áp
Kali và Magie đều là chất giúp giảm huyết áp, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp. Mà cả 2 chất này đều có nhiều trong khoai lang, do đó hãy ăn mỗi tuần để phòng ngừa bệnh về mạch vành và đột quỵ.

11. Cải thiện thị lực
Vitamin A đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các sắc tố khác nhau (có vai trò hỗ trợ hấp thụ ánh sáng của mặt và duy trì cấu trúc võng mạc). Thiếu vitamin A gây tình trạng suy giảm thị lực, là nguyên nhân gây mù lòa và các bệnh về mắt như viêm kết mạc, khô giác mạc, loét giác mạc….

Nhờ thành phần vitamin A, C và E có trong củ khoai lang giúp bạn bổ sung kịp thời hàm lượng còn thiếu hụt theo cơ chế tự nhiên, từ đó cải thiện thị lực và phòng ngừa tốt các vấn đề về mắt.

12. Tăng cường trí nhớ
Trong khoai lang chứa anthocyanin, ngoài khả năng chống oxy hóa cao, còn có tác dụng tăng cường trí nhớ, giảm thiểu nguy cơ oxy hóa các tế bào não. Do đó, nên bổ sung khoai lang vào khẩu phần ăn mỗi tuần nếu có thể.

13. Duy trì cân nặng ổn định
Khoai lang là một trong số ít củ chứa tinh bột nhưng có hàm lượng đường khá thấp, lượng đường hấp thụ vào máu khá chậm nên hoàn toàn không làm tăng cân.

Hơn nữa, hàm lượng chất xơ trong khoai lang cũng cao, đặc biệt chất xơ pectin có thể làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ mỗi ngày, tăng cường hoạt động của các hóc môn trong cơ thể, do đó rất tốt trong diều chỉnh cân nặng.

14. Tăng khả năng sinh sản
Hàm lượng vitamin A và E cao trong khoai lang rất tốt cho phụ nữ đang ở độ tuổi sinh nở, giúp gia tăng khả năng sinh sản, là một đặc tính tuyệt vời ở khoai lang rất ít người biết.

Chúng ta đều biết vitamin A có thể cải thiện hiệu suất sinh sản, giúp giảm nguy cơ vô sinh thứ cấp và vấn đề vô sinh liên quan đến rụng trứng. Mặt khác, trong khoai lang còn có sắt, là một chất khoáng rất tốt trong việc bổ sung và thúc đẩy khả năng sinh sản ở nữ giới.

15. Làm đẹp tóc và da
Trong khoai lang rất giàu vitamin A, C và E, đều là những chất tốt cho tóc và da. Trong đó:

Vitamin C giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa sớm, góp phần cho quá trình tổng hợp collagen (protein cấu trúc da), đồng thời hỗ trợ chống viêm, giảm thiểu các vấn đề về da như mụn trứng cá và giúp nhanh lành vết thương.

Vitamin E kích thích phát triển tóc, tăng độ dày tóc ở những người thường xuyên bị rụng nhờ khả năng chống oxy hóa từ bên trong tế bào,  góp phần nhỏ vào việc ngăn ngừa rụng tóc do stress oxy hóa.

16. Giảm ảnh hưởng từ kim loại nặng
Báo cáo từ một nghiên cứu gần đây cho biết, trong khoai lang chứa chất peonidins và cyanidins đều có khả năng giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ kim loại nặng tới sức khỏe con người.

xem thêm…

Cách chế biến củ khoai lang thông dụng

Ăn khoai lang có tác dụng gì
Ăn khoai lang có tác dụng gì

Khoai lang theo cách ăn của người xưa thì chỉ có nướng hoặc luộc, ngày nay con người còn nghĩ ra nhiều món hơn như canh, hầm, cháo, nhúng lẩu, làm bánh khô, bánh ướt, rất nhiều loại bánh, rất đa dạng.

Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên ăn theo cách truyền thống là luộc và nướng là chủ yếu, thỉnh thoảng có thể đổi vị bằng món khác. Hạn chế ăn các món chiên, xào có dầu mỡ để không bị các nguyên liệu kia làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Một số vấn đề thường gặp về khoai lang

Khoai lang là thực phẩm tương đối lành tính, nếu ăn nhiều chút cũng không sao, tuy nhiên không nên ăn rau khoai lang thường xuyên vì chứa canxi, dư thừa có thể gây sỏi thận.

Nếu muốn giải cảm và trị táo bón thì ăn loại khoai vỏ trắng ruột trắng, còn muốn bổ sung dinh dưỡng thì ăn loại vỏ đỏ ruột vàng.

Khoai lang ăn giờ nào tốt nhất?

Khoai lang chứa đường, tuy thấp hơn các củ khác nhưng nếu ăn nhiều hoặc lúc đói có thể làm tăng tiết dịch vị gây ợ chua, nóng ruột, ợ hơi, trướng bụng.

Ăn vào buổi tối dễ bị trào ngược axit ở những người tiêu hóa kém, dạ dày yếu, gây hiện tượng đầy bụng, khó tiêu hóa dẫn tới mất ngủ.

Củ khoai lang ăn vào buổi sáng là tốt nhất, có thể kết hợp với các loại hạt, rau xanh khác, sữa chua hoặc sữa nguyên kem.. để bổ sung đủ dinh dưỡng cho cả ngày.

Ăn khoai lang có mập không?

Như đã trình bày bên trên, khoai lang là loại củ cung cấp tinh bột nhưng có hàm lượng đường rất thấp, nên ăn vào sẽ không gây béo. Nhưng cũng đừng vì vậy mà ăn nhiều quá nhé!

Khoai lang có nhiều đường không?

Theo phân tích thành phần dinh dưỡng thì trung bình cứ 100g khoai lang chứa 6,5g đường. Con số tuy không lớn nhưng sẽ là mức báo động dành cho những người quá lạm dụng.

Khoai lang kiêng ăn với gì?

Khoai lang tương đối lành tính, có thể kết hợp với hầu hết các thực phẩm khác, duy nhất mỗi quả hồng là không được ăn chung hoặc nên cách nhau 5 tiếng trở lên.

Bởi vì khi ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men rất nhanh, làm tăng tiết dịch vị dạ dày, gây phản ứng với pectin và tannin trong quả hồng, từ đó gây ra kết tủa, những trường hợp nặng hơn thì viêm loét dạ dày hoặc xuất huyết dạ dày.

thông tin hữu ích cho bạn đọc

Ăn khoai lang có nóng không?

Bình thường ăn khoai lang sẽ không gây nóng, nhưng nếu ăn lúc đói có thể gây nóng ruột nên mọi người cần chú ý nhé. Hoặc để khắc phục vấn đề này khi chế biến phải chắc chắn khoai đã chín hẳn, có thể thêm chút rượu vào khi nấu để phá hủy chất men.

Ngoài ra nếu ăn khoai lang mà bị đầy bụng, thì có thể uống chút nước gừng để khắc phục.

Tác dụng của khoai lang

Mẹ bầu ăn khoai lang có tốt không?

Phụ nữ đang mang thai thường gặp nguy cơ bị táo bón cao hơn người thường rất nhiều. Việc ăn khoai lang có thể giúp ngừa chứng táo bón hiệu quả. Tuy nhiên, mè bầu cũng dễ gặp tình trạng lượng đường huyết tăng cao, cho nên càng không nên ăn quá nhiều.

Khoai lang để qua đêm có ăn được không?

Khoai lang hay bất kì thực phẩm gì nên hạn chế để qua đêm, nếu không hết thì nên bỏ đi. Vì giá trị không cao, để qua đêm có thể bị chuột, rán, vi khuẩn tấn công, hoặc tinh bột trong khoai bị lên men không tốt cho sức khỏe.

Khoai lang mọc mầm có ăn được không?

Tuyệt đối không ăn khoai lang đã mọc mầm, vì các loại củ khi mọc mầm sẽ sản sinh ra một loại độc không tốt cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa, lượng dinh dưỡng trong củ đã dành cho phần mầm phát triển, dù có ăn vào cũng không được lợi bao nhiêu.

Ngoài các vấn đề trên, bạn chú ý không ăn củ khoai lang đã bị hư hỏng, sần sùi. Khi ăn phải bỏ hết vỏ vì chúng không tốt cho hệ tiêu hóa, đặt biệt các đốm nâu đen trên vỏ có thể gây ngộ độc.


xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI