Bí quyết phòng ngừa bệnh sỏi thận ở phụ nữ và trẻ em hiệu quả nhất

Bí quyết phòng ngừa bệnh sỏi thận ở phụ nữ và trẻ em hiệu quả nhất

Bí quyết phòng ngừa bệnh sỏi thận ở phụ nữ và trẻ em được các chuyên gia chia sẻ giúp bạn chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả. Thận có chức năng lọc chất thải từ nước ra ngoài cơ thể, tuy nhiên theo thống kê tình hình sỏi thân ở phụ nữ và trẻ em ngày càng tăng gây đau đớn và tổn thương thận, lâu dài sẽ làm chức năng thận bị suy giảm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nguyên nhân chính gây nên bệnh sỏi thân là do chế độ sinh hoạt và ăn uống không hợp lý, vậy làm sao phát hiện bệnh sỏi thân, cách phòng tránh bệnh sỏi thân như thế nào,…..tất cả sẽ được chia sẻ chi tiết trong thông tin bài viết dưới đây, mời mọi người cùng tham khảo để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.Hãy cùng gonhub.com tham khảo cách phòng ngừa bệnh sỏi thận dưới đây để có thêm nhiều phương pháp chăm sóc bản thân nhé.

Bí quyết phòng ngừa bệnh sỏi thận ở phụ nữ và trẻ em được các chuyên gia chia sẻ giúp bạn chăm sóc sức khỏe gia đình hiệu quả. Thận có chức năng lọc chất thải từ nước ra ngoài cơ thể, tuy nhiên theo thống kê tình hình sỏi thân ở phụ nữ và trẻ em ngày càng tăng gây đau đớn và tổn thương thận, lâu dài sẽ làm chức năng thận bị suy giảm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nguyên nhân chính gây nên bệnh sỏi thân là do chế độ sinh hoạt và ăn uống không hợp lý, vậy làm sao phát hiện bệnh sỏi thân, cách phòng tránh bệnh sỏi thân như thế nào,…..tất cả sẽ được chia sẻ chi tiết trong thông tin bài viết dưới đây, mời mọi người cùng tham khảo để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.Hãy cùng gonhub.com tham khảo cách phòng ngừa bệnh sỏi thận dưới đây để có thêm nhiều phương pháp chăm sóc bản thân nhé.

Cũng tương tự như sỏi thận ở nam giới, ở phụ nữ, sỏi thận được hình thành từ các khoáng chất và muối trong nước tiểu. Chúng kết tinh lại nhưng nhỏ thôi nên hầu hết mọi người sẽ không biết là mình có sỏi trong thận. Trong thực tế, hầu như chị em nào cũng có sỏi trong thận của mình, chỉ khác nhau là ít hay nhiều, to hay nhỏ và có tự đào thải ra khỏi cơ thể hay không mà thôi.
Trong trường hợp sỏi không thể tự ra khỏi thận thì sẽ bị mắc kẹt lại đó và gây đau đớn, nặng hơn có thể trở thành bệnh sỏi thận và gây tắc nghẽn, nếu không được điều trị sẽ gây tổn thương thận, ví dụ như nhiễm trùng thận.
Bí quyết phòng ngừa bệnh sỏi thận ở phụ nữ và trẻ em hiệu quả nhất phần 1

Các triệu chứng phổ biến nhất của sỏi thận ở một người phụ nữ là các cơn đau, thường là đau lưng hoặc đau ở bên thận có vấn đề. Cơn đau sẽ di chuyển vào dạ dày và vùng háng nếu không được điều trị.
Màu sắc của nước tiểu cũng là một triệu chứng phổ biến để nhận diện chị em có bị sỏi thận hay không. Nếu bị sỏi thận, nước tiểu sẽ có màu đục và có cặn như đám mây, hoặc cũng có thể có máu kèm trong nước tiểu. Nếu thấy có máu trong nước tiểu, chị em cần nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức vì đây là một dấu hiệu nhiễm trùng.
Có chị em cảm thấy cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu và cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên hơn bình thường. Nếu có nhiễm trùng, các triệu chứng nhiễm trùng nói chung biểu hiện ra bên ngoài như như sốt, ớn lạnh và buồn nôn. Tuy nhiên, tất cả những triệu chứng này cũng tương tự như các nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bàng quang, do đó bạn sẽ cần phải nói chuyện với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân thực sự.

Không phải chị em nào bị sỏi thận cũng như nhau mà có những cấp độ khác nhau, nó có nghĩa là cách điều trị cũng khác nhau. Hầu hết các trường hợp sẽ được điều trị ở nhà mà không cần phải vào bệnh viện để phẫu thuật.
Các loại điều trị sỏi thận cũng sẽ phụ thuộc vào kích thước của sỏi thận. Những người có sỏi nhỏ hơn 5 mm thường sẽ được điều trị để sỏi tự thông qua cơ thể một cách tự nhiên, tùy theo cách thức điều trị của bác sĩ. Nếu không thể can thiệp được bằng cách để sỏi tự tiêu hoặc tự ra ngoài cơ thể thì mới nhất thiết phải dùng đến biện pháp phẫu thuật.

Thực tế, hiện nay nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ rằng bệnh sỏi thận chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi từ 35 và 60. Tuy nhiên trong những năm gần đây số trẻ em mỗi năm phải đến viện điều trị vì bệnh sỏi thận ngày càng tăng lên. Triệu chứng của trẻ bị bệnh sỏi thận thường đau lưng, có máu trong nước tiểu và buồn nôn hoặc nôn mửa.

Do chế độ ăn uống và lối sống hiện nay chính là thủ phạm có thể khiến trẻ bị nhiễm sỏi thận. Sỏi thận chỉ bắt đầu hình thành bởi các tinh thể từ một trong hai hóa chất quá mức là muối và canxi. Trẻ em ngày nay thường có thói quen không uống nhiều nước và cha mẹ cũng cho trẻ ăn một chế độ ăn uống nhiều muối, làm tăng canxi trong cơ quan bài tiết của trẻ.
Trên thực tế, bất cứ điều gì làm tăng lượng canxi trong nước tiểu sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Sỏi thận bao gồm oxalat canxi là phổ biến nhất và các loại đá hình thành khi oxalate, một sản phẩm phụ của các loại thực phẩm nhất định bao gồm chocolate, hoa quả và bơ đậu phộng, liên kết với canxi trong nước tiểu. Trẻ béo phì, thường có khả năng mắc bệnh sỏi thận cao hơn trẻ bình thường. Một gia đình có lịch sử bị sỏi thận cũng là một yếu tố hình thành bệnh ở trẻ.
Khi trẻ bị sỏi thận thường đau bụng, trẻ có thể buồn nôn và ói mửa cũng như có máu trong nước tiểu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Ngoài ra, con bạn có thể trở nên nhợt nhạt và mồ hôi. Nếu con bạn trải nghiệm những triệu chứng này, xem bác sĩ nhi khoa hoặc đến phòng cấp cứu của bệnh viện địa phương để điều trị.
Bí quyết phòng ngừa bệnh sỏi thận ở phụ nữ và trẻ em hiệu quả nhất phần 2

Để tránh cho trẻ bị sỏi thận, các mẹ hãy chắc chắn rằng con mình được uống đầy đủ lượng nước trong ngày. Hãy thường xuyên quan sát nước tiểu của trẻ sao cho nước tiểu của trẻ trong, không có màu vàng sẫm. Nước chính là nguồn dung môi hòa tan những chất dư thừa tích tụ trong hệ thống bài tiết của trẻ và khi thông qua hệ bài tiết, trẻ sẽ đẩy các chất cặn dư thừa ra bên ngoài thông qua đường tiểu.
Trong khẩu phần ăn của trẻ, các mẹ hãy hạn chế các thực phẩm có nồng độ muối cao, đặc biệt là hạn chế các dạng thực phẩm thuộc thức ăn nhanh bởi đôi khi những loại thức ăn này được đảm quản bởi rất nhiều muối. Lượng muối dư thừa lâu ngày sẽ tích tụ dưới thận trẻ và sẽ sinh ra sỏi thận.
Khi trẻ kêu đau bụng, ngay phía bên sườn và cơn đau bụng đó thường xuyên quay trở lại thì cha mẹ nên nghĩ đến khả năng con mình bị sỏi thận, đặc biệt là nếu gia đình có lịch sử bị bệnh sỏi thận. Lúc này, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời.
Các mẹ cũng không thể tránh được lượng canxi có sẵn trong thức ăn dành cho trẻ, hơn nữa lượng canxi đó có thể tốt và cần thiết cho xương của trẻ phát triển khỏe mạnh. Chỉ cần các mẹ lưu ý sao cho lượng canxi trẻ hấp thu vào bên trong cơ thể trẻ dư thừa.

Tôi bị sỏi thận trái 5 mm, phải 10 mm. Có thể uống thuốc nam để thải ra ngoài được không? Nếu không thì dùng phương pháp nào hiệu quả mà an toàn? (Nguyễn Minh Mẫn)
Trả lời của bác sĩ chuyên khoa thận:
Sỏi niệu xuất phát từ thận, nó được hình thành từ chính các chất đào thải trong nước tiểu. Lúc đầu viên sỏi có kích thước nhỏ, nó có thể nằm lại ở thận hoặc di chuyển xuống dọc theo đường niệu (thận -> niệu quản -> bàng quang -> niệu đạo). Theo thời gian, các chất tích tụ thêm làm viên sỏi lớn ra và nó có thể vướng lại ở bất kỳ vị trí nào trên đường đi của nó và làm bạn đau.
Do đó, về mặt lý thuyết, những viên sỏi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 5mm có khả năng tự theo nước tiểu thoát ra ngoài. Viên sỏi từ 7mm trở lên khả năng tự tiểu ra rất thấp. Những viên sỏi lớn này gây cho bạn những cơn đau (đôi khi rất dữ dội) ở vùng hông lưng hai bên, tiểu gắt, có thể kèm theo sốt, nhiễm trùng. Khi đó bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm phương pháp điều trị thích hợp.
Nếu viên sỏi nằm ở thận (có kích thước như bạn nói =10mm) bác sĩ sẽ dùng máy tán bằng sóng để làm viên sỏi vỡ thành những mảnh sỏi nhỏ và bạn có thể tự tiểu ra ngoài, phương pháp này gọi là tán sỏi ngoài cơ thể. Máy này không hề làm hại thận của bạn.
Nếu viên sỏi di chuyển xuống vị trí thấp hơn thì bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ nhỏ vào đường tiểu của bạn tìm viên sỏi, tán vỡ nó ra và gắp những mảnh nhỏ ra ngoài, phương pháp này gọi là nội soi tán sỏi ngược dòng.
Với những viên sỏi nhỏ hơn 5mm bạn nên uống nhiều nước (nước đun sôi để nguội là tốt nhất) để có thể tiểu ra sỏi. Việc uống nhiều nước cũng giúp phòng bệnh, mỗi ngày nên uống hơn 2 lít nước, nếu thời tiết nắng nóng hoặc bạn làm việc trong môi trường nóng bức thì uống nhiều nước hơn nữa. Mục đích của việc uống nhiều nước là gây tình trạng lợi niệu đẩy viên sỏi ra ngoài, đồng thời tạo cho đường tiểu thông suốt, các chất đào thải không bị lắng đọng tạo sỏi.
Thuốc kim tiền thảo có tính chất gây lợi niệu, khi uống thuốc này bạn nên uống nhiều nước. Uống kim tiền thảo kéo dài không hại gì, tuy nhiên mùi vị thuốc rất khó uống và bạn chỉ cần uống nhiều nước là đủ “phòng và trị bệnh”.
Nếu bạn lớn tuổi và đau lưng kéo dài thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra vì bạn có thể bị thoái hóa cột sống. Khi tiểu ra sỏi, bạn nên đem viên sỏi đến phòng xét nghiệm để phân chất sẽ biết được bị sỏi loại nào, từ đó biết những thức ăn cần tránh.
Sau khi tham khảo những cách phòng ngừa bệnh sỏi thân ở phụ nữ và trẻ em trên đây hy vọng các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích giúp chăm sóc sức khỏe bản thân một cách hiệu quả, hạn chế được những bệnh không mong muốn. Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh, hạnh phúc, bé yêu khôn lớn toàn diện mỗi ngày và hãy luôn đồng hành cùng gonhub.com để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị nhé.

 

shop hoa tưoi thanh pho vi thanh hau giang

shop hoa thành phố vị thanh , shop hoa tươi thành phố vị thanh  ,shop hoa tươi an giangiang

 xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , hoa khai trương, hoa đám tang, điện hoa , hoa lan hồ điệp  . shop hoa tươi Địa chỉ shop hoa


xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

shop hoa tươi quang binh

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI