Tỏi loại Củ không thể thiếu trong bữa ăn Việt

Tỏi loại Củ không thể thiếu trong bữa ăn Việt

Tỏi là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới. Tuy có mùi hơi khó chịu, nhưng củ tỏi mang lại giá trị dinh dưỡng tuyệt vời, giúp phòng chống rất nhiều bệnh tật.

Tỏi loại Củ không thể thiếu trong bữa ăn Việt
Tỏi loại Củ không thể thiếu trong bữa ăn Việt

Mặc dù vậy, vẫn cần có những lưu ý khi sử dụng tỏi, chẳng hạn như những người nào không nên ăn, không nên kết hợp với loại thực phẩm nào.. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này.

Thành phần dinh dưỡng của củ tỏi

Tỏi mang trong mình rất nhiều chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 33g carbohydrates, 6,36g protein, 150g calo và các dưỡng chất khác như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, photpho, kali, mangan, magie,…

Sulfur và glycosides là hai thành phần chính có trong tỏi. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng cao selen và germanium. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong củ tỏi cao hơn rất nhiều so với các dược liệu khác như trà xanh, trà đỏ, nhân sâm,…

Những tác dụng và ích lợi cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin.Tuy nhiên, trong tỏi tươi lại không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Chất này chỉ được hình thành khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin.

xem thêm…

Tác dụng của tỏi

1, Phòng và điều trị cảm cúm
Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh nhờ vào hợp chất sulfur có trong nó. Việc sử dụng tỏi hằng ngày giúp phòng ngừa cảm cúm và các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.

Ăn một nhánh tỏi sống mỗi ngày giúp giảm đến 63% nguy cơ bị cảm cúm.

Không những vậy, việc ăn tỏi còn giúp rút ngắn 70% thời gian bị cảm, giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

2, Phòng ngừa các bệnh tim mạch
Tỏi có tác dụng trong việc loại bỏ các mảnh xơ vữa bám trên thành mạch máu, giúp hạ mức cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt bên trong cơ thể.

Quá trình lão hóa của động mạch chủ sẽ bị kéo chậm lại nếu ta thường xuyên sử dụng tỏi.

Bên cạnh công dụng giảm mỡ máu, tỏi còn ức chế tích tụ tiểu cầu, giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối. Vậy nên, tỏi rất hữu ích trong phòng ngừa các bệnh về tim mạch.

Tỏi giúp kiểm soát huyết áp bằng cách giảm độ nhớt của máu nhờ hoạt chất ajoene. Nghiên cứu đã chỉ ra, khoảng 600 đến 1500mg chiết xuất từ tỏi sẽ mang lại hiệu quả giảm huyết áp trong 24 tuần cho người sử dụng.

Ngoài ra, chất polysulfides và các phân tử lưu huỳnh trong tỏi còn có công dụng làm giãn cơ trơn, kích thích sản xuất các tế bào nội mạc, làm giãn mạch máu, từ đó kiểm soát huyết áp một cách hiệu quả và lành mạnh.

Với những lợi ích như vậy, người bệnh tăng huyết áp nên ăn vài tép tỏi mỗi sáng để hạ áp, giúp ích trong quá trình điều trị của mình.

3, Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Theo công bố của các nhà khoa học, tỏi có tác dụng đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường ruột.

Cụ thể, tỏi giúp ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, cản trở sự tạo thành nitrosamine, giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày.

Ngoài ra, tỏi còn có thể ngăn cản sự tấn công của độc tố, kim loại nặng và những chất gây ung thư có hại đối với cơ thể.

Bên cạnh đó, thành phần germanium và selen trong tỏi giúp cơ thể chống lại sự đột biến tế bào, ngăn ngừa hình thành của các gốc tự do có hại, giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư một cách hiệu quả.

Về công dụng hỗ trợ điều trị ung thư, các hoạt chất có trong tỏi như diallyl disulphide, s-allystein và ajoene có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của khối u, giảm kích thước của khối u tới 50%.

Củ tỏi có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của các loại ung thư như: ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư vòm vú, ung thư đại tràng, ung thư bàng quang, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư gan, ung thư thực quản,…

Cây tỏi

4, Cải thiện chức năng xương khớp
Các chất trong tỏi như vitamin B6, vitamin C, kẽm, mangan, cùng các chất chống oxy hóa và enzyme,… tác động hiệu quả lên quá trình ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương.

Không những vậy, tỏi còn giúp nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương khớp chắc khỏe hơn.

Đối với phụ nữ, việc ăn tỏi sống hàng ngày giúp tăng cường nội tiết tố estrogen, làm chậm quá trình loãng xương của cơ thể.

Đồng thời, tỏi cũng có công dụng làm giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt đối với những bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp.

5, Cường dương
Theo các nghiên cứu gần đây, việc ăn tỏi sống mang lại nhiều lợi ích đối với nam giới. Cụ thể:

Tỏi giúp tăng cường sức khỏe tình dục ở nam giới, đặc biệt là những anh em mắc phải chứng nhược dương hay liệt dương.

Các nhà khoa học đã tiết lộ rằng, sự cương cứng cần đến một loại enzymes có tên nitric oxide synthase. Loại men này được sản sinh từ những hợp chất có trong củ tỏi.

Việc ăn 1 đến 2 nhánh tỏi/ngày liên tục trong vòng 2 tháng sẽ giúp tăng số lượng tinh trùng trong tinh dịch.

Allithiamine và Creatinine được tạo bởi vitamin B1 và Allicin có trong tỏi là thành phần chính tham gia vào hoạt động của cơ bắp, giúp loại bỏ tình trạng mệt mỏi và nâng cao thể lực cho nam giới.

6, Làm đẹp da
Hợp chất hữu cơ allicin trong tỏi có tác dụng diệt khuẩn và ngăn cản hoạt động của gốc tự do có hại, giúp ích trong phòng ngừa, chữa trị mụn trứng cá và các bệnh ngoài da khác.

7, Mang lại thai kỳ an toàn
Tỏi giúp tăng trọng đối với thai nhi có nguy cơ thiếu cân. Không những vậy, tỏi cũng còn giúp giảm thiểu những rủi ro khác trong thai kỳ như tiền sản giật (có sự liên hệ với chứng cao huyết áp).

8, Lọc độc tố trong máu
Allicin có trong tỏi đem lại công dụng giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, đồng thời tăng cường sản sinh các tế bào bạch cầu khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, allicin còn giúp loại bỏ nicotine, thanh lọc máu và làm sạch hệ hô hấp hữu hiệu.

9, Ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Chất dinh dưỡng có trong tỏi còn giúp bảo vệ các tế bào não chống lại quá trình lão hóa, giúp hạ huyết áp và làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu.

Vậy nên, ăn tỏi sống mỗi ngày sẽ giúp ích trong ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về thần kinh liên quan đến tuổi tác như bệnh mất trí nhớ Alzheimer.

10, Có vai trò như một loại Viagra
Tỏi chứa những hợp chất có tác dụng làm tăng ham muốn trong đời sống tình dục. Có lẽ cũng bởi nguyên nhân này mà các bác sĩ tình dục thường khuyên những bệnh nhân của mình bổ sung tỏi và trong chế độ ăn uống của mình để vượt qua vấn đề trong chuyện “chăn gối” của mình.

11, Đặc tính sát khuẩn
Tỏi thường được sử dụng trong việc phòng chống và chữa trị các viêm nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp nhờ vào đặc tính sát khuẩn của mình.

Các thầy thuốc cũng thường sử dụng tỏi để tẩy ruột, phòng ngừa giun, sán.

12, Điều trị bệnh Scorbut
Muối tỏi có chứa rất nhiều vitamin C, có công dụng giúp điều trị cá bệnh do thiếu hụt vitamin gây nên như bệnh Scorbut và bảo vệ cơ thể bạn khỏi nhiều loại bệnh khác.

13, Có tác dụng giống như thuốc kháng sinh
Không chỉ là loại gia vị thông thường mà tỏi còn có tác dụng giống như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên, có công dụng làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp bạn giảm được nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn hay vi rút xâm nhập gây nên.

Không những vậy, tỏi còn là một chất “xúc tác” giúp cho vết thương mau lành, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm.

Nhờ công dụng này mà tỏi còn được xem như một “vũ khí” hữu hiệu giúp bạn gái phòng ngừa sự xuất hiện của mụn trứng cá trên gương mặt.

Theo nghiên cứu vừa được công bố mới đây, tỏi có khả năng đối phó với vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm Campylobacter mạnh gấp 100 lần so với các loại kháng sinh bình thường.

Các xét nghiệm đã chỉ ra hợp chất diallyl sulphide có trong tỏi có thể dễ dàng tấn công vào lớp màng nhầy bảo vệ vi khuẩn Campylobacter – lớp màng bảo vệ khiến loại vi khuẩn này rất khó bị tiêu diệt.

Nếu đem so sánh hai loại kháng sinh phổ là cerythromycin và ciprofloxacin với Diallylsulphide thì rõ ràng chất này không chỉ có tác dụng mạnh hơn nhiều mà nó còn có tác dụng nhanh hơn và hiệu quả hơn trong quá trình điều trị bệnh.

14, Giải nhiễm độc kim loại nặng
Ngày nay, nhiễm độc từ những kim loại nặng diễn ra ngày càng phổ biến. Mặc dù âm thầm song khi phát hiện bệnh, hậu quả mà chúng gây ra với các cơ quan nội tạng trong cơ thể là rất nặng nề.

Bên cạnh việc dùng các thuốc điều trị đặc hiệu, bạn có thể sử dụng thêm tỏi như là một dược liệu tự nhiên giúp thải bỏ những loại độc tố này.

Tỏi đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ và chống lại những tổn thương nội tạng do kim loại nặng gây nên nhờ vào các hợp chất lưu huỳnh chứa trong nó.

Theo như một nghiên cứu kéo dài 4 tuần ở các nhân viên một nhà máy pin xe hơi (khi tiếp xúc quá nhiều với chì) đã cho thấy rằng tỏi làm giảm tới 19% lượng chì trong máu của họ.

Tỏi loại Củ không thể thiếu trong bữa ăn Việt
Tỏi loại Củ không thể thiếu trong bữa ăn Việt

15, Giải rượu, bia và bảo vệ lá gan
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Y tế công cộng thuộc Đại học Sơn Đông, Trung Quốc, diallyl disulfide (DADS) – một hợp chất organosulfur từ tỏi, có công dụng chống lại sự oxy hóa ethanol gây ngộ độc và tổn thương gan.

16, Giảm thiểu nguy cơ đẻ non
Theo các nhà khoa học, nhiễm khuẩn trong khi mang thai làm tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ. Họ tập trung vào tác dụng của chất alliums (có trong tỏi) và đã xác định được loại thực phẩm này giúp giảm nguy cơ đẻ non ở các bà bầu.

thông tin hữu ích cho bạn đọc

Công dụng của tỏi qua các bài thuốc cụ thể

1, Cảm cúm
Ăn hàng ngày tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 đến 40 ngày.

Ép tỏi lấy nước, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10, thêm chút muối. Dùng nước này để nhỏ mũi từ 2 đến 3 lần/ngày.

2, Ho, viêm họng
Ngâm 10g tỏi bóc sạch,để cả nhánh với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đã ngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 đến 15phút. Sử dụng kiên trì có thể chữa được bệnh ho mãn tính.

Chú ý: Không dùng tỏi sống để ngậm vì đễ gây bỏng họng. Sẽ làm nghiêm trọng hơn chỗ viêm trong họng bạn.

3, Đầy bụng, khó tiêu
Ép tỏi lấy nước, bỏ bã và pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.

Dùng 50g tỏi xay nhỏ, đem ngâm với 200ml rượu trắng trong 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần sử dụng 1 thìa cà phê, 2 đến 3 lần/ngày.

4, Huyết áp cao, tụ huyết khối
Ta có thể ổn định huyết áp hiệu quả với 10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày. Lưu ý, chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên sử dụng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi.

Bên cạnh đó, ta cũng có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, thêm 2 lít nước vào rồi đem hầm nhừ trong vòng 2h.

Ta nên sử dụng nước này để uống thường xuyên. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ và nên duy trì sử dụng bài thuốc này ít nhất 2 tuần/lần.

5, Tiểu đường
Đối với bệnh nhân tiểu đường, nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể.

6, Thấp khớp, đau nhức xương
Tỏi không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh đem ngâm với rượu theo tỉ lệ 100g tỏi cùng 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 đến 60 ngày hoặc có thể lâu hơn.

Chắt lấy nước. Sử dụng nước này bôi nên vùng đau nhức rồi xoa bóp nhẹ nhàng và nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ để đem lại hiệu quả tốt nhất.

7, Giảm sưng tấy, chữa vết thương do muỗi đốt
Để giảm sưng tấy do những vết muỗi đốt gây nên bạn có thể dùng tỏi đem đập dập sát lên vùng da bị tổn thương, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và sưng tấy sẽ giảm ngay lập tức.

8, Ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan…
Các nhà khoa học đã tiến hành các công trình nghiên cứu và đã minh chứng được rằng, tỏi có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn “cư trú” trong ổ bụng và làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

Bằng cách sử dụng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước, dùng nước này để uống trước mỗi bữa ăn, mỗi lần 1 thìa cà phê sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc phải ung thư gan.

Ta cũng có thể phòng ngừa căn bệnh ung thư bằng cách dùng 100g lá chè xanh đun sôi với 500ml nước sạch. Khi sôi, cho thêm 5g tỏi đập dập, đun thêm trong 5 giây. Uống nước khi còn nóng và dùng làm nước uống hàng ngày.

Nước mắm tỏi

9, Chữa Ung nhọt, áp xe viêm tấy
Tỏi giã dập, đắp vào chỗ nhọt 15 đến 20 phút (không để lâu vì sẽ dễ bị bỏng da). Có thể trộn với ít dầu vừng để tăng hiệu quả khi đắp.

10, Chữa đầy bụng, đại tiểu tiện không thông
Giã tỏi rịt vào rốn (cách ly bằng lá lốt hay lá trầu hơ héo), đồng thời lấy tỏi giã giập bọc bông lại nhét vào hậu môn có thể giúp chữa chứng đầy bụng, khó tiêu này.

11, Trị giun kim, giun móc
Dể trị giun, ta nên thường xuyên ăn tỏi sống hoặc dùng 100ml nước tỏi 5 đến 10%, thụt vào hậu môn.

12, Trị lipid huyết cao
Sử dụng nang Tinh dầu tỏi, ngày 3 lần, mỗi lần 2 đến 3 nang, liều lượng mỗi ngày 0,12g (tương đương với lượng thuốc sống 50g), sử dụng kéo dài liên tục trong 30 ngày.

13, Trị viêm cầu thận cấp
Tỏi vỏ tím bỏ vỏ dùng 250g, dưa hấu chín 1 quả (khoảng 3 đến 4kg) móc 1 lỗ miệng hình tam giác, cho hết tỏi vào đậy nắp lại, cắt bỏ vỏ cứng bên ngoài cho vào nồi nấu chín.

Ăn hết cả quả dưa và tỏi chia nhiều lần trong ngày, còn lạ vỏ cứng thì đem sắc nước uống thay nước trà.

14, Trị sói đầu
Dùng nước tỏi vỏ đỏ tươi cùng với glycerin theo tỷ lệ theo trọng lượng 3:1, đem trộn đều và xát vào chỗ bị bệnh, ngày dùng 2 đến 3 lần.

bạn đã biết điều này

Cách dùng củ tỏi hiệu quả

Để sử dụng tỏi một cách hiệu quả, ta nên băm nhuyễn tỏi, để trong không khí khoảng 10 đên 15 phút rồi mới ăn. Nguyên nhân là do trong tỏi không có allicin tự do. Chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra allicin tốt cho cơ thể.

Nếu tỏi chưa băm nhuyễn mà được đem đi nấu thì enzyme sẽ mất tác dụng, không phóng thích ra allicin.

Còn nếu nấu ăn với tỏi băm nhuyễn, hàm lượng allicin được giữ lại là 60%. Bởi vậy, nếu muốn thu được hiệu quả bảo vệ tốt nhất thì người dùng nên ăn tỏi băm nhuyễn và kết hợp các phương pháp chế biến sau:

Ăn trực tiếp

Ta nên ăn trực tiếp từ hai đến ba nhánh tỏi mỗi ngày, còn đối với người già thì chỉ nên sử dụng từ 1 đến 2 nhánh để phát huy được tối đa công dụng của nó.

Khi sử dụng tỏi, nên ăn riêng, sẽ tốt hơn rất nhiều khi ăn chúng với gia vị, bởi các chất trong tỏi có thể phản ứng với gia vị, tạo ra những tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng.

Ngâm với mật ong

Tỏi khi được kết hợp được với mật ong có tác dụng rất mạnh trong điều trị nhiều chứng bệnh, đặc biệt là ở trẻ em mắc những bệnh do thay đổi bởi thời tiết gây nên.

Tỏi ngâm dấm

Ta cũng có thể sử dụng tỏi ngâm dấm vì cách sơ chế này vẫn giữ lại được các hoạt chất tốt trong tỏi, mà giảm được đáng kể mùi hôi khó chịu.

Nấu ăn

Chúng ta thường người sử dụng tỏi để chế biến các loại món ăn như rau xào, hầm, nước chấm,…

Tỏi thực sự là loại gia vị phong phú thêm cho ẩm thực, và có vai trò quan trọng trong hỗ trợ chữa trị các bệnh nan y trong cơ thể.

Tỏi loại Củ không thể thiếu trong bữa ăn Việt

Ăn tỏi mọc mầm có hại không

Tỏi mọc mầm lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn tỏi bình thường như: giàu chất chống oxy hóa, giúp chống lại tổn thương do gốc tự do gây nên, hạn chế sự lây lan của một số loại tế bào ung thư nhất định, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám mạch máu, bảo vệ tim hoạt động hiệu quả.

Tỏi mọc mầm là dấu hiệu chứng tỏ nó đang bị già đi chứ không hỏng. Người dùng vẫn có thể dùng tỏi mọc mầm để nấu ăn, nhưng ta nên cắt bỏ phần xanh này vì nó có mùi khá mạnh.

Rau muống xào tỏi

Bà bầu có được ăn tỏi không

Mẹ bầu đương nhiên vẫn có thể sử dụng tỏi trong bữa ăn hàng ngày của mình. Tỏi được xem là an toàn và đem lại lợi ích khi thai phụ chỉ ăn một lượng nhỏ.

Tuy nhiên, nếu ăn hoặc sử dụng tỏi với lượng lớn hay dùng tỏi để chữa bệnh trong thời kỳ mang thai thì điều này có thể không an toàn.

VÌ vậy, tốt nhất bà bầu chỉ nên dùng tỏi như một loại gia vị trong các món ăn hàng ngày.

Ăn tỏi như thế nào để giảm cân

Theo lệ xưa, trong Phật gia có quy định là Phật tử không được ăn thịt các loài động vật, ngoài ra còn có cử ngũ vị tân như hành, hẹ, tỏi, kiệu và hưng cừ. Bởi vì đặc tính của những thứ này nó chứa nhiều chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục.

Tuy nhiên, nếu là những người ăn chay với mục đích tốt cho sức khỏe thì vẫn có thể ăn tỏi, nhưng lưu ý nên ăn ở mức độ vừa phải vì có thể gây nóng làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý người sử dụng.

Đau dạ dày có nên ăn tỏi

Tỏi có chữa rất nhiều chất dinh dưỡng như fructan, allicin, acid amin, vitamin C, vitamin B1 vitamin B2… Người bị đau dạ dày cũng có thể ăn tỏi nhưng phải ăn đúng cách, có liều lượng và khoa học.

Fructan có trong tỏi là hợp một hợn chất có ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột. Bệnh nhân đau dạ dày nếu ăn quá 1,5g tỏi sẽ dễ gây nên tổn thương ở các vùng niêm mạc dạ dày khiến người bệnh có các triệu chứng như đầy hơi, ợ nóng, cồn cào và nếu tiếp tục sử dụng tỏi nhiều sẽ làm các triệu chứng này ngày càng nghiêm trọng hơn.

Sử dụng tỏi đúng cách sẽ mang lại tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa nhưng nếu quá lạm dụng thì sẽ gây lợi bất cập hại.

bạn đã biết chưa

Những lưu ý khi dùng tỏi

Tỏi sống khi ăn sẽ để lại mùi hơi thở và mùi mồ hôi khó chịu. Vậy nên, bạn có thể uống một cốc trà ấm hoặc súc miệng ngay bằng nước chè xanh sau bữa ăn khoảng nửa tiếng để giữ cho hơi thở thơm tho nhé.


xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI