15 Công dụng của Lá Sung

15 Công dụng của Lá Sung

Trong chúng ta, hầu như ai cũng đều biết đến lá sung được coi như một vị rau sống ăn kèm thú vị, gia tăng sức hấp dẫn hơn cho món ăn. Không chỉ thế, lá sung còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhiều bài thuốc chữa bệnh, tốt cho sức khỏe.

Lá sung có tác dụng thông huyết, tiêu viêm, giảm đau, tiêu đờm, sát trùng, bổ huyết. Thường được dân gian thường dùng chữa mẩn ngứa, lở loét ngoài da, tê thấp, sốt rét, lợi sữa. Đặc biệt, các chất tìm thấy trong lá sung góp phần trị bệnh trĩ, tiểu đường hiệu quả…

15 Công dụng của Lá Sung
15 Công dụng của Lá Sung

Lá sung quen thuộc trong ẩm thực Việt

Bà mẹ lợi sữa và chữa tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh thành công từ lá sung

Chị G.H.H, 27 tuổi tại Yên Bái mới đón con đầu lòng bằng phương pháp sinh mổ. Vì thế, những ngày đầu bé phải dùng sữa ngoài do sữa mẹ chưa về. Ngay cả khi mẹ bắt đầu có sữa cũng rất ít, cả nhà ai cũng lo lắng.

Mẹ chồng chị H theo kinh nghiệm dân gian đã nấu cháo từ các nguyên liệu gồm lá sung cóc, chân giò lợn, đu đủ non, mít non, lõi thông thảo, hạt mùi sống và gạo nếp. Chị ăn hàng ngày, liên tục trong khoảng vài ngày đã thấy sữa về rất nhiều.

Chị H cũng cho biết thêm: “Lá sung không chỉ lợi sữa mà còn chữa tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh khá tốt. Em bé nhà mình bị tưa lưỡi, mình dùng lá sung cùng lá mít phơi khô, đem đốt cháy, lấy tro tán mịn. Rồi hòa cùng chút mật ong bôi lên lưỡi bé ngày 2-3 lần”.

xem thêm…

Thận trọng khi chữa bệnh bằng lá sung

Anh Nguyễn Hồng Thắng, 38 tuổi, quê Hải Phòng cũng biết đến tác dụng của lá sung. Anh đã dùng lá sung để đun nước uống hàng ngày, nhằm mục đích cải thiện căn bệnh tiểu đường mình đang mắc phải.

Tuy nhiên, sau một thời gian dài anh cảm thấy cơ thể trở nên mệt mỏi hơn. Đi khám mới tá hỏa rằng lượng đường huyết vốn đã thấp nay lại bị hạ do uống quá nhiều nước lá sung.

Từ các trường hợp kể trên, bạn nên hiểu rõ sức khỏe bản thân, đồng thời tìm hiểu về cơ chế tác động của bài thuốc lá sung trước khi dùng.

15 Công dụng của Lá Sung
15 Công dụng của Lá Sung

Lá sung được ghi nhận hiệu quả trị bệnh khi dùng đúng cách thức

Lá sung là lá gì

Lá sung là lá của cây sung, thường xuất hiện các cục, mụn nhỏ sần sùi. Hiện tượng này do một số loài sâu sống ký sinh trên lá. Người ta còn gọi bằng tên khác như lá sung vú, sung cóc, lá vã…

Đặc điểm của lá sung

Lá sung có hình trứng, mũi mác, mọc so le, độ dài 1.5-2cm, có màng, cuống là dài 2-3cm. Lúc còn non, lá màu lục nhạt, có lông tơ, đến khi lá về già hơi xù xì, màu lục sẫm gần trục, nhìn rõ gân hai bên.

Phân bố, thu hái, chế biến cây sung

Cây sung phân bố rộng rãi ở mọi nơi, đặc biệt là những nơi ẩm cả về không khí lẫn đất đai. Lá sung phát triển mạnh mẽ khi cây sống ở ven hồ, sông ngòi, hoặc trong các bồn chậu non bộ.

Thành phần hóa học của lá sung

Các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra trong thành phần lá sung chứa lượng chất xơ dồi dào, giàu canxi và chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Bên cạnh đó là hàm lượng vitamin tốt cho cơ thể gồm vitamin A, B, C, K, khoáng chất như natri, mangan, kẽm, đồng, magie, kali…

Lá sung có tác dụng gì

Theo Đông y, lá sung có vị ngọt, tính bình, hơi đắng, có thể dùng đối với các trường hợp làm thuốc lợi sữa, thuốc bổ cho người mới ốm dậy, chữa gan nóng, vàng da; trị mụn nhọt, cúm sốt…

Công dụng của lá sung

Cả y học truyền thống và hiện đại đều chứng minh công dụng của lá sung. Người ta không còn chỉ biết đến chức năng làm thứ rau gia vị trong nhiều món ăn ngon, mà còn áp dụng hình thành nhiều bài thuốc hữu hiệu, phù hợp đa dạng đối tượng người dùng.

Đặc biệt phải kể đến lá sung lợi sữa, chữa tưa lưỡi, cảm cúm đau nhức, loại bỏ các bệnh lý liên quan đến mụn ngoài da, trị tiểu đường, trĩ, tốt cho xương khớp…

thông tin bạn đọc quan tâm

Tác dụng của lá sung

Lá sung hình thành nhiều bài thuốc quan trọng được ưa chuộng

Lá sung trị bệnh gì

Không để bạn phải mất công tìm kiếm câu trả lời lá sung trị bệnh gì, thông tin chia sẻ tiếp theo sau đây sẽ vô cùng hữu ích đối với bạn.

1. Chữa sốt, cúm đau nhức

Chuẩn bị lá sung, lá chanh, tỏi, nghệ, tỉ lệ bằng nhau đem sắc nước đặc để uống. Sau khi uống xong, đắp chăn để ra mồ hôi rồi lau sạch.

2. Chữa mụn cơm (mụn cóc)

Tại vị trí mọc mụn, bạn dùng nhựa lá sung bôi trực tiếp lên đó, ngày thực hiện 2 lần. Khoảng 5-6 ngày sau mụn sẽ rụng.

3. Trị giời leo

Lá sung rửa sạch, thái nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn rồi đắp vào chỗ bị giời leo. Bệnh nhanh chóng khỏi sau 1-2 ngày.

4. Làm thuốc lợi sữa

Nhiều bà mẹ đã chia sẻ bí quyết lợi sữa từ lá sung tuyệt vời. Rất đơn giản, bạn cần có 100g lá sung cóc, 50g mít non, 50g đu đủ non, 10g lõi thông thảo, hạt 5g mùi để sống.

Tất cả đem thái nhỏ và cho vào nấu cùng 100g gạo nếp, 1 cái chân giò lợn thành cháo chín nhừ. Ăn ngày 1-2 lần, liên tục trong 3-4 ngày.

5. Bài thuốc lá sung làm co búi trĩ

Lá sung chữa bệnh gì phát huy vai trò đẩy lùi triệu chứng ở bệnh trĩ, lại mang tính kháng khuẩn cao, tiêu viêm tốt. Vì thế, việc dùng cho trường hợp người bệnh bị đau nhức khó chịu bởi bũi trĩ lòi ra, bảo đảm hiệu quả ấn tượng.

Lá sung trị bệnh gì

Người bị trĩ cải thiện tình trạng bệnh nhờ xông nước lá sung kết hợp thảo dược

Cách thức hiện như sau: Bạn lấy các loại lá gồm lá sung, lá lốt, ngải cứu, cúc tần, mỗi thứ 1 nắm, thêm củ nghệ tươi và chén nước bồ kết đặc.

Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch cùng nước muối pha loãng rồi thái nhỏ. Bỏ lá và nghệ đã thái vào nồi, thêm chừng 8 cốc nước đun sôi lên. Sau đó, cho phần nước bồ kết vào, đậy kín, đun nhỏ lửa chừng 10-15 phút nữa thì đổ hỗn hợp ra chiếc thau để xông hậu môn.

Trước khi thực hiện bạn đừng quên vệ sinh hậu môn bằng nước ấm pha muối. Tiến hành xông bằng nước lá 15-20 phút rồi dùng chiếc khăn mềm sạch lau khô, nằm nghỉ ngơi 3-4 tiếng.

Để đảm bảo sự thuận tiện cũng như phát huy hiệu quả lá sung chữa bệnh trĩ, bạn nên áp dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đồng thời, bạn lưu ý không dùng nguyên liệu sát vào nơi hậu môn, dễ làm tổn thương khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.

6. Lá sung chữa bệnh tiểu đường

Nhiều nghiên cứu cho thấy, hàm lượng chất xơ trong lá sung rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Hay các chất chống oxy hóa còn góp phần phòng tránh nhiều biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra.

Chưa hết, một số hoạt chất quan trọng trong lá sung còn thúc đẩy tuyến tụy sản sinh thành công insulin, kích thích các tế bào nhạy cảm hơn với insulin. Từ đó bảo đảm quá trình trao đổi glucose của cơ thể diễn ra tốt hơn.

15 Công dụng của Lá Sung
15 Công dụng của Lá Sung

Các hoạt chất trong lá sung tốt cho người bị tiểu đường

Bởi vậy, người bị tiểu đường nhất định hãy ghi nhớ bài thuốc được hướng dẫn sau đây:

Chuẩn bị 300g lá sung (chọn lá bánh tẻ, không nên quá non hay quá già), 1.5 lít nước sạch. Lá sung rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo nước, vò hơi nát. Nước cho vào ấm đun sôi, sau đó cho lá sung vào nấu chừng 15 phút thì tắt bếp.

Người bệnh uống nước lá sung hàng ngày, kiên trì đều đặn trong thời gian dài, kết hợp chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học để đạt kết quả tốt nhất.

bạn nên biết…

7. Bài thuốc bổ từ lá sung cho người mới ốm dậy, mất ngủ, kém ăn

Lá sung 200g, các vị hạt sen, thục địa, hà thủ ô, đẳng sâm, củ mài, tảo nhân, ngải cứu mỗi thứ 100g.

Đem lá sung phơi trong bóng râm, củ mài đồ chín, sao vàng, hà thủ ô tẩm nước đậu đen, sao kỹ, tảo nhân sao đen; đẳng sâm, hạt sen sấy khô. Rồi các thứ đó đều tán thành bột mịn.

Thục địa tẩm thêm nước gừng, sao thơm rồi giã nhuyễn. Ngải cứu tươi nấu lấy nước đặc. Trộn cùng bột những loại nguyên liệu trên, thêm mật làm viên to bằng hạt ngô, sấy khô. Người lớn mỗi lần dùng 18 viên, trẻ nhỏ tùy độ tuổi ăn 2-6 viên, mỗi ngày dùng 2 lần.

Lá sung chữa bệnh gì

Ăn lá sung có tác dụng gì bồi bổ cơ thể cho người mới ốm dậy

8. Chữa nổi cục đỏ ở lưng, ngực, triệu chứng đau và sốt

Bạn cần có 40g lá sung vú; ngưu tất, huyết giác, huyền sâm mỗi vị 20g. Thái nhỏ tất cả rồi cho vào sắc cùng 400ml nước, giữ còn 100ml để uống ngày 2 lần.

9. Chữa bị thương, sai khớp, bong gân

Lá sung, lá bàng, lá mua, lá cỏ xước, lá cứt lợn đem giã nhỏ. Cho thêm ít rượu vào rồi đắp vào vị trí bị đau sẽ khiến tình trạng nhanh chóng thuyên giảm.

10. Trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh

Dùng các loại lá sung và mít theo tỷ lệ 1:1 phơi khô, đốt cháy, tán mịn. Đem hòa cùng chút mật ong, bôi ngày 3 lần cho trẻ.

11. Lá sung chữa bỏng

Bạn phơi khô lá sung, tán thành bột, hòa thêm chút mỡ chó để bôi nhiều lần trong ngày lên vết bỏng. Lá sung chữa bệnh làm dịu đau đớn, ngăn chặn sự phồng rộp khó chịu.

12. Trị chứng nhức đầu

Từ lá sung, bạn lấy nhựa, cho vào tờ giấy mỏng rồi đắp lên vị trí 2 thái dương. Hoặc có thể dùng lá sung non ăn kèm trước khi đi ngủ để thu được hiệu quả như ý.

13. Chữa gan nóng, vàng da

Lấy lá sung vú, nhân trần mỗi thứ 30g, rau má 50g, kê huyết đằng 20g, sâm đại hành 20g. Cho vào sắc nước uống hàng ngày thay nước chè.

15 Công dụng của Lá Sung
15 Công dụng của Lá Sung

Lá sung khẳng định vai trò đối với các bệnh lý do mụn gây lở loét ngoài da

14. Chữa thủy đậu

Lá sung tươi chuẩn bị 100-150g, sắc nước rồi dùng bông hay khăn mềm tẩm nước thuốc, bôi lên chỗ bị mụn thủy đậu, áp dụng 3-5 lần/ngày. Sau khoảng 3-5 ngày tình trạng bệnh có tiến triển rõ rệt, da trở nên nhẵn nhụi, không để lại sẹo.

15. Chữa zona

Khi gia đình có người bị zona, bạn rửa sạch lá sung, hong khô, đem cắt nhỏ, thêm vào đó chút giấm ăn rồi giã nhuyễn để đắp vào vị trí cần thiết. Đến khi thuốc khô lại thay, vài ngày bệnh sẽ khỏi.

thông tin dành cho độc giả

Những ai nên dùng lá sung

Lá sung rất dễ để sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi, những người bị mụn, lở loét ngoài da, người cơ thể ốm yếu, cảm sốt, đau nhức xương khớp. Hiệu quả ấn tượng ghi nhận ở bệnh nhân bị tiểu đường, trĩ.

Bên cạnh các bài thuốc chữa bệnh, bạn đừng quên học cách làm nem thính lá sung cho cả gia đình cùng thưởng thức. Vừa thay đổi thực đơn ăn uống thêm hấp dẫn, vừa tốt cho sức khỏe.

Lá sung chữa bệnh trĩ

Hiệu quả lá sung phát huy tốt nhất khi sử dụng cho đúng đối tượng

Đối tượng không nên dùng lá sung

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời, song lá sung có ăn được không lại cần tránh ở một số đối tượng như:

Bài thuốc từ lá sung là biện pháp hỗ trợ chứ không thể thay thế hoàn toàn các giải pháp đặc trị bệnh chuyên biệt. Vì thế, trước khi quyết định áp dụng, bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín thăm khám, nắm rõ tình trạng cơ thể, tránh gặp phải rắc rối đáng tiếc.

xem thêm >> hoa sinh nhậthoa khai trươnghoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi đặt hoa công nghệ 

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI