Bài Ca Vỡ Đất – Ca Ngợi Truyền Thống Lao Động Của Nhân Dân Ta

Bài Ca Vỡ Đất – Ca Ngợi Truyền Thống Lao Động Của Nhân Dân Ta

Bài ca vỡ đất là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Hoàng Trung Thông. Ông thuộc tầng lớp những nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ có giá trị như một chân lý khẳng định vai trò to lớn của sức lao động của con người trong việc cải tạo thiên nhiên. Nhờ sự đồng điệu giữa thi ca và cuộc sống mà những bài thơ của ông được nhiều bạn đọc mến mộ và truyền tụng

Bài ca vỡ đất là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Hoàng Trung Thông. Ông thuộc tầng lớp những nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ có giá trị như một chân lý khẳng định vai trò to lớn của sức lao động của con người trong việc cải tạo thiên nhiên. Nhờ sự đồng điệu giữa thi ca và cuộc sống mà những bài thơ của ông được nhiều bạn đọc mến mộ và truyền tụng

Ngay hôm nay, uct.edu.vn xin dành tặng đến các bạn bài thơ ý nghĩa nhất của nhà thơ Hoàng Trung Thông

Nội Dung

– Nhà thơ Hoàng Trung Thông (1925-1993) còn có những bút danh khác như Đặc Công, Bút Châm, quê quán xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nguyên là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Viện trưởng Viện Văn học (Việt Nam).

– Hoàng Trung Thông tham gia cách mạng từ trước 1945 trong phong trào Việt Minh, từng đảm nhiệm các chức trách: cán bộ văn nghệ của khu uỷ Liên khu IV, tỉnh uỷ viên tỉnh uỷ Nghệ An, uỷ viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương; thư ký toà soạn tạp chí Văn nghệ thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam; tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới của Hội Nhà văn Việt Nam; Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, Vụ trưởng Vụ Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương; Viện trưởng Viện Văn học (1976-1985).

+ Tác phẩm:

Tiểu luận phê bình:
– Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961)
– Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (1979)

Thơ:
– Quê hương chiến đấu (1955)
– Đường chúng ta đi (1960)
– Những cánh buồm (1964)
– Đầu sóng (1968)
– Trong gió lửa (1971)
– Như đi trong mơ (1977)
– Chiến công tuổi thơ (1983)

Các tác phẩm do Hoàng Trung Thông dịch:
Puskin (Nga)
– Nàng công chúa thiên nga
– Ông lão đánh cá và con cá vàng
– Người tù Kavkaz
– Đoàn người Di Gan
– Thơ Liên Xô (Nhiều người dịch)

Maiakovski (Nga)
– Quay trái
– Nhật lệnh số 1 của đoàn quân nghệ thuật
– Lê Nin (trích trường ca)
– Cáo biệt
– Nói chuyện với Lê Nin
– Bài thơ hay nhất
– Tờ hộ chiếu Liên Xô
– Chuyện người Ku zơ nét và xây dựng Ku zơ nét
– Bọn phá hoại và tụi giết người
– Những người loạn họp
– Những thằng nịnh hót
– Bọn đặt điều nói nhảm
– Làm thơ như thế nào (dịch cùng Lê Đạt)

Konstantin Simonov (Nga)
– Mùa đông năm 70

Thơ Triệu Cơ Thiên (Triều Tiên)
– Triều Tiên chiến đấu

Thơ Đức
– Thơ Heine (dịch cùng Tế Hanh)

Thơ Trung Quốc
– Thơ và từ Mao Chủ tịch (dịch cùng Nam Trân)
– Vương Quý và Lý Hương Hương (thơ của Lý Quí)
– Về Diên An (Nhiều tác giả)
– Thơ Lỗ Tấn (1 bài)

Thơ Hunggari
– Thơ Petophi (17 bài)

Thơ Ba Lan
– Thơ Adam Mickievich (6 bài)
– Thơ Wladislawz Bronievski (5 bài)

Thơ Châu Phi
– Những nhà thơ da đen (8 bài)

Thơ chữ Hán Việt Nam
– Thơ Cao Bá Quát

Thơ Pháp
– Louis Aragon (2 bài)
– Eugène Pottier (2 bài)
– Louis Michel (1 bài)
– Jean Baptiste Clément (1 bài)
– Victor Hugo (1 bài)

Bài Ca Vỡ Đất là một bài thơ nổi tiếng được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích và ca ngợi. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp lao động, sáng tạo của nhân dân ta trong hoàn cảnh chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm đầy gian khổ. Với lời lẽ ngọt ngào nhẹ nhàng không kém phần mộc mạc mà bài thơ nhẹ nhàng đánh thức biết bao tâm hồn của bạn đọc

Chúng ta hãy cùng nhau cảm nhận nét tài hoa của nhà thơ trong Bài Ca Vỡ Đất này nhé!

Chúng ta đoàn áo vải
Sống cuộc đời rừng núi bấy nay.
Ðồng xanh ta thiếu đất cày.
Nghe rừng lắm đất lên đây với rừng
Tháng ngày ta góp sức chung.
Vun từng luống đất cuốc từng gốc cây.

Ðường xa ta tới đây
Trên đồi cây khát nắng.
Giữa hai dòng suối vắng
Ðoàn ta vui cấy cày.

Bàn tay lao động
Ta gieo sự sống
Trên từng đất khô.
Bàn tay cần cù.
Mặc dù nắng cháy
Khoai trồng thắm rẫy
Lúa cấy xanh rừng.
Hết khoai ta lại gieo vừng.
Không cho đất nghỉ, không ngừng tay ta.

Suối chảy quanh ta
Tiếng suối ngân nga
Hòa theo gió núi
Ta đào mương mở suối
Tuổi ta là những tuổi đấu tranh
Cho dù bạc áo nông binh
Vẫn còn vỡ đất cấy xanh núi đèo.

Chim reo trong lá.
Hòn đá cheo leo.
Chúng ta một lớp người nghèo.
Giữa chiều nắng gió.
Ðào cây cuốc cỏ
Tỉa đỗ trồng khoai.

Ngày còn dài
Còn dai sức trẻ.
Cuốc càng khỏe.
Càng dễ cày sâu.
Hát lên! ta cuộc cho mau
Nhanh tay ta cuốc ta đào đất lên.
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Ta vui mùa lúa thơm.
Ta mừng ngày quả chín.
Gửi ra người tiền tuyến
Diệt quân thù, gối đất nằm sương.

Máu ai nhuộm thắm sao vàng.
Mồ hôi ta đổ xuống hàng rau tươi.

Rừng xanh xanh cả máu người.
Còn màu lúa tốt còn tươi áo chàm.

Sau khi đọc xong bài thơ, trong mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc và sự tự hào của nhà thơ được bộc lộ trong bài. Với ngòi bút tinh tế cùng cặp mắt đầy lãng mạn của một người thi sĩ hình ảnh về bức tranh lao động của nhân dân ta hiện lên thật sinh động. Sau đây là những cảm nhận về bài thơ, chúng ta cùng theo dõi nhé! 

Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta chịu nhiều gian khổ vừa chống giặc vừa đảm bảo đời sống. Từ đó có nhiều đoàn công binh đã háng hái đi khai hoang vỡ đất, trồng trọt sản xuất để nuôi quân. Nhằm ca ngợi tinh thần lao động của các chiến sĩ ấy, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết:

” Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm ”

Nhìn lại quá trình lao động sáng tạo của nhân dân trong thời gian qua, ta càng thấy rõ giá trị của hai câu thơ trên:

“Bàn tay ta làm nên tất cả”, hình ảnh “bàn tay” tượng trưng cho sức lao động của con người; “tất cả” là bao gồm của cải vật chất và tinh thần của xã hội; “sỏi đá” tượng trưng cho khó khăn, trở ngại trong lao động. Như vậy từ những mảnh đất khô cằn chính sức lao động của con người đã cải tạo, biến “sỏi đá” thành chất dinh dưỡng cho cây lúa làm ra cơm gạo và tạo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người. Quả thật, sức lao động sáng tạo của con người rất to lớn.

Đất nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu lại phải chịu cảnh chiến tranh chết chóc, bom đạn cày xới mảnh đất quê hương. Khi hòa bình nhân dân ta phải xây dựng lại, phải “biến hoang vu thành cơm áo, hoa hồng”. Và chính đôi bàn tay cần cù lao động của người dân chịu thương chịu khó đã dần dần làm thay da đổi thịt mảnh đất này. Về vùng đất Củ Chi, ta sẽ thấy những hố bom, những ụ pháo, những vành đai sắt ngày nào giờ đây nhờ sức lao động cần cù của người dân Củ Chi, xưa kia kiên cường trong chiến đấu nay lại cần mẫn trong lao động – đã trở nên trù phú xanh tươi.

Rồi đến những vùng đất hoang vu quanh năm nước nổi ở Mộc Hóa, Đồng Tháp Mười – vùng rừng sát, rừng ngập mặn trước kia không ai qua lại – giờ đây mọc lên những nhà ngói đỏ san sát, vườn tược sum sê, đồng lúa rập rờn. Chính bàn tay lao động cùng với trái tim khối óc đã làm vùng kỉnh tế mới này tràn đầy sức sống. Như vậy, chỉ cần cần cù lao động, tất cả mọi việc, dù khó khăn đến đâu, ta cũng có thể giải quyết được.

Ta hãy nhìn lại những dòng kênh xanh nối tiếp nhau chảy vào đồng ruộng; những đập thủy điện Trị An, Sông Đà với những công trình xây dựng trên những vùng đất khô cằn; những chiếc cầu, con đường huyết mạch lưu thông từ nơi này sang nơi khác chạy dọc chạy ngang khắp mọi miền của đất nước; những nhà máy mọc lên như nấm; hàng loạt, hàng loạt nhà cao tầng, dinh thự đã xuất hiện trên những mảnh đất xưa kia là đồng khô cỏ cháy, là hố bom, ụ pháo… ta mới hiểu được sức lao động của con người có thể làm thay da đổi thịt đất nước, làm thay đổi bộ mặt của xã hội. Chính đôi bàn tay, khối óc, sự lao động không mệt mỏi của con người đã biến “sỏi đá” thành cơm gạo,… thành cuộc sống ấm no hạnh phúc, chính ‘bàn tay ta” đã “làm nên tất cả”.

Quả đúng như vậy. Có dịp suy ngẫm, kiểm nghiệm lại ta mới thấy hết ý nghĩa trong lời thơ của Hoàng Trung Thông và hiểu rõ giá trị của lao động…

Trên đây, uct.edu.vn đã dành tặng cho bạn bài thơ Bài Ca Vỡ Đất nổi tiếng của nhà thơ Hoàng Trung Thông. Các bạn hãy lắng đọng lại và cảm nhận ý nghĩa của bài thơ. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước của ông và ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! 

 

shop hoa tưoi

hoa tươi mỹ tho, shop hoa tươi cái lậy  , hoa tươi đồng nai

 xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa đám tang, điện hoa 24gio . shop hoa tươi Địa chỉ shop hoa


xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

shop hoa tươi nam phước duy xuyên

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI