Bệnh viêm xoang ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị nhanh nhất

Bệnh viêm xoang ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị nhanh nhất

Bệnh viêm xoang ở trẻ em là viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, đây là một biến chứng của bệnh hô hấp trên ở trẻ do không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bệnh viêm xoang không chỉ gặp ở người lớn mà còn gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tuổi với nhiều triệu chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy tỷ lệ tử vong của bệnh viêm xoang ở trẻ em rất thấp nhưng các mẹ cũng cần lưu ý và có cách chăm sóc phù hợp khi bị bệnh, tránh tái phát khi thời tiết chuyển mùa. Để giúp các mẹ có thể hiểu tổng quát bệnh viêm xoang ở trẻ em do nguyên nhân nào, triệu chứng viêm xoang ở trẻ thường gặp và cách điều trị, phòng ngữa viêm xoang hiệu quả,….mời các mẹ cùng the dõi thông tin mà chúng tôi tổng hợp dưới đây nhé.
Hãy cùng gonhub.com tìm hiểu trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi là bị bệnh gì và các loại thuốc chữa viêm xoang ở trẻ em dưới đây nhé

Bệnh viêm xoang ở trẻ em là viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, đây là một biến chứng của bệnh hô hấp trên ở trẻ do không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bệnh viêm xoang không chỉ gặp ở người lớn mà còn gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tuổi với nhiều triệu chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy tỷ lệ tử vong của bệnh viêm xoang ở trẻ em rất thấp nhưng các mẹ cũng cần lưu ý và có cách chăm sóc phù hợp khi bị bệnh, tránh tái phát khi thời tiết chuyển mùa. Để giúp các mẹ có thể hiểu tổng quát bệnh viêm xoang ở trẻ em do nguyên nhân nào, triệu chứng viêm xoang ở trẻ thường gặp và cách điều trị, phòng ngữa viêm xoang hiệu quả,….mời các mẹ cùng the dõi thông tin mà chúng tôi tổng hợp dưới đây nhé.
Hãy cùng gonhub.com tìm hiểu trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi là bị bệnh gì và các loại thuốc chữa viêm xoang ở trẻ em dưới đây nhé

Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, được coi như một biến chứng của viêm đường hô hấp trên.

Bệnh viêm xoang ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị nhanh nhất

Trong viêm xoang mạn tính, các triệu chứng không nghiêm trọng và kéo dài trên 3 tháng. Bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm xoang, có thể xếp vào các nhóm sau:

Trong số những nguyên nhân bên ngoài dẫn đến bệnh viêm xoang, phổ biến nhất là không khí ô nhiễm do khói bụi, khí thải từ các nhà máy, xe cộ… nhất là ở các thành phố và đô thị lớn. Môi trường không trong lành làm vùng xoang mũi dễ bị dị ứng, hoặc bội nhiễm. Tiếp đến là do tiếp xúc, chẳng hạn như khi bơi lội tại những hồ bơi có chất lượng nước không đảm bảo, những người có bệnh lý tiềm ẩn về vách ngăn hoặc có cơ địa dị ứng thì khi tiếp xúc với nước dơ thường xuyên cũng sẽ gây nên viêm xoang.
Nếu như ở miền Nam, trẻ em phải đối mặt với khói bụi, ô nhiễm môi trường thì ở miền Bắc còn thêm cả yếu tố thời tiết. Thời khắc giao mùa, nóng sang lạnh, lạnh sang nóng, sức đề kháng của trẻ kém, không kịp thích nghi vì vậy trẻ dễ thành nạn nhân của các bệnh về hô hấp nói chung, viêm xoang nói riêng.
Bệnh viêm xoang ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị nhanh nhất

Viêm mũi xoang dị ứng xuất hiện khi tiếp xúc với các dị nguyên như bụi nhà, thực phẩm (trứng, sữa, các loại hải sản…). Các bé thường thích đùa nghịch với thú cưng như chó, mèo… lông của chúng lọt vào hốc xoang và gây dị ứng, rồi dẫn tới viêm xoang.

Sức đề kháng kém khiến cơ thể trẻ không thể chống chọi lại các loại khuẩn gây bệnh về đường hô hấp, từ đó dẫn tới viêm xoang. Một số nguyên nhân bên trong thường gặp là viêm xoang do sâu răng; viêm xoang do sau chấn thương, máu tụ trong xoang; ở trẻ em có thể do bị viêm a-mi-đan gây nhiễm trùng… Ngoài ra còn có những nguyên nhân tự nhiên như người có cơ địa bệnh lý về polip, niêm mạc thoái hóa tạo thành khối polip (khối u lành tính) trong mũi, trong xoang, dẫn đến viêm xoang do polip.

Không năng rửa tay, rửa mặt, không vệ sinh cá nhân đầy đủ, dùng tay ngoáy mũi hay để gỉ mũi lâu ngày vi khuẩn sẽ vào mũi, gây viêm mũi, sau đó viêm xoang.

Trẻ sốt nhẹ, chảy mũi, đặc biệt lưu ý ở những trẻ có tiền sử chẩn đoán V.A, viêm đường hô hấp trên (viêm họng, mũi…) kéo dài từ một đến vài tuần. Ho, hắt hơi, đôi khi buồn nôn hoặc nôn.
Trẻ lớn có thể có đau đầu (trẻ cảm nhận được) nhưng trẻ bé hơn ít khi thấy trẻ kêu đau đầu (do trẻ chưa cảm nhận được) mà thường biểu hiện quấy khóc nhiều và ít chịu chơi, trông có vẻ mệt mỏi, thường thường trẻ chán ăn và khó ngủ.

Các triệu chứng ho, sốt nhẹ, chảy mũi nước, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần chưa được khám bệnh hoặc điều trị chưa dứt điểm. Bệnh tái phát nhiều lần trong một năm.

Khi nghi trẻ bị viêm xoang hay nói đúng hơn là thấy cháu nghi mắc bệnh về tai, mũi, họng cần đưa cháu đến khám bác sĩ, tốt nhất là các bác sĩ chuyên khoa tai -mũi – họng để được khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm cần thiết.
Vì người bệnh là trẻ em nên người đưa cháu đi khám bệnh phải hiểu rõ về các biểu hiện bệnh của trẻ như thế nào? Xảy ra từ bao giờ? Đã khám ở đâu? Và điều trị những loại thuốc gì? Hỏi bệnh của thầy thuốc giúp một phần đáng kể trong việc chẩn đoán đúng bệnh. Ngoài các động tác soi đèn để khám tai, mũi, họng, ấn một số điểm trên mặt người bệnh để xác định điểm đau, sưng tấy… thì khi cần thiết bác sĩ có thể nội soi bằng dụng cụ chuyên khoa đặc biệt để nhìn được vào trong hốc mũi, các hốc rỗng của xoang.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định làm một số xét nghiệm như cấy mủ, chất nhầy của xoang để tìm vi khuẩn. Hoặc người ta có thể chụp cắt lớp vi tính để nắm rõ về tình trạng các xoang của trẻ và các vị trí tổn thương cụ thể của xoang. Đây là phương pháp có độ chính xác cao hơn phương pháp chụp X-quang thông thường. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cháu nào nghi viêm xoang cũng chụp cắt lớp vi tính! Đa số các trường hợp được chỉ định chụp X-quang thông thường cũng giúp cho thầy thuốc có thêm thông tin cần thiết để chẩn đoán bệnh.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng thì Amoxicilline là kháng sinh chọn lựa ban đầu, nếu trẻ dị ứng với Amoxicilline thì kháng sinh thay thế là Erythromycine, Bactrim.
Các kháng sinh thế hệ mới như Augmentine, Cefachlor thay cho Amox nếu bị lờn thuốc, Azithromycine, Clarithromycine thay cho Erythromycine v.v…
Các bác sĩ đều đồng ý rằng thời gian điều trị viêm xoang nên từ 7-14 ngày.
Trường hợp kháng sinh ban đầu sử dụng trong vòng 2-3 ngày mà các triệu chứng không thuyên giảm thì phải xem lại vấn đề điều trị. Nếu cần có thể phải đổi kháng sinh. Các kháng sinh thế hệ mới ít bị đề kháng hơn.
Bệnh viêm xoang ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị nhanh nhất

Hút mũi, rửa mũi, tránh tình trạng ứ đọng trong mũi để giúp mũi thông thoáng. Tránh sự lan rộng của dịch tiết cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị.
Chống sung huyết, nghẹt mũi để giúp sự dẫn lưu xoang tốt hơn; Nên dùng oxymethazoline 0,05% vì ít tai biến, ở trẻ chỉ nên dùng trong vòng 01 tuần lễ.
Chống phù nề trong mũi để giúp sự dẫn lưu xoang và hoạt động của lông chuyển tốt hơn, nên dùng corticoid tại chỗ vì ít tác dụng phụ hơn đường uống.

Viêm xong ở trẻ em nếu không được điều trị đúng cũng có thể gây nên một số biến chứng, có loại biến chứng rất nguy hiểm. Một loại biến chứng hay gặp là đau nhức đầu và những khó chịu khác như luôn có cảm giác chất nhầy chảy ra phía sau thành họng.
Một số biến chứng nguy hiểm tuy ít gặp như: viêm mắt làm cho trẻ sụp mi, giảm cảm giác giác mạc tạo nên hội chứng đỉnh ở mắt gây đau dữ dội. Cũng có trường hợp tạo thành huyết khối trong các xoang hang nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây mù mắt. Tỷ lệ biến chứng viêm màng não, ápxe não, viêm xương tuy rất thấp nhưng cũng cần được quan tâm đúng mức.

Viêm xoang ở trẻ thường do vi khuẩn gây bệnh cơ hội sau khi hoặc trẻ đang mắc một bệnh khác, vì vậy, để hạn chế trẻ mắc bệnh viêm xoang nên quan tâm một số vấn đề sau đây:
Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ. Việc làm này tuy đơn giản nhưng rất có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và bệnh về tai, mũi, họng.
Khi nghi trẻ mắc bệnh về tai, mũi, họng nên cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt, để được điều trị dứt điểm, không để trẻ mắc bệnh kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần như: bệnh VA, viêm amiđan, viêm mũi, họng… Khi được chỉ định điều trị bằng kháng sinh cần dùng đủ ngày và đúng liều.

Rất nhiều trẻ bị viêm xoang nhưng bố mẹ nghĩ con chỉ viêm mũi thông thường, trong khi bệnh này ở trẻ rất dễ gây biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não…Theo thống kê của bệnh viện Tai Mũi Họng, gần 90% trẻ viêm xoang đến điều trị tại đây ban đầu chỉ bị sổ mũi, hắt hơi thông thường, nhưng vì không được điều trị tốt nên dần dần chuyển thành viêm xoang.

Thời tiết trở lạnh nên chị Nhung nghĩ việc trẻ con ho, sốt, sổ mũi cũng không có gì lạ. Vì thế, chị cứ “bám” theo cách điều trị sổ mũi thông thường. Tuy nhiên, chỉ sau mấy ngày, chị thấy con chảy nước mũi xanh đặc, ăn uống hay nôn. Đưa con vào bệnh viện, Nhung mới biết bé bị viêm xoang.
Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm màng niêm mạc lót ở trong xoang, đặc biệt là các xoang quanh mũi, do hiện tượng viêm nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus) ngược dòng từ họng, mũi, phế quản… đi lên. Biểu hiện thường gặp của bệnh là chảy mũi vàng – xanh đặc, hơi thở hôi, ăn uống hay bị nôn, đau đầu, người mệt mỏi, phù quanh mắt, sốt nhẹ hoặc sốt cao.
Ở trẻ em, bệnh viêm xoang khá phổ biến. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ không nghĩ rằng trẻ em cũng có thể bị bệnh này. Họ thường không chú ý các biểu hiện ban đầu như sổ mũi, ho và chỉ sử dụng nước muối sinh lý hoặc các thuốc cảm cúm thông thường để chữa cho trẻ.
Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo, sổ mũi là hiện tượng bình thường, ở một số trẻ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, khi trẻ đã bị chảy mũi vàng – xanh đặc, dân gian gọi là thò lò mũi xanh, thì có nghĩa là trẻ đã bị viêm xoang.
Đáng chú ý hơn, theo thống kê tại Bệnh viện Tai Mũi Họng, gần 90% trẻ viêm xoang đến điều trị tại đây ban đầu cũng chỉ bị sổ mũi, hắt hơi thông thường như bé gái nhà chị Nhung. “Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị dứt điểm sẽ chuyển sang bị bội nhiễm, dẫn đến viêm xoang”, bác sĩ nhi khoa cho biết.
Những trẻ bị viêm amidan quá phát, hay bị viêm đường hô hấp trên, trẻ suy sinh dưỡng, sức đề kháng kém… đều dễ bị xiêm xoang. Bệnh này ở trẻ khó phát hiện hơn so với người lớn vì khi đi khám, trẻ em thường giãy giụa, không hợp tác với bác sĩ. Ngoài ra, trẻ em thường khó nói đúng và đầy đủ và đúng các triệu chứng như người lớn. Các bác sĩ phải tiến hành nội soi vào hốc mũi mới phát hiện được.
Bệnh viêm xoang ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị nhanh nhất

Viêm xoang ở trẻ em nếu không được điều trị đúng cũng có thể gây các biến chứng như đau nhức đầu, luôn có cảm giác chất nhầy chảy ra phía sau thành họng. Đặc biệt, ở trẻ em, xoang dễ bị nhiễm trùng lan tỏa và dẫn đến biến chứng nguy hiểm hơn người lớn rất nhiều như áp xe mắt, viêm não, viêm tai giữa… Trong đó, phổ biến nhất là các biến chứng ở mắt.
Bệnh viện Tai Mũi Họng từng tiếp nhận một bé gái bốn tuổi phải vào cấp cứu vì bị áp xe mắt, tính mạng bị đe dọa. Bé nhập viện trong tình trạng sốt cao, người mệt mỏi, ăn kém, mắt trái bị sưng tấy, lồi ra phía trước. Các bác sĩ chụp CT-Scan và chẩn đoán bé bị viêm xoang mạn tính và có biến chứng ở mắt. Dù đã được phẫu thuật cấp cứu nhưng thị lực của bé giảm chỉ còn 7/10.
Để phòng bệnh viêm xoang ở trẻ, cha mẹ cần phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cho trẻ bằng việc mặc ấm vào ngày lạnh, tránh bụi, khói, đặc biệt là khói thuốc lá. Thường xuyên dùng nước muối loãng rửa mũi.
Khi trẻ bị sốt, ho, sổ mũi, nên đưa con đi khám và chữa. Khi trẻ đã được chẩn đoán viêm xoang, cần kiên trì điều trị dứt điểm. Ngoài ra, trẻ cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều trái cây, rau xanh và tập luyện thể dục để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Trên đây là chi tiết nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị bệnh viêm xoang ở trẻ em giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều kiến thức hữu ích, chăm sóc trẻ khi bị ốm một cách hiệu quả, tránh được những biến chứng xấu của bệnh có thể xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bé yêu. Chúc gia đình bạn luôn vui khỏe, hạnh phúc và hãy luôn đồng hành cùng gonhub.com để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe trẻ em hữu ích nhé.

 

shop hoa tưoi thanh pho vi thanh hau giang

shop hoa thành phố vị thanh , shop hoa tươi thành phố vị thanh  ,shop hoa tươi an giangiang

 xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , hoa khai trương, hoa đám tang, điện hoa , hoa lan hồ điệp  . shop hoa tươi Địa chỉ shop hoa


xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

shop hoa tươi quang binh

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI