Tác dụng của Mủ Trôm, cách chế biến

Tác dụng của Mủ Trôm, cách chế biến

Mủ trôm từ lâu đã được người dân Việt biết cách sử dụng như một loại thực phẩm, với khả năng cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Một trong số lựa chọn phổ biến nhất phải kể đến chức năng làm nước uống giải khát, hạ nhiệt.

Nghe đến mủ trôm có lẽ bạn khá lạ lẫm và đang có rất nhiều băn khoăn trước khi quyết định tin tưởng lựa chọn sử dụng? Vậy thì hãy dành chút thời gian quý báu để cùng tìm hiểu thông tin chi tiết thông qua chia sẻ dưới đây bạn nhé!

Tác dụng của Mủ Trôm, cách chế biến
Tác dụng của Mủ Trôm, cách chế biến

Mủ trôm gây bất ngờ về tác dụng diệu kỳ đối với cơ thể

Mủ trôm là gì?

Mủ trôm bắt nguồn từ cây trôm. Đây là loại nhựa, thu hoạch chất tiết từ vỏ thân của cây trôm, có tên khoa học Sterculia foetida, thuộc họ Sterculiaceae. Người ta thường gọi bằng tên thương mại là gum karaya.

Đặc điểm của mủ trôm

Mủ trôm nguyên chất thường mang màu trắng trong, cảm giác hơi ngà, hình dạng thay đổi khác nhau như mủ màu trắng, trắng đục, loại có sợi, loại vo cục tròn. Hình dạng này sẽ tùy thuộc vào vị trí, độ tuổi cây trong quá trình lấy nhựa.

Phân bố, thu hái, chế biến mủ trôm

Cây bắt nguồn từ các nước nhiệt đới trên thế giới, phổ biến ở Úc, Ấn Độ, Thái Lan.

Tại Việt Nam, cây mủ trôm thường mọc hoang khu vực miền Trung Nam Bộ, trồng nhiều các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Tiền Giang…

Thời gian trồng cây từ 5-7 năm có thể bắt đầu cho thu hoạch mũ trôm. Khi khai thác, người ta sẽ đục vào vỏ cây với nhiều lỗ vị trí riêng (khoảng cách chừng 5-10cm, lỗ nhiều hay ít theo đường kính của cây nhỏ hay to).

Từ các lỗ bị đục đó, mủ trôm tiết ra, quay vòng 2-3 ngày. Mủ cây sau khi được lấy hết chừng 10-15 ngày, các lỗ tiết nhựa đã bị đục sẽ tự lành lặn, tiếp tục phục vụ cho lần lấy mủ sau.

Cây mủ trôm

Mủ trôm được khai thác từ vỏ thân cây trôm

Mũ trôm có thể chế biến thành dạng bột, đóng thành gói nhỏ để khi sử dụng chỉ việc hòa tan cùng với nước.

xem thêm…

Thành phần hóa học của mủ trôm

Theo các nghiên cứu khoa học, mủ trôm chứa hàm lượng dinh dưỡng cực cao gồm các nguyên tố vi lượng với kẽm, sắt, kali, canxi, magie, natri.

Quan trọng hơn hết phải kể đến 17 loại axit amin, trong đó gồm 8 axit amin thiết yếu cơ thể không có chức năng tự tổng hợp như Leucine, Lysine, Phenylalanine, Threonine, Isoleucine, Methionine, Valine, Histidine.

Ngoài ra, trong mũ trôm còn tìm thấy hợp chất Polysaccharide cao phân tử, còn được gọi là đường đa. Khi chất này thủy phân tạo ra các đường D-galactose, acid D-galacturonic, L-rhamnose cùng một vài chất chuyển hóa Acetylat, Trimethylamin.

Công dụng dược lý của mủ trôm

Mủ trôm vịt ngọt, tính mát, công dụng thanh nhiệt, giải độc nên thường được chế biến thành các thức uống giải khát được yêu thích vào mùa hè.

Tác dụng của Mủ Trôm, cách chế biến
Tác dụng của Mủ Trôm, cách chế biến

Mủ trôm cung cấp hàm lượng dinh dưỡng lý tưởng cho người dùng

Tác dụng của mủ trôm

Bằng hàm lượng giá trị dinh dưỡng tuyệt vời, mủ trôm đã đem đến cho cơ thể con người những lợi ích lý tưởng nếu biết cách sử dụng đúng đắng.

1. Cung cấp nguồn năng lượng

Hàng ngày, cơ thể chúng ta đòi hỏi cần được cung cấp nguồn năng lượng lớn để đảm bảo các hoạt động diễn ra thuận lợi.

Ngoài thực phẩm ăn uống thông thường, bổ sung thêm mủ trôm là cách để bạn thoải mái làm việc, vui chơi giải trí theo mong muốn.

2. Bổ sung Canxi tốt cho hệ xương khớp

Thành phần Canxi trong mủ trôm được biết đến là nguyên tố đứng đầu bảng dinh dưỡng.

Nhờ hàm lượng dồi dào mà nó đóng vai trò quan trọng, đảm bảo duy trì chức năng hệ xương khớp.

3. Giải độc, mát gan

Một trong những tác dụng của mủ trôm được đánh giá cao đó là khả năng giải độc, mát gan, thanh lọc cơ thể. Đồng thời, giúp cung cấp nước, chất xơ, khoáng chất vi dượng tốt cho máu, da.

Công dụng của mủ trôm

Uống nước mủ trôm để thanh lọc cơ thể

4. Tốt cho hệ tiêu hóa

Đặc tính của mủ trôm là hút nước mạnh nên kích thích nhu động ruột, thúc đẩy phân ra ngoài cơ thể một cách dễ dàng. Từ đây, giúp nhuận tràng, làm giảm đi các triệu chứng đầy bụng, táo bón, ợ hơi chua, tốt cho bệnh nhân bị kiết lỵ, xơ gan…

5. Ổn định đường huyết

Vị ngọt thanh tự nhiên của mủ trôm có lợi cho người bị cholesterol và triglyceride tăng cao. Băn khoăn về công dụng mủ trôm là gì của bạn sẽ được giải đáp khi thành phần điều hòa thành công lượng đường trong máu ở người thừa cân.

Đặc biệt, các bệnh lý liên quan đến tim mạch, xơ vữa động mạch theo đó cũng được hạn chế ở mức thấp nhất.

6. Làm đẹp da, chống lão hóa

Hàm lượng axit amin lý tưởng trong mủ trôm như Valine, Threonine, Leucine, Kẽm (Zn) mang tính năng phục hồi làn da, duy trì sự khỏe mạnh, bảo vệ da trước tác động xấu từ môi trường, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới.

7. Ứng dụng trong nha khoa

Có thể bạn không biết, mũ trôm còn được ứng dụng trong nha khoa khi dùng làm chất kết dính răng giả. Bên cạnh đó, nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm nên nhựa trôm còn trở thành thành phần chính trong việc trị bệnh viêm họn.

8. Giúp ngủ ngon, giảm stress

Các biểu hiện ở người cao tuổi gồm mất ngủ, chất lượng giấc ngủ không sâu, ngon có thể cải thiện tình hình bằng cách tin tưởng ở công dụng của mủ trôm.

Mủ trôm cải thiện giấc ngủ

Cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm stress bằng mủ trôm

Bạn chỉ cần dùng khoảng 10-15g mủ trôm, ngâm cùng nước ấm cho nở hoàn toàn. Lấy nguyên liệu đem pha với nước lọc, thêm chút đường, đều đặn uống hàng ngày để ngủ ngon hơn, cảm thấy tình thần sảng khoái, tràn đầy năng lượng.

thông tin bạn đọc quan tâm

Hướng dẫn cách ngâm mủ trôm để chế biên

Tính chất của mủ trôm là trương nở khi ngâm ở trong nước chứ không hòa tan. Thế nhưng, cách nấu mủ trôm lại không được khuyến khích đun sôi vì sẽ làm phá hủy cấu tạo thành phần trong đó, ảnh hưởng độ nhớt, làm giảm đi công hiệu.

Tốt hơn hết, bạn nên ngâm mủ trôm với nước lạnh theo tỷ lệ chừng 0.5-2%. Ở dạng bột, bạn nên để thời gian ngâm 3-4 tiếng, còn mủ trôm bình thường đòi hỏi ngâm khoảng 12-24 giờ đồng hồ.

Cần chờ đợi để mủ trôm nở hết trong nước rồi mới được phép uống, tránh trường hợp gây tắc ruột. Sau khi đã thực hiện cách ngâm mủ trôm, bạn có thể pha chế cùng đường phèn, thêm các loại hoa quả, hạt é, chia… nhằm gia tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng.

Mách bạn cách pha mủ trôm để uống

Mủ trôm khai thác về, được đem phơi khô, cất dùng dần. Bạn hãy chọn loại mủ màu trắng để chắc chắn mức độ nguyên chất. Chờ cho nở ra, thêm nước lọc, hòa đường rồi bỏ tủ lạnh hay thêm đá và thường thức là cách đơn giản, phổ biến nhất.

Tác dụng của Mủ Trôm, cách chế biến
Tác dụng của Mủ Trôm, cách chế biến

Lựa chọn cách pha mủ trôm để uống tùy theo khẩu vị, sở thích

Để tăng thêm sự thú vị từ mủ trôm, bạn đừng quên bỏ túi cho mình một số cách pha chế mủ trôm qua hướng dẫn chi tiết sau đây.

1. Nấu mủ trôm với đường phèn

Trước tiên, mủ trôm đem ngâm trong tô nước ấm từ 12 tiếng – 20 tiếng dựa theo kích thước, đến độ trương nỏ hết cỡ sẽ thấy chất sệt sệt màu trong như thạch lẫn ở nước.

Tiếp tục, bạn cho đường phèn vào nồi, thêm nước đun cho đường tan hết. Để nước đường phèn nguội. Cách pha mủ trôm để uống không nên nấu trực tiếp cùng với nước đường vì dễ làm mất tác dụng vốn có.

Bước tiếp theo, bạn cho vào tô mủ trôm nước đường phèn đã chuẩn bị, vài giọt dầu chuối, sang nước vào bình để cất tủ lạnh chờ mát rồi uống. Muốn tăng sức hấp dẫn cho thức uống, bạn có thể ngâm cùng hột é song song với mủ trôm.

2. Cách làm nước mủ trôm kết hợp hạt chia, lá dứa

Khẩu phần dành cho 5 người sẽ gồm nguyên liệu lá dứa nếp (100g), mủ trôm khô (20g), đường (100g), 1 muỗng hạt chia, nước (1.5l).

Cách pha mủ trôm để uống

Nguyên liệu chế biến mủ trôm hạt chia, lá dứa

Cách làm mủ trôm khá đơn giản. Bạn hãy ngâm mủ trôm cùng nước lạnh, để qua đêm, thời gian kéo dài tùy thuộc vào kích thước cụ thể. Ngâm hạt chia.

Lá dứa rửa sạch, nấu thành nước trong 10-12 phút. Cho đường vào nồi nước lá dứa với khẩu vị ngọt nhạt theo ý thích. Sau đó tắt bếp, để nguội rồi cho mủ trôm vào, cuối cùng thêm hạt chia.

Bạn bảo quản thành phẩm ở ngăn mát tủ lạnh uống dần, nên sử dụng hết trong khoảng 3 ngày để tận hưởng trọn vẹn hương vị thơm ngon của nước mủ trôm.

bạn có biết…

3. Pha mủ trôm với chanh

Vào những ngày oi bức, trong khi trạng thái lại rơi vào căng thẳng, để lấy lại sự sảng khoái cho cơ thể, bạn hãy thực hiện cách chế biến mủ trôm cùng chanh.

Bạn nấu đường phèn như thông thường, thêm 1/2 nước cốt chanh vào là có thể uống được, thêm đá để cảm nhận sự mát lạnh tức thì.

4. Chế biến mủ trôm cùng lá dứa, nha đam

Nếu bạn đang mong muốn thay đổi khẩu vị, chắc chắn sẽ vô cùng hài lòng về độ thơm ngon, ngọt dịu, thơm thơm của nước mủ trôm pha chế lá dứa và nha đam.

Tác dụng của Mủ Trôm, cách chế biến
Tác dụng của Mủ Trôm, cách chế biến

Mủ trôm cần được ngâm nước đủ thời gian trước khi pha chế

Nha đam mua về, bạn gọt bỏ phần lá xanh, chỉ lấy phần thịt trắng để ngâm trong nước muối loãng chừng 5-7 phút. Vớt ra, rửa sạch lại nha đam với nước sạch. Tiếp tục ngâm nha đam ở tô muối loãng thêm 10 phút nữa.

Nước ngâm lần 2 này mục đích loại bỏ mùi hăng, giảm nhớt, đắng. Rửa sạch rồi thái hạt lưu, để ráo nước.

Mủ trôm ngâm ở nước ấm tùy vào kích thước đợi 12-20 tiếng. Khi mủ trôm trương nở hết, bạn gạn lọc bỏ nước ngâm mqua chiếc rây, để ráo nước.

Lá dứa rửa sạch, bó gọn lại. Sau đó cho đường phèn, lá dứa và nước vào nồi, đun cho đến khi đường tan hết. Vớt lá dứa khỏi nồi, cho nha đam vào, đun sôi rồi tắt bếp, để nguội.

Chờ đợi nồi nguyên liệu nguội, bạn thêm chút dầu chuối, mủ trôm vào là hoàn thành. Thức uống cho vào chai, bảo quan ở ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Mủ trôm để được bao lâu tốt hơn hết bạn nên uống trong 2-3 ngày để giữ trọn hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng.

thông tin hữu ích cho bạn đọc

Những ai nên dùng mủ trôm?

Từ việc tìm hiểu thành phần, tác dụng mủ trôm, chắc chắn bạn đã hoàn toàn bị thuyết phục để đưa ra quyết định sử dụng, mục đích chăm sóc, bảo vệ cơ thể.

Cách làm mủ trôm

Mủ trôm phù hợp cho nhiều đối tượng người dùng khác nhau

Đặc biệt, mủ trôm rất tốt cho các trường hợp nóng trong người, cần thanh lọc cơ thể, mong muốn cải thiện tiêu hóa, điều hòa hòa đường huyết. Do đó, người bị táo bón sẽ đạt được kết quả cao khi uống nước mủ trôm.

Đối với chị em phụ nữ, muốn loại trừ mụn, nuôi dưỡng làn da tận sâu bên trong, se khít lỗ chân lông, chống lão hóa cũng nên bổ sung mủ trôm thường xuyên.

Đối tượng không nên dùng mủ trôm

Hội tụ nhiều lợi ích lý tưởng, nhưng tác hại của mủ trôm cũng là vấn đề bạn đáng lưu ý nếu không được dùng đúng đối tượng, đúng liều lượng.

Bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị bệnh tuyệt đối không dùng mủ trôm dễ gây ngộ độc. Nguyên nhân xuất phát từ việc mủ trôm có độ nhớt cao, làm nồng độ hấp thu thuốc vào máu tăng cao, gây ngộ độc thuốc.

Tác dụng của Mủ Trôm, cách chế biến
Tác dụng của Mủ Trôm, cách chế biến

Người đang dùng thuốc chữa bệnh không nên dùng mủ trôm

Các đối tượng gồm phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người có khối u trong ruột, cơ thể tính hàn hoặc hay bị lạnh bụng, đi ngoài cũng cần nhận sự tư vấn từ chuyên gia trước khi quyết định sử dụng mủ trôm.

Điều quan trọng nhất để bạn hưởng trọn vẹn giá trị mủ trôm mang lại đó là chọn mua nguyên liệu tại địa chỉ cung cấp uy tín. Đồng thời nắm bắt cách thức chế biến, áp dụng đúng lượng theo tình trạng cơ thể sao cho phù hợp nhất.


xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI