Cập nhật chi tiết bản dự thảo luật giáo dục sửa đổi mới nhất năm 2019

Cập nhật chi tiết bản dự thảo luật giáo dục sửa đổi mới nhất năm 2019

Cập nhật chi tiết bản dự thảo luật giáo dục sửa đổi mới nhất năm 2019 được chia sẻ ngay sau đây để tất cả mọi công dân Việt Nam cùng tham khảo tìm hiểu để biết một số điều bổ sung chi tiết của bộ luật quan trọng này. Dựa theo những gì mà Quốc hội quy định cho luật này thì tất cả mọi cá nhân, tập thể hay tổ chức giáo dục có liên quan đều phải tuân thủ nghiêm trong công tác dạy và học, nghiệp vụ đào tạo chuyên môn cho cán bộ công nhân viên chức Nhà nước cùng với những cải tiến mới mẻ về sách giáo khoa theo từng cấp học, bậc học có liên quan. Mỗi kì họp diễn ra, lãnh đạo Quốc hội cũng đề xuất nhiều ý kiến bổ sung để từng bước hoàn thiện mọi điều khoản trong bản dự thảo luật sửa đổi giáo dục.
Hãy cùng phapluat360.com chúng tôi tham khảo chi tiết dự thảo luật giáo dục sửa đổi mới nhất áp dụng cho năm 2019 bên dưới đây nhé!

Cập nhật chi tiết bản dự thảo luật giáo dục sửa đổi mới nhất năm 2019 được chia sẻ ngay sau đây để tất cả mọi công dân Việt Nam cùng tham khảo tìm hiểu để biết một số điều bổ sung chi tiết của bộ luật quan trọng này. Dựa theo những gì mà Quốc hội quy định cho luật này thì tất cả mọi cá nhân, tập thể hay tổ chức giáo dục có liên quan đều phải tuân thủ nghiêm trong công tác dạy và học, nghiệp vụ đào tạo chuyên môn cho cán bộ công nhân viên chức Nhà nước cùng với những cải tiến mới mẻ về sách giáo khoa theo từng cấp học, bậc học có liên quan. Mỗi kì họp diễn ra, lãnh đạo Quốc hội cũng đề xuất nhiều ý kiến bổ sung để từng bước hoàn thiện mọi điều khoản trong bản dự thảo luật sửa đổi giáo dục.
Hãy cùng phapluat360.com chúng tôi tham khảo chi tiết dự thảo luật giáo dục sửa đổi mới nhất áp dụng cho năm 2019 bên dưới đây nhé!

QUỐC HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Luật số:     /2018/QH14

DỰ THẢO 2

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục số 38/2005/QH11 của Quốc hội đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 44/2009/QH12.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục số 38/2005/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 44/2009/QH12
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau:
“Điều 2. Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và yêu cầu hội nhập quốc tế.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và 2 Điều 4 như sau:
“1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, liên thông, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
d) Giáo dục đại học đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và 2 Điều 5 như sau:
“1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.
2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 6 như sau:
“1. Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo.
2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, ổn định, thống nhất, linh hoạt, thực tiễn và hợp lý; kế thừa giữa các cấp học và trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho sự phân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; tạo điều kiện để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai chương trình giáo dục; là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“13. Đầu tư cho giáo dục
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển bền vững. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư đặc thù thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và được ưu đãi đầu tư.
Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là vùng khó khăn; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.
Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.”.
Cập nhật chi tiết bản dự thảo luật giáo dục sửa đổi mới nhất năm 2019
6. Bổ sung Điều 14a sau Điều 14 như sau:
“Điều 14a. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục
1. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục là việc sắp xếp, phân bố các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo vùng lãnh thổ, trên toàn quốc và từng địa phương, cho từng thời kỳ để cụ thể hóa chiến lược phát triển giáo dục.
2. Việc lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên căn cứ vào:
a) Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường trong cùng giai đoạn phát triển;
b) Quy hoạch cấp cao hơn;
c) Quy hoạch thời kỳ trước.
3. Trách nhiệm lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục do địa phương quản lý trình hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của tỉnh, xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt.
4. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật giáo dục đại học, Luật giáo dục nghề nghiệp.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 25 như sau:
“2. Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ từ ba tuổi đến sáu tuổi;
3. Trường mầm non, nhóm lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.”.
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 26 như sau:
“1. Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông.
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi.
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là mười một tuổi.
Sau khi hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở, học sinh có thể học tiếp lên trung học phổ thông hoặc theo học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là mười lăm tuổi. Trong thời gian học trung học phổ thông, học sinh có thể chuyển sang học chương trình đào tạo trung cấp nếu đáp ứng được yêu cầu của chương trình. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có thể học lên đại học hoặc theo học các chương trình giáo dục nghề nghiệp.”.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:
“1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên; phát triển khả năng tự học và học tập suốt đời hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm bảo đảm cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở; hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.”.
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 28 như sau:
“2. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.”.
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 như sau:
“Điều 29. Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa
1. Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, những nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông là thống nhất trong cả nước và việc tổ chức thực hiện đảm bảo tính linh hoạt.
2. Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu về phẩm chất và năng lực quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông.
Có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông; phê duyệt sách giáo khoa để sử dụng trong dạy và học ở các cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm cả sách giáo khoa bằng chữ nổi, bằng tiếng dân tộc và sách giáo khoa cho học sinh trường chuyên biệt, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.”.
Cập nhật chi tiết bản dự thảo luật giáo dục sửa đổi mới nhất năm 2019
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 44 như sau:
“Điều 44. Giáo dục thường xuyên
Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.
Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, thúc đẩy việc học tập của người lớn, xây dựng xã hội học tập.”.
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và 2 Điều 45 như sau:
“1. Nội dung giáo dục thường xuyên được thể hiện trong các chương trình sau đây:
a) Chương trình xóa mù chữ;
b) Chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu của người học; dạy nghề có thời gian đào tạo dưới ba tháng; giáo dục hướng nghiệp; giáo dục khởi nghiệp; cập nhật, bổ sung những kiến thức, kỹ năng cần thiết tối thiểu trong cuộc sống; chuyển giao công nghệ;
c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp;
d) Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Các hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Vừa làm vừa học;
b) Học từ xa;
c) Tự học, tự học có hướng dẫn.”.
14. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 46 như sau:
“1. Cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm:
a) Trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức tại cấp tỉnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập;
b) Trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức tại xã, phường, thị trấn;
c) Trung tâm ngoại ngữ, tin học do tổ chức, cá nhân thành lập.”.
15. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 48 như sau:
“1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Trường công lập thuộc sở hữu của Nhà nước, do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;
b) Trường dân lập thuộc sở hữu tập thể của cộng đồng dân cư ở cơ sở, được thành lập đối với giáo dục mầm non, do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động;
c) Trường tư thục thuộc sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động;
d) Trường có vốn đầu tư nước ngoài gồm: trường có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài và trường liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.
16. Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm b khoản 1 và khoản 4 Điều 51 như sau:
“a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú; trung tâm học tập cộng đồng;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung cấp thuộc tỉnh, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc tỉnh; trung tâm ngoại ngữ, tin học.
4. Chính phủ quy định cụ thể thủ tục thành lập, cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường ở các cấp học và trình độ đào tạo.”.
17. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 54 như sau:
“2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học và đạt chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.”.
18. Sửa đổi, bổ sung Điều 67 như sau:
“Điều 67. Quyền sở hữu tài sản, rút vốn và chuyển nhượng vốn
Tài sản, tài chính của trường dân lập, tư thục thuộc sở hữu của nhà trường và được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật.
Việc rút vốn và chuyển nhượng vốn đối với trường tư thục được thực hiện theo quy định của Chính phủ, bảo đảm sự ổn định và phát triển của nhà trường.”
19. Sửa đổi, bổ sung Điều 69 như sau:
“Điều 69. Các cơ sở giáo dục khác
1. Cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, nhóm lớp mầm non độc lập; lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở nhà trường, lớp dành cho trẻ khuyết tật, lớp đào tạo nghề được tổ chức tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học;
c) Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
20. Sửa đổi, bổ sung Điều 71 như sau:
“Điều 71. Giáo sư, phó giáo sư
Giáo sư, phó giáo sư là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở cơ sở giáo dục đại học.
Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.”.
21. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 77 như sau
“a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên tiểu học”
22. Sửa đổi, bổ sung Điều 80 như sau:
“Điều 80. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo.
Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo.”.
23. Sửa đổi, bổ sung Điều 81 như sau:
“Điều 81. Tiền lương
Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.”
24. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 99 như sau:
“2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh, ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác, quy định hoạt động dạy học và giáo dục trong và ngoài nhà trường”.
3. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; quy định trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.”.
25. Bổ sung khoản 4 vào Điều 88 như sau:
“4. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật”.
26. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 100 như sau:
“4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ, trong đó có việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ sở giáo dục trên địa bàn; có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý; phát triển các loại hình trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương; chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục của địa phương.”.
27. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 104 như sau:
“1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của cho giáo dục; có chính sách khuyến khích sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động giáo dục để tái đầu tư cho giáo dục.”.
28. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 105 như sau:
“1. Học phí là khoản tiền của gia đình người học hoặc người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục. Học sinh tiểu học, trung học cơ sở trường công lập không phải nộp học phí”.
2. Mức thu học phí được xác định theo cơ chế giá dịch vụ giáo dục, Chính phủ quy định cơ chế thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập được nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên thuộc trung ương quản lý. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Cơ sở giáo dục ngoài công lập, cơ sở giáo dục chất lượng cao được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.”.
29. Sửa đổi, bổ sung Điều 110c như sau:
“Điều 110c. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
1. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm:
a) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập;
b) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân thành lập.
c) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước ngoài.
2. Chính phủ quy định điều kiện thành lập và giải thể của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về mạng lưới, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.”.
30. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 113 như sau:
“2. Hoạt động thanh tra giáo dục được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Hoạt động thanh tra giáo dục trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học do thủ trưởng cơ sở trực tiếp phụ trách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.”
Điều 2. Bãi bỏ cụm từ “tàn tật” tại Điều 10, khoản 2 Điều 26, Điều 63, khoản 1 Điều 69, khoản 1 Điều 82, khoản 1 khoản 2 Điều 89 của Luật giáo dục số 38/2005/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 44/2009/QH12.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm 2019
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa…, kỳ họp thứ thông qua ngày tháng 10 năm 2019.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Thị Kim Ngân
Trên đây là những quy định điều khoản sửa đổi mới nhất trong luật giáo dục áp dụng chính thức cho năm 2019 mà chuyên mục thư viện luật muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Dựa vào những yếu tố và chi tiết thay đổi cụ thể như trên, cá nhân và tập thể, đoàn thể đang hoạt động tích cực trong môi trường giáo dục nên tìm hiểu nghiên cứu thật kĩ, thật chi tiết để biết cách điều chỉnh một số công tác quan trọng, phục vụ tốt nhất cho kế hoạch giảng dạy học tập sắp tới. Phapluat360.com chúc các bạn xem tin vui và hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trong những tin bài pháp luật tiếp theo nhé!

 

shop hoa tưoi thanh pho vi thanh hau giang

shop hoa thành phố vị thanh , shop hoa tươi thành phố vị thanh  ,shop hoa tươi an giangiang

 xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , hoa khai trương, hoa đám tang, điện hoa , hoa lan hồ điệp  . shop hoa tươi Địa chỉ shop hoa


xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

shop hoa tươi quang binh

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI