Cập nhật nhanh Luật dân số 2019 mới chi tiết đầy đủ nhất

Cập nhật nhanh Luật dân số 2019 mới chi tiết đầy đủ nhất

Cập nhật nhanh Luật dân số 2019 mới chi tiết đầy đủ nhất sẽ đề cập tới những nội dung liên quan tới quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, kế hoạch phân bố, lồng ghép dân số trong phát triển, song song đó là biện pháp thực hiện công tác dân số, trách nhiệm quản lý của cơ quan Nhà nước về dân số. Dự thảo luật dân số sửa đổi bổ sung năm nay cũng sẽ nhằm vào các đối tượng thực hiện áp dụng hiệu quả là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam hoặc các doanh nghiệp tổ chức nước ngoài đang hoạt động trực tiếp tại thị trường Việt Nam. Để nắm rõ tất tần tật mọi quy tắc hoạt động và những quy định chung cần phải nhất mực tuân theo trong luật dân số do Quốc hội ban hành, bạn nân cập nhật chi tiết bài viết sau.
Nào hãy cùng phapluat360.com chúng tôi nghiên cứu thật kĩ về những điều khoản sửa đổi bổ sung của Luật dân số năm 2019 mới chi tiết nhất ngay bây giờ nhé!

Cập nhật nhanh Luật dân số 2019 mới chi tiết đầy đủ nhất sẽ đề cập tới những nội dung liên quan tới quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, kế hoạch phân bố, lồng ghép dân số trong phát triển, song song đó là biện pháp thực hiện công tác dân số, trách nhiệm quản lý của cơ quan Nhà nước về dân số. Dự thảo luật dân số sửa đổi bổ sung năm nay cũng sẽ nhằm vào các đối tượng thực hiện áp dụng hiệu quả là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam hoặc các doanh nghiệp tổ chức nước ngoài đang hoạt động trực tiếp tại thị trường Việt Nam. Để nắm rõ tất tần tật mọi quy tắc hoạt động và những quy định chung cần phải nhất mực tuân theo trong luật dân số do Quốc hội ban hành, bạn nân cập nhật chi tiết bài viết sau.
Nào hãy cùng phapluat360.com chúng tôi nghiên cứu thật kĩ về những điều khoản sửa đổi bổ sung của Luật dân số năm 2019 mới chi tiết nhất ngay bây giờ nhé!

QUỐC HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:        /20…../QH….

Hà Nội, ngày…tháng…năm…

DỰ THẢO LẦN 2

LUẬT

DÂN SỐ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật dân số.

QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Luật này quy định về quy mô dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số, phân bố dân số, lồng ghép dân số trong phát triển, biện pháp thực hiện công tác dân số và quản lý nhà nước về dân số.
2. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.
2. Quy mô dân số là số người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định.
3. Mức sinh thay thế là mức sinh mà mỗi cặp vợ chồng có vừa đủ số con để thay thế họ hoặc là mức sinh mà mỗi cặp vợ chồng có khoảng 2,1 con khi tính bình quân trong toàn xã hội.
4. Kế hoạch hoá gia đình là nỗ lực có ý thức của cặp vợ chồng, cá nhân và được Nhà nước, gia đình, xã hội bảo vệ, hỗ trợ để quyết định có trách nhiệm về số con, thời gian sinh con, khoảng cách giữa các lần sinh, sử dụng biện pháp tránh thai.
5. Sức khoẻ sinh sản là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần và xã hội liên quan đến hệ thống hoạt động, chức năng và quá trình sinh sản của mỗi người.
6. Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi và các đặc trưng khác.
7. Tỷ số giới tính khi sinh là số bé trai sinh sống so với 100 bé gái sinh sống trong thời gian nhất định, thường là một năm. Theo quy luật tự nhiên, tỷ số này là khoảng 103-107 bé trai so với 100 bé gái.
8. Cơ cấu dân số vàng là khi số người trong nhóm 15-64 tuổi gấp hai lần trở lên số người trong các nhóm tuổi còn lại.
9. Già hóa dân số là khi số người từ 65 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ từ 7% đến dưới 14% tổng số dân.
10. Dân số già là khi số người từ 65 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ từ 14% trở lên trong tổng số dân.
11. Phân bố dân số là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc đơn vị hành chính.
12. Di dân là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hành chính này đến cư trú ở đơn vị hành chính khác.
13. Chất lượng dân số là sự phản ảnh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số.
14. Chỉ số phát triển con người (HDI) là số liệu tổng hợp để đánh giá mức độ phát triển con người, được xác định qua tuổi thọ bình quân, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người.
15. Công tác dân số là việc quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động tác động đến quy mô dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số, phân bố dân số.
16. Dịch vụ dân số là các hoạt động cung cấp thông tin, số liệu về dân số; tuyên truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn, tư vấn về dân số (sau đây gọi chung là tuyên truyền, tư vấn); cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phương tiện tránh thai, biện pháp nâng cao chất lượng dân số, phục vụ di dân, phục vụ lồng ghép dân số trong phát triển và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
17. Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, dịch vụ phá thai, khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc chẩn đoán điều trị bệnh trước và sau sinh là cơ sở được gọi theo dịch vụ kỹ thuật chuyên môn tương ứng. Cơ sở này là độc lập hoặc là khoa, phòng, bộ phận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn tương ứng.
Điều 3. Nguyên tắc của công tác dân số
1. Bảo đảm quyền của cặp vợ chồng, cá nhân được chủ động, tự nguyện, bình đẳng, quyết định có trách nhiệm về sinh sản, nuôi dạy con, lựa chọn nơi cư trú, thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng dân số; được cung cấp thông tin; được tuyên truyền, tư vấn; được tiếp cận, lựa chọn dịch vụ dân số phù hợp; được cung cấp dịch vụ dân số an toàn, đa dạng, có chất lượng, thuận tiện.
2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cộng đồng trong việc ban hành biện pháp cụ thể và tổ chức thực hiện công tác dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội, chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
3. Kết hợp giữa quyền và lợi ích của cá nhân, gia đình với quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và toàn xã hội trên cơ sở bảo đảm cho mọi thành viên gia đình được hưởng các quyền cơ bản, quyền phát triển và sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, địa phương.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về dân số
1. Giải quyết các vấn đề dân số là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế – xã hội của Quốc hội, Chính phủ, ngành, lĩnh vực, cơ sở, đoàn thể và địa phương.
2. Giải pháp cơ bản giải quyết các vấn đề dân số bao gồm: vận động, tuyên truyền, tư vấn và giáo dục là chủ yếu; cung cấp dịch vụ dân số an toàn, có chất lượng, đa dạng và thuận tiện; bảo vệ và hỗ trợ các cặp vợ chồng, cá nhân chủ động, tự nguyện, bình đẳng quyết định có trách nhiệm về dân số; ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về dân số.
3. Người nghèo, người có điều kiện và hoàn cảnh khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được nhà nước và xã hội giúp đỡ, hỗ trợ thực hiện công tác dân số.
4. Lồng ghép dân số trong phát triển phải trở thành hoạt động thường xuyên của các cơ quan, tổ chức để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của nhân dân và yêu cầu phát triển nhanh, bền vững về kinh tế – xã hội của đất nước, địa phương.
5. Các cơ quan, tổ chức trong phạm vi, quyền hạn có trách nhiệm tham gia giải quyết các vấn đề dân số của cả nước, địa phương và trực tiếp giải quyết các vấn đề dân số đối với các thành viên thuộc quyền quản lý.
Điều 5. Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức về dân số
1. Nhà nước bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác dân số; bảo vệ, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo, người có điều kiện và hoàn cảnh khó khăn, vùng khó khăn và các hoạt động dân số, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dân số.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm điều hòa, phối hợp công tác dân số giữa các ngành, các cấp và các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội.
3. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm:
a) Lồng ghép dân số trong kế hoạch phát triển;
b) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế, biện pháp để thực hiện công tác dân số đối với các thành viên trong cơ quan, tổ chức;
c) Đưa chỉ tiêu, biện pháp thực hiện công tác dân số vào kế hoạch hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức;
d) Tuyên truyền, giáo dục về dân số và pháp luật về dân số cho các thành viên thuộc quyền quản lý;
đ) Cung cấp dịch vụ dân số và phúc lợi xã hội;
e) Tạo điều kiện, hỗ trợ tinh thần, phương tiện, kinh phí cho các thành viên trong cơ quan, tổ chức thực hiện công tác dân số, thực hiện quy chế, hương ước, quy ước về dân số;
g) Kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác dân số trong cơ quan, tổ chức.
Điều 6. Ngày Dân số Việt Nam
Ngày 26 tháng 12 hàng năm là ngày Dân số Việt Nam
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Cản trở, cưỡng bức sử dụng biện pháp tránh thai, phá thai, sinh con;
2. Phá thai trái pháp luật;
3. Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức;
4. Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phương tiện, dụng cụ đơn công dụng chẩn đoán giới tính thai nhi; phương tiện tránh thai giả, không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn hạn sử dụng, chưa có số đăng ký lưu hành;
5. Dụ dỗ, mua chuộc, lừa dối, dọa nạt người khác di dân trái pháp luật; di dân trái pháp luật;
7. Tuyên truyền, phổ biến hoặc đưa ra những thông tin về dân số có nội dung ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Cập nhật nhanh Luật dân số 2019 mới chi tiết đầy đủ nhất

QUY MÔ DÂN SỐ
Mục 1. NỘI DUNG, YÊU CẦU ĐIỀU CHỈNH QUY MÔ DÂN SỐ
Điều 8. Nội dung điều chỉnh quy mô dân số
1. Nhà nước điều chỉnh quy mô và tốc độ tăng dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội, tài nguyên, môi trường; bảo đảm cơ cấu nhân khẩu học thích ứng cho sự phát triển bền vững.
2. Điều chỉnh trực tiếp quy mô và tốc độ tăng dân số thông qua các thành phần:
a) Điều chỉnh mức sinh;
b) Giảm tỷ suất chết do các nguyên nhân chủ quan, tỷ suất chết của trẻ em dưới một tuổi, dưới năm tuổi và của người mẹ trong thời gian thai sản;
c) Định hướng di dân phù hợp với yêu cầu phân bổ nguồn lực, phát huy tiềm năng tài nguyên, bảo vệ an ninh, quốc phòng.
3. Điều chỉnh gián tiếp quy mô và tốc độ tăng dân số thông qua các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn.
Điều 9. Yêu cầu điều chỉnh quy mô dân số
1. Thực hiện đồng bộ việc điều chỉnh quy mô dân số với điều chỉnh nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm hiệu quả việc thực hiện mục tiêu dân số.
2. Thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn và bảo đảm nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững.
3. Bảo đảm cơ cấu dân số cân đối theo giới tính, nhóm tuổi; duy trì được mức sinh thay thế của cả nước và bảo đảm mức sinh tương ứng của các địa phương.
4. Bảo đảm mức tăng quy mô và tốc độ tăng dân số của các dân tộc thiểu số rất ít người; ngăn chặn nguy cơ suy giảm dân số.
5. Điều chỉnh quy mô dân số phải gắn với việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn.
Mục 2. MỨC SINH VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
Điều 10. Điều chỉnh mức sinh
1. Nhà nước chủ trương duy trì mức sinh thay thế trong phạm vi cả nước, giảm sinh ở địa phương có mức sinh cao, tăng sinh ở địa phương có mức sinh quá thấp; bảo đảm mức sinh phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội và sự phát triển bền vững.
2. Điều chỉnh trực tiếp mức sinh thông qua các thành phần:
a) Thực hiện kế hoạch hóa gia đình về thời gian sinh con, số con, khoảng cách sinh, sử dụng biện pháp tránh thai;
b) Giảm vô sinh;
c) Giảm phá thai và phá thai không an toàn.
3. Điều chỉnh gián tiếp mức sinh thông qua các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn.
4. Căn cứ điều chỉnh mức sinh bao gồm:
a) Số lượng và cơ cấu số người trong độ tuổi sinh đẻ; việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, tình trạng vô sinh, phá thai;
b) Thông tin, số liệu về quy mô dân số, cơ cấu dân số theo giới tính, nhóm tuổi; thông tin, số liệu về kinh tế – xã hội; phân tích tác động trực tiếp, gián tiếp của các yếu tố đối với mức sinh;
c) Phương án điều chỉnh mức sinh, biện pháp điều chỉnh mức sinh có tính khả thi và bảo đảm cho sự phát triển bền vững.
Điều 11. Biện pháp điều chỉnh mức sinh
1. Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn về mức sinh hợp lý, việc thực hiện có trách nhiệm về thời gian sinh con, số con, khoảng cách sinh, sử dụng biện pháp tránh thai; giảm vô sinh; giảm phá thai và giảm bệnh, tật liên quan đến chức năng sinh sản.
2. Cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, phương tiện tránh thai, phòng tránh và điều trị vô sinh, phá thai an toàn, có chất lượng, thuận tiện.
3. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện biện pháp cụ thể để điều chỉnh mức sinh đối với vùng, khu vực, địa phương có mức sinh khác nhau:
a) Bảo vệ, hỗ trợ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, phòng tránh và điều trị vô sinh, phá thai an toàn;
b) Tạo điều kiện, hỗ trợ thực hiện những giá trị của hôn nhân, sinh con, nuôi dạy con, sự phát triển của các thành viên gia đình;
c) Tạo cơ hội cho người chưa lập gia đình được giao lưu, hoạt động giải trí và được tư vấn, hỗ trợ kết hôn.
4. Nghiên cứu, thử nghiệm mô hình can thiệp các yếu tố tác động đến mức sinh và biện pháp điều chỉnh mức sinh trong từng giai đoạn.
Điều 12. Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện kế hoạch hóa gia đình
1. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động về dân số và kế hoạch hóa gia đình:
a) Quyết định có trách nhiệm, bình đẳng về thời gian sinh con, số con, khoảng cách giữa các lần sinh theo quy định của Nhà nước về mức sinh thay thế trong phạm vi cả nước và mỗi địa phương;
b) Được cung cấp thông tin, tuyên truyền, tư vấn về kế hoạch hóa gia đình;
c) Được lựa chọn, giữ bí mật thông tin về sử dụng biện pháp tránh thai; được lựa chọn cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình;
d) Tôn trọng, không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của thành viên khác trong gia đình khi quyết định thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
2. Thanh niên, vị thành niên được ưu tiên trong chương trình sức khỏe sinh sản; có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục, phá thai an toàn; bảo đảm sự phát triển của bản thân và quyền, lợi ích của thành viên khác trong gia đình.
Điều 13. Cung cấp, sử dụng biện pháp tránh thai
1. Điều kiện biện pháp tránh thai được cung cấp, sử dụng bao gồm:
a) Có quy định của pháp luật về tiêu chuẩn quản lý chất lượng dịch vụ, quy trình kỹ thuật thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình;
b) Phương tiện tránh thai được cấp số đăng ký lưu hành.
2. Hình thức cung cấp biện pháp tránh thai bao gồm miễn phí, tiếp thị xã hội, thị trường tự do. Chính phủ quy định loại biện pháp, đối tượng được cấp miễn phí biện pháp tránh thai; điều kiện, cơ chế quản lý biện pháp tránh thai được tiếp thị xã hội.
3. Hệ thống hậu cần cung cấp phương tiện tránh thai bao gồm cơ sở hậu cần công lập, ngoài công lập và được hỗ trợ như sau:
a) Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho cơ sở hậu cần công lập của trung ương, cấp tỉnh để hoạt động, bảo quản, cung cấp đối với những phương tiện tránh thai được mua từ nguồn ngân sách nhà nước để cấp miễn phí, tiếp thị xã hội;
b) Các cơ sở hậu cần cung cấp phương tiện tránh thai ngoài công lập được hưởng chính sách xã hội hóa phát triển sự nghiệp y tế theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Y tế thông báo biện pháp tránh thai được cung cấp, sử dụng; phương tiện tránh thai được cấp số đăng ký lưu hành trong từng giai đoạn.
Điều 14. Người sử dụng biện pháp tránh thai
1. Người có nhu cầu sử dụng biện pháp tránh thai phải tự nguyện, có hiểu biết và không có chống chỉ định về y tế.
2. Cha, mẹ, người giám hộ quyết định việc sử dụng biện pháp tránh thai đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự, người không có năng lực hành vi dân sự.
3. Thanh niên, vị thành niên được bình đẳng trong sử dụng biện pháp tránh thai nếu có đủ điều kiện sử dụng biện pháp tránh thai.
4. Người sử dụng biện pháp tránh thai có tác dụng lâu dài nếu bị tai biến thì được điều trị tai biến miễn phí theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
5. Người đang sử dụng biện pháp tránh thai có tác dụng lâu dài mà có thai ngoài ý muốn vì bất cứ lý do gì, đều không thuộc lỗi của người sử dụng; nếu người đó có nhu cầu phá thai, có đủ điều kiện phá thai thì được phá thai an toàn miễn phí.
Điều 15. Cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, phương tiện tránh thai
1. Cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có trách nhiệm:
a) Bảo đảm dịch vụ kế hoạch hóa gia đình an toàn, chất lượng, thuận tiện;
b) Theo dõi, giải quyết tác dụng phụ và điều trị tai biến (nếu có) cho người sử dụng biện pháp tránh thai theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Bảo đảm điều kiện về quy mô, cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn theo giấy phép hoạt động được cấp;
d) Bảo đảm sự thân thiện, dễ tiếp cận, không phân biệt, kỳ thị khi cung cấp biện pháp tránh thai cho thanh niên, vị thành niên, người khuyết tật và người di dân.
2. Cơ sở cung cấp phương tiện tránh thai có trách nhiệm bảo quản phương tiện tránh thai theo quy định của pháp luật; bảo đảm chất lượng, đúng hạn sử dụng của phương tiện tránh thai khi cung cấp cho người sử dụng hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ.
3. Bộ Y tế, chính quyền địa phương có trách nhiệm củng cố, phát triển mạng lưới chuyên khoa phụ sản và kế hoạch hóa gia đình đến tận cơ sở; đào tạo, bố trí cán bộ y tế về sản nhi cho cấp xã, phường, thị trấn để chăm sóc sức khỏe sinh sản và quản lý mức sinh theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Quản lý chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, phương tiện tránh thai
1. Quản lý chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, phương tiện tránh thai theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Sản phẩm, hàng hóa có nhiều công dụng, trong đó có công dụng tránh thai được quản lý chất lượng như phương tiện tránh thai.
3. Việc cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình phải tuân thủ quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn quản lý chất lượng và phân tuyến kỹ thuật theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về y tế, dân số và cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện việc kiểm định chất lượng phương tiện tránh thai theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
5. Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với từng chủng loại phương tiện tránh thai và thủ tục, hồ sơ đăng ký lưu hành phương tiện tránh thai.
6. Chính phủ quy định biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, ưu tiên phát triển mạng lưới cung cấp miễn phí và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ở vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn
Mục 3. VÔ SINH
Điều 17. Quy định về vô sinh
1. Cặp vợ chồng, cá nhân có quyền được hướng dẫn các biện pháp phòng tránh vô sinh; được khám phát hiện và điều trị vô sinh.
2. Việc khám phát hiện vô sinh và điều trị vô sinh phải bình đẳng nam nữ.
3. Nam, nữ trước khi kết hôn, cặp vợ chồng mới kết hôn, cặp vợ chồng trẻ chưa sinh con cần chủ động đi khám phát hiện sớm vô sinh.
3. Việc thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện theo quy định của pháp luật về hỗ trợ sinh sản.
Điều 18. Biện pháp phòng tránh vô sinh
1. Tuyên truyền, tư vấn về kiến thức, kỹ năng thực hành phòng tránh vô sinh, phương pháp chữa trị vô sinh, cách ứng xử của người vô sinh và cách đối xử với người vô sinh.
2. Tại nơi làm việc có nguy cơ cao gây vô sinh, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
a) Bố trí thiết bị phòng, chống nguyên nhân gây vô sinh;
b) Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm vô sinh.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực liên quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát nơi làm việc, nơi cư trú về phòng, chống vô sinh.
Điều 19. Trách nhiệm điều trị vô sinh
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm:
a) Tư vấn, hướng dẫn, điều trị hoặc giới thiệu chuyển tuyến điều trị vô sinh;
b) Chuyển giao công nghệ về phương pháp mới, phương pháp có hiệu quả cao trong điều trị vô sinh theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về dân số.
2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ một số nghiên cứu, thử nghiệm phương pháp mới trong điều trị vô sinh; hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ về phương pháp mới, phương pháp có hiệu quả cao trong điều trị vô sinh.
3. Chính phủ quy định tiêu chuẩn lựa chọn những nghiên cứu, thử nghiệm phương pháp mới; những phương pháp điều trị vô sinh có hiệu quả cao được chuyển giao công nghệ cho các cơ sở điều trị vô sinh khác.
Mục 4. PHÁ THAI AN TOÀN
Điều 20. Quy định về phá thai an toàn
1. Phá thai không phải biện pháp tránh thai.
2. Người mang thai chỉ phá thai nếu thật sự cần thiết để bảo vệ sức khỏe.
3. Phá thai trái pháp luật bao gồm:
a) Phá thai trái quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật này;
b) Phá thai của cơ sở cung cấp dịch vụ phá thai không có giấy phép hoạt động hoặc có giấy phép hoạt động, nhưng phạm vi hoạt động chuyên môn không phù hợp;
c) Phá thai của người không có chứng chỉ hành nghề hoặc có chứng chỉ hành nghề, nhưng không phù hợp về chuyên môn;
d) Phá thai trái quy định về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn quản lý chất lượng phá thai;
4. Chỉ được sử dụng phương pháp kỹ thuật khác ngoài phương pháp kỹ thuật phá thai theo quy định về chuyên môn để chấm dứt thai kỳ nếu tuổi thai trên 22 tuần tuổi.
Điều 21. Quyền, nghĩa vụ khi phá thai
1. Phụ nữ có quyền sau đây:
a) Được phá thai theo nguyện vọng nếu tuổi thai dưới 12 tuần tuổi, trừ trường hợp phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi, phá thai gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe phụ nữ;
b) Được phá thai do mang thai gây nguy hại đến tính mạng hoặc sức khỏe của thai phụ, thai nhi; do loạn luân; do bị hiếp dâm; có những bằng chứng về nguy cơ sinh ra đứa trẻ có dị tật hoặc có nguy cơ phát triển không bình thường nếu tuổi thai từ 12 tuần tuổi trở lên;
c) Được cung cấp thông tin, tư vấn, theo dõi, chăm sóc sức khỏe sau phá thai.
2. Người được phá thai có nghĩa vụ ký cam kết tự nguyện phá thai, xuất trình giấy tờ tùy thân trước khi phá thai. Nếu người được phá thai dưới 18 tuổi thì phải có giấy xác nhận sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Điều 22. Cơ sở cung cấp dịch vụ phá thai
1. Cơ sở cung cấp dịch vụ phá thai có trách nhiệm:
a) Tư vấn trước, trong, sau khi làm thủ thuật phá thai;
b) Bảo đảm chất lượng dịch vụ phá thai an toàn, điều trị tai biến sau phá thai theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Tư vấn, giải thích, thực hiện phá thai an toàn cho thanh niên, vị thành niên phù hợp với tâm, sinh lý, lứa tuổi;
d) Tuân thủ quy trình kỹ thuật phá thai, tiêu chuẩn quản lý chất lượng phá thai an toàn, phân tuyến chuyên môn kỹ thuật phá thai an toàn;
đ) Bảo đảm điều kiện về quy mô, cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn theo giấy phép hoạt động được cấp.
2. Cơ quan quản lý nhà nước thông báo công khai cơ sở cung cấp dịch vụ phá thai được cấp giấy phép hoạt động.

CƠ CẤU DÂN SỐ
Mục 1. NỘI DUNG, YÊU CÂU ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU DÂN SỐ
Điều 23. Nội dung điều chỉnh cơ cấu dân số
1. Nhà nước điều chỉnh cơ cấu dân số cân đối về giới tính, nhóm tuổi trong dân số của cả nước, khu vực, địa phương; bảo đảm cho sự sự phát triển bền vững.
2. Điều chỉnh trực tiếp cơ cấu dân số thông qua các thành phần:
a) Điều chỉnh mức sinh, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi;
b) Điều chỉnh tỷ số giới tính khi sinh theo quy luật tự nhiên;
c) Định hướng di dân theo nhóm tuổi, giới tính giữa các khu vực, địa phương.
3. Điều chỉnh gián tiếp cơ cấu dân số thông qua chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và lồng ghép dân số trong phát triển.
Điều 24. Yêu cầu điều chỉnh cơ cấu dân số
1. Bảo đảm cơ cấu dân số cân đối về giới tính, nhóm tuổi và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, sự ổn định xã hội.
2. Bảo đảm số người cao tuổi và trẻ em dưới 15 tuổi chiếm không quá hai phần ba tổng số dân ở một khu vực, địa phương.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải tham gia, bảo vệ bình đẳng giới từ gia đình, nơi sinh hoạt, học tập, lao động theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới.
Mục 2. BẢO ĐẢM CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH
Điều 25. Biện pháp bảo đảm cân bằng giới tính khi sinh
1. Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn bảo đảm cân bằng giới tính khi sinh.
2. Ngăn chặn, phát hiện, xử lý hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, phân biệt giới tính.
3. Xây dựng, tổ chức thực hiện chuẩn mực xã hội về văn hóa thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường; về kỹ năng sống trong hôn nhân, duy trì nòi giống, bảo vệ giá trị của con trai, con gái trên cơ sở bình đẳng nam, nữ.
4. Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí phụng dưỡng cho cặp vợ chồng người cao tuổi chỉ có con gái mà không có chế độ bảo hiểm xã hội. Chính phủ quy định đối tượng, mức hỗ trợ chi phí phụng dưỡng cho cặp vợ chồng người cao tuổi chỉ có con gái mà không có chế độ bảo hiểm xã hội.
Điều 26. Trách nhiệm bảo đảm cân bằng giới tính khi sinh
1. Cặp vợ chồng, cá nhân tuân thủ quy định của pháp luật về cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Các thành viên gia đình không gây áp lực, đe dọa cặp vợ chồng, cá nhân sinh con trai, con gái.
2. Các cộng đồng đưa quy định không lựa chọn giới tính thai nhi, không phân biệt đối xử giới tính vào hương ước, quy ước và tiêu chuẩn của cuộc vận động xây dựng gia đình, làng bản văn hóa.
3. Cơ quan, tổ chức xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế liên quan đến tập quán sinh hoạt không có hành vi phân biệt, đối xử giới tính.
4. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa thông tin thể dục thể thao, y tế và bình đẳng giới trong gia đình.
Mục 3. KHAI THÁC, THÍCH ỨNG VỚI QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NHÂN KHẨU HỌC
Điều 27. Quy định về quá trình chuyển đổi nhân khẩu học
1. Quá trình chuyển đổi nhân khẩu học tác động và làm thay đổi nhu cầu, cơ cấu sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và các quan hệ xã hội trong từng giai đoạn.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm công bố các dự báo dân số và tác động của dân số đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.
3. Việc khai thác lợi thế và thích ứng với quá trình chuyển đổi nhân khẩu học là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo; cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện; cá nhân, gia đình có trách nhiệm tham gia hoạt động cụ thể.
Điều 28. Khai thác lợi thế của cơ cấu dân số vàng
1. Nội dung khai thác lợi thế của cơ cấu dân số vàng bao gồm:
a) Lựa chọn ngành, nghề, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nhiều lao động, lao động trẻ, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động nữ;
b) Lựa chọn cơ cấu việc làm, mức tăng năng suất lao động xã hội;
c) Tổ chức thực hiện biện pháp đầu tư phát triển, thay đổi cơ cấu kinh tế – xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm tỷ lệ lao động thiếu việc làm và tăng trưởng kinh tế.
2. Biện pháp khai thác lợi thế của cơ cấu dân số vàng
a) Tuyên truyền, tư vấn về cơ cấu dân số vàng;
b) Ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khu vực, vùng cao, vùng khó khăn để thu hút nhiều lao động, sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật gắn với việc tổ chức thực hiện Luật việc làm;
c) Phát triển giáo dục, đào tạo nghề, chăm sóc sức khỏe, văn hóa, xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng lao động của người dân tộc thiểu số;
d) Lồng ghép dân số trong phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, vùng và khu vực.
3. Trách nhiệm khai thác lợi thế của cơ cấu dân số vàng bao gồm:
a) Chính phủ định hướng chiến lược thay đổi cơ cấu kinh tế và phân bổ nguồn lực để khai thác lợi thế của cơ cấu dân số vàng;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và tổ chức thực hiện biện pháp ưu tiên phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, vùng, khu vực, địa phương để khai thác lợi thế của cơ cấu dân số vàng;
c) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện Luật việc làm; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số;
d) Các Bộ, ngành, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện Luật việc làm; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, dự án ưu tiên phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khu vực để khai thác lợi thế của cơ cấu dân số vàng thuộc phạm vi quản lý;
đ) Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm thực hiện các quy định của Luật việc làm; thực hiện chương trình, dự án ưu tiên phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khu vực thu hút nhiều lao động, sử dụng có hiệu quả lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Điều 29. Thích ứng với già hóa dân số
1. Nội dung thích ứng với già hóa dân số bao gồm:
a) Bảo đảm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ xã hội, cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu của nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên;
b) Xây dựng và thực hiện các quan hệ xã hội bình đẳng, tôn trọng, thân thiện với người cao tuổi.
2. Biện pháp thích ứng với già hóa dân số:
a) Tuyên truyền, giáo dục về già hóa dân số;
b) Tổ chức thực hiện các quy định của Luật người cao tuổi; tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội theo khả năng và điều kiện;
c) Thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu nguồn lực, cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, hệ thống lão khoa, an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi;
d) Xây dựng và tổ chức thực hiện biện pháp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để có chế độ hưu trí cho người trong độ tuổi lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
3. Trách nhiệm bảo đảm sự thích ứng với già hóa dân số bao gồm:
a) Chính phủ định hướng chiến lược các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và biện pháp ưu tiên phát triển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, công trình công cộng, hệ thống giao thông công cộng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người cao tuổi;
b) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc tổ chức thực hiện Luật người cao tuổi; xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi, bảo trợ người cao tuổi;
c) Các Bộ, ngành phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư trong việc quy hoạch, xây dựng biện pháp ưu tiên và tổ chức thực hiện quy hoạch, biện pháp ưu tiên phát triển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, công trình công cộng, hệ thống giao thông công cộng trong từng giai đoạn để đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi.;
d) Chính quyền địa phương các cấp tổ chức thực hiện Luật người cao tuổi, biện pháp thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi, bảo trợ người cao tuổi; tổ chức thực hiện quy hoạch, biện pháp ưu tiên phát triển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, công trình công cộng, hệ thống giao thông công cộng trong từng giai đoạn để đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi;
đ) Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội thay đổi nhận thức và hành vi trong việc đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần, trong quan hệ xã hội với người cao tuổi và phát huy vai trò của người cao tuổi.

CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ
Mục 1. NỘI DUNG, YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ
Điều 30. Nội dung nâng cao chất lượng dân số
1. Nội dung nâng cao chất lượng dân số bao gồm: nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của mỗi người dân và của tập hợp dân số. Nâng cao chất lượng dân số là chính sách cơ bản của nhà nước trong sự nghiệp phát triển đất nước.
2. Yếu tố tác động nâng cao chất lượng dân số bao gồm: phát triển kinh tế, tăng thu nhập, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ dân trí, phát triển giá trị văn hóa và xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng cuộc sống.
3. Chỉ số phản ảnh chất lượng dân số là chỉ số phát triển con người và bộ chỉ số cụ thể phản ảnh chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần của toàn bộ dân số.
4. Chính phủ ban hành bộ chỉ số cụ thể phản ảnh chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần của toàn bộ dân số và phân công các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thực hiện mục tiêu, biện pháp nâng cao chất lượng dân số.
Điều 31. Yêu cầu nâng cao chất lượng dân số
1. Bảo đảm quyền cơ bản, quyền phát triển, quyền thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần của mỗi người.
2. Bảo đảm năng lực của người dân trong việc lựa chọn mục tiêu, biện pháp, dịch vụ nâng cao chất lượng dân số.
3. Tăng cơ hội lựa chọn và tiếp cận dịch vụ nâng cao chất lượng dân số đa dạng, thuận tiện cho người dân.
4. Tăng chỉ số cơ bản về chiều cao, cân nặng, sức bền, tuổi thọ bình quân, nâng cao trình độ học vấn và thu nhập bình quân đầu người; bảo đảm cho nhóm dân số đặc thù nâng cao chất lượng dân số.
5. Các ngành, các cấp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhân dân đều phải tổ chức thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp nâng cao chất lượng dân số trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
Điều 32. Bảo vệ, hỗ trợ nhóm dân số đặc thù nâng cao chất lượng dân số
1. Nhóm dân số đặc thù bao gồm những người do điều kiện và hoàn cảnh của bản thân, gia đình hoặc điều kiện khách quan mà gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và biện pháp nâng cao chất lượng dân số.
2. Nhà nước bảo vệ, hỗ trợ nhóm dân số đặc thù thực hiện quyền con người, biện pháp nâng cao chất lượng dân số và tự phát triển tiềm năng; tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ, hỗ trợ nhóm dân số đặc thù dưới mọi hình thức; ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế – xã hội và đáp ứng nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dân số cho nhóm dân số đặc thù.
3. Chính phủ quy định đối tượng, chế độ hỗ trợ nhóm dân số đặc thù; biện pháp bảo đảm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ, hỗ trợ nhóm dân số đặc thù; biện pháp ưu tiên đầu tư, đáp ứng nhu cầu cho nhóm dân số đặc thù.
4. Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện biện pháp cụ thể trong việc bảo vệ, hỗ trợ nhóm dân số đặc thù nâng cao chất lượng dân số.
Mục 2. KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN NHÂN
Điều 33. Tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân
1. Nguyên tắc tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân: tự nguyện, tôn trọng nhân thân và bảo đảm bí mật riêng tư phù hợp với pháp luật hiện hành.
2. Hình thức tư vấn: tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua internet, tư vấn qua thư và các hình thức tư vấn hợp pháp khác.
3. Giai đoạn tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm trước, trong và sau khi khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Điều 34. Nội dung và thông báo kết quả khám sức khỏe tiền hôn nhân
1. Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm khám sức khỏe tổng thể; các kiểm tra có liên quan đến bệnh di truyền, bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần và bệnh liên quan đến thụ thai, mang thai, bệnh gây nguy hiểm cho sự phát triển bình thường của thai nhi.
2. Cơ sở cung cấp dịch vụ khám sức khỏe tiền hôn nhân thông báo kết quả khám sức khỏe cho đối tượng hoặc cha, mẹ, người giám hộ nếu đối tượng mất năng lực hành vi dân sự.
3. Cặp nam nữ cần trao đổi thông tin với nhau về kết quả khám sức khỏe của mỗi người và những ảnh hưởng đến việc mang thai, sinh con và con có nguy cơ bị bệnh, tật bẩm sinh.
4. Bộ Y tế quy định cụ thể nội dung khám sức khỏe tiền hôn nhân trong từng giai đoạn.
Điều 35. Đối tượng khám sức khỏe tiền hôn nhân
1. Cặp nam, nữ trước khi kết hôn có quyền chủ động, tự nguyện khám sức khỏe tiền hôn nhân.
2. Nam, nữ có nguy cơ cao ảnh hưởng đến việc mang thai, sinh con và con có nguy cơ bị bệnh, tật bẩm sinh thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có tiền sử các bệnh di truyền, truyền nhiễm, tâm thần của gia đình;
b) Sống, làm việc ở môi trường có hóa chất độc hại, thuốc gây dị dạng, tia xạ; tiền sử sử dụng lâu dài các loại thuốc đặc hiệu, nghiện thuốc lá, nghiện rượu;
c) Có bố, mẹ đẻ là những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời.
3. Người thuộc hộ nghèo, người có điều kiện và hoàn cảnh khó khăn được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí khám sức khỏe tiền hôn nhân. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng, mức hỗ trợ chi phí khám sức khỏe tiền hôn nhân theo từng giai đoạn.
4. Cơ quan y tế, dân số có trách nhiệm lập danh sách đối tượng có nguy cơ cao; tư vấn và giúp đỡ họ tham gia khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Điều 36. Cơ sở khám sức khỏe tiền hôn nhân
1. Tuân thủ quy trình, chất lượng khám sức khỏe tiền hôn nhân.
2. Hướng dẫn biện pháp phòng và chăm sóc các cặp mắc bệnh đã kết hôn về các dịch vụ trước và trong khi mang thai, trước và sau khi sinh con bao gồm:
a) Kiểm soát sinh sản: sử dụng biện pháp tránh thai, sử dụng dược phẩm, các chẩn đoán và điều trị về sinh sản;
b) Chăm sóc trước và sau khi mang thai, trước và sau khi sinh: kiểm tra sức khỏe định kỳ, sinh đẻ ở cơ sở y tế, dinh dưỡng và các chỉ dẫn về làm việc, nghỉ ngơi, vệ sinh trong thời kỳ mang thai;
c) Chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh: kiểm tra sức khỏe, tiêm chủng, dinh dưỡng và các chỉ dẫn vệ sinh cho trẻ sơ sinh.
3. Bộ Y tế quy định quy trình kỹ thuât, tiêu chuẩn quản lý chất lượng khám sức khỏe tiền hôn nhân; điều kiện của cơ sở được thực hiện dịch vụ tư vấn sức khoẻ tiền hôn nhân; điều kiện của cơ sở y tế được thực hiện dịch vụ khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Mục 3. SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ TRƯỚC SINH
Điều 37. Quy định về sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh
1. Tổ chức thực hiện dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán và điều trị các bệnh, tật bẩm sinh trong các giai đoạn phát triển của thai nhi.
2. Bảo đảm cho phụ nữ mang thai dễ tiếp cận và nhận được dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh có chất lượng, đa dạng, thuận tiện; công khai tên cơ sở sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh.
3. Gia đình và xã hội tạo điều kiện, giúp đỡ phụ nữ mang thai được sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh.
4. Chính phủ quy định cụ thể danh mục bệnh, tật sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh được miễn phí trong từng giai đoạn.
Điều 38. Đối tượng tham gia sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh
1. Phụ nữ mang thai có quyền chủ động, tự nguyện tham gia sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sinh con khỏe mạnh, không bị khuyết tật.
2. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao sinh con bị bệnh, tật bẩm sinh bao gồm: người mang thai từ 35 tuổi trở lên; có tiền sử xảy thai; có tiền sử gia đình sinh con bị dị tật, khuyết tật; có bố, mẹ đẻ là những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời; các thai phụ bị nhiễm vi rút Rublla, Herper; các thai phụ sử dụng thuốc đặc hiệu hoặc tiếp xúc với môi trường độc hại.
3. Cơ quan y tế, dân số có trách nhiệm tư vấn và giúp đỡ các thai phụ có nguy cơ cao tham gia sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh.
4. Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí sàng lọc, chẩn đoán trước sinh. Chính phủ quy định chế độ hỗ trợ chi phí sàng lọc, chẩn đoán trước sinh trong từng giai đoạn.
Điều 39. Cơ sở sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh
1. Tuân thủ quy trình, chất lượng sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh; thông báo kết quả, hướng dẫn, tư vấn cho đối tượng.
2. Bảo đảm cho phụ nữ mang thai được tiếp cận thuận lợi, được nhận dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán, điều trị bệnh có chất lượng.
3. Thông báo bệnh mắc phải và các chi phí dịch vụ ngoài danh mục bệnh được cấp miễn phí.
4. Bộ Y tế quy định quy trình sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh.
Mục 4. SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SƠ SINH
Điều 40. Quy định về sàng lọc, chẩn đoán, điều trị sơ sinh
1. Tổ chức thực hiện dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán và điều trị các bệnh, tật cho trẻ sơ sinh, bảo đảm sự phát triển tốt nhất của trẻ sơ sinh.
2. Bộ Y tế quy định cụ thể danh mục bệnh trong sàng lọc, chẩn đoán, điều trị sơ sinh trong từng giai đoạn.
Điều 41. Đối tượng tham gia sàng lọc, chẩn đoán, điều trị sơ sinh
1. Trẻ em sinh ra được cha mẹ hoặc thành viên khác trong gia đình chủ động, tự nguyện cho tham gia sàng lọc, chẩn đoán, điều trị sơ sinh.
2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí cho trẻ em tham gia sàng lọc, chẩn đoán và điều trị sơ sinh theo quy định của pháp luật về trẻ em, bảo hiểm y tế và pháp luật có liên quan. Trẻ sơ sinh thuộc hộ nghèo, hộ có điều kiện và hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ chi phí đi lại khi chuyển tuyến sàng lọc, chẩn đoán, điều trị sơ sinh.
3. Chính phủ quy định đối tượng, mức hỗ trợ chi phí đi lại khi chuyển tuyến sàng lọc, chẩn đoán, điều trị sơ sinh.
Điều 42. Cơ sở sàng lọc, chẩn đoán, điều trị sơ sinh
1. Cơ sở sàng lọc, chẩn đoán, điều trị sơ sinh có trách nhiệm tuân thủ quy trình, chất lượng sàng lọc, chẩn đoán, điều trị sơ sinh.
2. Trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ trẻ sinh ra ở nhà hoặc ở ngoài cơ sở y tế được sàng lọc, chẩn đoán, điều trị sơ sinh.
3. Bộ Y tế quy định quy trình sàng lọc, chẩn đoán, điều trị sơ sinh.
Cập nhật nhanh Luật dân số 2019 mới chi tiết đầy đủ nhất

PHÂN BỐ DÂN SỐ
Điều 43. Nội dung phân bố dân số
1. Nhà nước định hướng phân bố dân số hợp lý giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các địa phương trên cơ sở tôn trọng quyền tự do di dân, tự do cư trú.
2. Điều chỉnh trực tiếp quá trình di dân giữa nơi đi, nơi đến theo quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án được duyệt và sự tự nguyện của người di dân.
3. Điều chỉnh gián tiếp quá trình di dân thông qua việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế – xã hội; giảm sự phân bổ nguồn lực không đồng đều giữa các khu vực, địa phương; ưu tiên đầu tư phát triển vùng nghèo, vùng khó khăn.
4. Bảo đảm bình đẳng về quyền, lợi ích của người di dân với người dân sở tại; cải thiện môi trường, cơ sở hạ tầng ở đô thị không bảo đảm các tiêu chí của đô thị khi số dân tăng lên.
Điều 44. Yêu cầu phân bố dân số
1. Tôn trọng quyền tự do đi lại, tự do cư trú của người dân theo nhu cầu, nguyện vọng; tạo điều kiện thuận lợi cho người di dân thực hiện quyền con người.
2. Bảo đảm cho người di dân có kiến thức, kỹ năng lựa chọn nơi cư trú đáp ứng nhu cầu phát triển, thực hiện quyền con người của cá nhân, gia đình.
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, biện pháp đối với người đi, nơi đi và đối với người đến, nơi đến; xây dựng và giải quyết chế độ di dân theo quy định của pháp luật; ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi dụ dỗ, mua chuộc, dọa nạt người khác di dân trái pháp luật và người di dân trái pháp luật.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người di dân theo quy định của pháp luật về di dân quốc tế, di dân tự do và di dân theo quy hoạch, kế hoạch hoặc theo chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 45. Di chuyển nơi cư trú
1. Đối tượng và nơi cần di chuyển nơi cư trú:
a) Đối tượng cần di chuyển nơi cư trú là hộ cư trú ở nơi biệt lập, phân tán không thuận tiện cho việc học tập, chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt của thành viên gia đình; các hộ ở nơi bị thiên tai đe dọa, nơi đông dân thiếu việc làm;
b) Biện pháp thực hiện: Quy hoạch, xác định nơi bị thiên tai đe dọa, nơi đông dân thiếu việc làm và mức độ cần di dân; tuyên truyền, vận động di chuyển đến nơi cư trú mới theo quy hoạch; xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ trợ cấp di chuyển về hỗ trợ mua lại, đền bù tài sản, đất đai, vận chuyển và hỗ trợ ban đầu cho hộ di chuyển;
c) Việc lựa chọn nơi đi, số lượng người đi phải theo thứ tự trước, sau và tiêu chuẩn quy định về mức độ đông dân thiếu việc làm.
2. Buộc phải di chuyển nơi cư trú
a) Nơi cư trú buộc phải di chuyển vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; vì bảo đảm an toàn công trình kinh tế văn hóa, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân theo quy định của pháp luật và nơi cư trú trái pháp luật;
b) Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ buộc phải di chuyển nơi cư trú có trách nhiệm tổ chức việc di chuyển; bồi thường đất và tài sản trên đất; hỗ trợ di chuyển; xây dựng khu tái định cư theo quy định của pháp luật.
Điều 46. Nơi nhận dân đến cư trú
1. Quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú; bảo đảm quyền, lợi ích của người mới đến được bình đẳng với người dân sở tại.
2. Tổ chức thực hiện công tác định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số; vận động và tổ chức chuyển hộ cư trú trên phương tiện lưu động đến nơi cư trú ổn định; xây dựng và tổ chức thực hiện biện pháp hỗ trợ sản xuất, sinh hoạt cho người dân ở vùng dân tộc, vùng biên giới, hải đảo, nơi cư trú còn nhiều khó khăn, nơi bảo vệ quốc phòng, an ninh; ngăn chặn di dân tự phát do thiếu hiểu biết, bị xúi giục, ép buộc.
3. Bảo đảm chế độ hỗ trợ người đến, nơi đến hoặc chế độ trợ cấp cán bộ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đến làm việc theo mức độ khó khăn của nơi đến. Chính phủ quy định khung hỗ trợ theo mức độ khó khăn của nơi đến trong từng giai đoạn.
4. Nơi nhận dân tập trung có nhiều người mới đến phải bảo đảm điều kiện về nơi ăn ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe, học tập, văn hóa, viễn thông, sóng phát thanh, truyền hình, internet cho người dân đến cư trú và bảo đảm việc làm, thu nhập cho người trong độ tuổi lao động có nhu cầu lao động.

LỒNG GHÉP DÂN SỐ TRONG PHÁT TRIỂN
Điều 47. Phạm vi, trình tự lồng ghép dân số trong phát triển
1. Phạm vi lồng ghép dân số trong phát triển bao gồm:
a) Lồng ghép dân số trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, vùng địa lý kinh tế, địa phương và phát triển ngành, lĩnh vực từ trung ương đến địa phương;
b) Lồng ghép dân số trong chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, vùng địa lý kinh tế, địa phương và phát triển ngành, lĩnh vực từ trung ương đến địa phương;
c) Lồng ghép dân số trong sản xuất, kinh doanh, tư vấn, dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa và phát triển cơ sở hạ tầng.
2. Trình tự lồng ghép dân số trong phát triển bao gồm:
a) Xác định, lựa chọn các yếu tố dân số đưa vào lồng ghép trong phát triển;
b) Phân tích, đánh giá tác động trực tiếp và gián tiếp của mối quan hệ nguyên nhân – kết quả – hậu quả giữa phát triển kinh tế – xã hội và các yếu tố dân số;
c) Lựa chọn phương án tối ưu trong việc thiết kế và tổ chức thực hiện mục tiêu, biện pháp phát triển kinh tế – xã hội và phát triển bền vững.
Điều 48. Các yếu tố dân số được lồng ghép trong phát triển
1. Quy mô và tốc độ tăng dân số gồm: số lượng và tỷ lệ phát triển dân số, mật độ dân số, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai, số lượng và tỷ lệ phụ nữ mang thai, số lượng và tỷ suất sinh.
2. Cơ cấu dân số gồm: số lượng và tỷ lệ dân số theo từng độ tuổi, nhóm tuổi; số lượng và tỷ số giới tính theo nhóm tuổi và tỷ số giới tính khi sinh.
3. Chất lượng dân số gồm: chỉ số phát triển con người, tuổi thọ bình quân; tuổi thọ bình quân khỏe mạnh; tỷ suất chết; số lượng và tỷ lệ người khuyết tật, người bị dị tật bẩm sinh; số lượng và tỷ lệ người lớn biết chữ; số năm học trung bình; tỷ lệ nhập học cấp học phổ thông; tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật; số lượng và tỷ lệ dân số được hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí, du lịch; thu nhập và chi tiêu của hộ dân cư; số lượng, cơ cấu, tốc độ tăng thu nhập bình quân người về tổng sản phẩm quốc nội; số lượng và tỷ lệ tội phạm, nghiện hút ma túy, tệ nạn xã hội; số lượng và tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể; tỷ lệ rừng che phủ và tỷ lệ diện tích có môi trường trong lành.
4. Phân bố dân số gồm các yếu tố dân số về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số trên một đơn vị hành chính.
5. Các yếu tố dân số tác động đến phát triển về định lượng và định tính theo xu hướng, mức độ tác động.
Điều 49. Biện pháp bảo đảm cho việc lồng ghép dân số trong phát triển
1. Tuyên truyền, tư vấn và hướng dẫn về lồng ghép dân số trong phát triển.
2. Xây dựng, phổ biến hướng dẫn việc lồng ghép dân số trong phát triển của cả nước, ngành, lĩnh vực, cơ quan, tổ chức và các cấp quản lý.
3. Bảo đảm điều kiện lồng ghép dân số trong phát triển về thông tin, số liệu; về cơ sở pháp lý và tính pháp quy; về nội dung, phương pháp và quy trình lồng ghép dân số trong phát triển.
4. Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện lồng ghép dân số trong phát triển của các cơ quan, tổ chức trong xã hội.
5. Xây dựng mối quan hệ giữa mục tiêu phát triển với các yếu tố dân số về số lượng, tâm lý, nguyện vọng và thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần và sự phát triển toàn diện con người của các nhóm dân số.
Điều 50. Trách nhiệm lồng ghép dân số trong phát triển
1. Trách nhiệm lồng ghép dân số trong phát triển bao gồm:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội, quản lý ngành, lĩnh vực từ trung ương đến địa phương có trách nhiệm lồng ghép dân số trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án và trong chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về phát triển kinh tế – xã hội, phát triển ngành, lĩnh vực;
b) Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và đoàn thể, tổ chức xã hội có trách nhiệm lồng ghép dân số trong kế hoạch, chương trình, dự án và biện pháp phát triển kinh tế – xã hội, phát triển ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;
c) Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, tư vấn, dịch vụ công lập và ngoài công lập có trách nhiệm lồng ghép dân số trong kế hoạch, chương trình, dự án và biện pháp phát triển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và cơ sở hạ tầng.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết và xây dựng tài liệu hướng dẫn nội dung, phương pháp, trình tự lồng ghép dân số trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về phát triển kinh tế – xã hội, ngành, lĩnh vực, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, cơ sở hạ tầng.
3. Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quy định chi tiết và xây dựng tài liệu hướng dẫn việc lồng ghép dân số trong chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về phát triển kinh tế – xã hội, ngành, lĩnh vực.
Điều 51. Thông tin, số liệu dân số phục vụ lồng ghép
1. Thông tin, số liệu định lượng về dân số và phát triển là chỉ tiêu thống kê quốc gia do Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố và cung cấp.
2. Thông tin số liệu định tính về mối quan hệ nguyên nhân – kết quả – hậu quả giữa dân số và phát triển do cơ quan quản lý nhà nước về dân số hướng dẫn, cung cấp.
3. Thông tin, số liệu định tính về tâm lý, nhu cầu sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ về vật chất và tinh thần theo các nhóm dân số do các cơ quan, đơn vị thực hiện việc lồng ghép dân số trong phát triển tự thu thập, sử dụng.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân số có trách nhiệm cung cấp thông tin số liệu dân số quốc gia theo cơ cấu tuổi, giới tính và thông tin khác trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân số theo yêu cầu của người sử dụng.

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ
Điều 52. Tuyên truyền, tư vấn về dân số
1. Cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm xây dựng chương trình, nội dung tuyên truyền, tư vấn; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện tuyên truyền, tư vấn về dân số.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền được tiếp nhận thông tin về dân số, có trách nhiệm tuyên truyền, tư vấn về dân số cho các thành viên, hội viên và toàn xã hội.
3. Cơ quan thông tin tuyên truyền có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về dân số; nêu gương tốt, việc tốt; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về dân số. Nội dung và hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phong phú về thể loại và phù hợp, dễ hiểu đối với từng nhóm đối tượng.
Điều 53. Giáo dục dân số
1. Giáo dục dân số được thực hiện trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo, xây dựng chương trình, nội dung giáo trình về dân số phù hợp với từng cấp học, bậc học.
3. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm tổ chức giảng dạy và học tập theo chương trình, giáo trình quy định.
Điều 54. Cung cấp dịch vụ dân số
1. Cơ quan tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, nhập khẩu, cung ứng phương tiện tránh thai và cung cấp các dịch vụ dân số phải tuân theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ dân số có trách nhiệm bảo đảm chất lượng phương tiện, dịch vụ, kỹ thuật an toàn, thuận tiện; theo dõi, giải quyết các tác dụng phụ và tai biến cho người sử dụng (nếu có).
Điều 55. Xã hội hóa công tác dân số
1. Xã hội hoá công tác dân số bằng việc huy động mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân tích cực tham gia công tác dân số. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số được hưởng quyền, lợi ích từ công tác dân số.
2. Cơ sở cung cấp dịch vụ dân số thuộc danh mục các loại hình, đáp ứng các tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa về thuế, cơ sở hạ tầng, vay vốn, hỗ trợ đào tạo theo quy định của pháp luật về xã hội hóa.
Điều 56. Nghiên cứu khoa học về dân số
1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, chú trọng các đề tài nâng cao chất lượng dân số của đồng bào dân tộc thiểu số, chất lượng dân số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
2. Nhà nước có chính sách để bảo hộ, phổ biến, ứng dụng kết quả đã nghiên cứu về dân số vào chương trình phát triển kinh tế – xã hội và làm căn cứ cho việc hoạch định chính sách, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác dân số.
3. Các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả các đề tài nghiên cứu về dân số để ứng dụng trong thực tế đời sống kinh tế – xã hội của đất nước.
Điều 57. Hợp tác quốc tế trong công tác dân số
1. Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án trong lĩnh vực dân số.
2. Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về dân số.
3. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại trong lĩnh vực dân số.
4. Đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong lĩnh vực dân số.
5. Nhà nước khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia các hoạt động dân số.
6. Các tổ chức quốc tế, hiệp hội về lĩnh vực dân số của nước ngoài được hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 58. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số
1. Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển và tạo điều kiện nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số ở các cấp, chú trọng đối với cán bộ dân số và cộng tác viên dân số ở cơ sở.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ làm công tác dân số, ổn định đội ngũ cán bộ dân số, cộng tác viên dân số ở cơ sở phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của mỗi địa phương.
Điều 59. Bảo đảm kinh phí cho công tác dân số
1. Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí cho các đối tượng được miễn hoặc được hỗ trợ chi phí phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, phá thai, điều trị vô sinh, hỗ trợ sinh sản, khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc bệnh trước sinh; hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chuyển giao công nghệ, trang thiết bị làm dịch vụ dân số đối với các địa phương khó khăn.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện mục tiêu và các hoạt động theo quy định của các địa phương.

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ
Điều 60. Các vấn đề dân số
1. Quy mô dân số: biến động dân số, mức sinh, kế hoạch hóa gia đình, biện pháp tránh thai, vô sinh, phá thai và việc thực hiện chức năng của gia đình về sinh con, nuôi dạy con, giá trị của con cái, sự phát triển của các thành viên và cuộc sống gia đình.
2. Cơ cấu dân số: cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi, giới tính khi sinh, việc khai thác và thích ứng của sự phát triển kinh tế – xã hội với quá trình chuyển đổi nhân khẩu học, cơ cấu dân số vàng, già hóa dân số.
3. Chất lượng dân số: các đặc trưng phản ảnh thể chất, trí tuệ, tinh thần của toàn bộ dân số; bảo vệ, hỗ trợ nhóm dân số đặc thù nâng cao chất lượng dân số; sức khỏe tiền hôn nhân; chất lượng sinh; sức khỏe sơ sinh.
4. Phân bố dân số: số lượng, cường độ và luồng di dân; điều kiện và yêu cầu di dân bao gồm nơi đi, nơi đến, chế độ hỗ trợ và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân tại nơi cư trú.
5. Lồng ghép dân số trong phát triển: việc thực hiện các quy định về phạm vi, trình tự lồng ghép; yếu tố dân số được lồng ghép; biện pháp bảo đảm lồng ghép và trách nhiệm lồng ghép, cung cấp thông tin cho lồng ghép dân số trong phát triển.
6. Quản lý và tổ chức thực hiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Điều 61. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Thông tin cơ bản về công dân; quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thu thập, cung cấp và cập nhật thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các quy định về quyền, nghĩa vụ, hành vi bị cấm liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện theo quy định của pháp luật về căn cước công dân.
2. Xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải bảo đảm sự tập trung, thống nhất, an toàn, thuận tiện và quyền khai thác thông tin, dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm giá trị của công cụ quản lý dân số trong xã hội văn minh, hiện đại và giá trị của tài sản của quốc gia.
3. Thông tin cơ bản của cá nhân không thuộc phạm vi của thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và chỉ xác định duy nhất một con người trong xã hội. Việc thu thập, sử dụng thông tin cơ bản của cá nhân theo nguyên tắc của xã hội dân sự; khi thực hiện các thủ tục hành chính và dịch vụ xã hội thì cá nhân không phải cung cấp thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Điều 62. Thẩm quyền quản lý và điều chỉnh các vấn đề dân số
1. Chính phủ quản lý, điều chỉnh các vấn đề dân số của cả nước; định hướng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp điều chỉnh các vấn đề dân số theo khu vực, vùng địa lý kinh tế và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch về dân số.
2. Chính quyền địa phương các cấp quản lý, điều chỉnh các vấn đề dân số trên địa bàn theo định hướng của cấp trên và yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương; tổ chức thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp điều chỉnh các vấn đề dân số trên địa bàn theo yêu cầu; tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch về dân số; bảo đảm điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, khám chữa bệnh, học tập, đi lại, vui chơi, giải trí của nhân dân cư trú trên địa bàn.
3. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi, nhiệm vụ có quyền ban hành và tổ chức thực hiện quy định, biện pháp giải quyết các vấn đề dân số trong cơ quan, tổ chức; quản lý mức sinh, tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số của các thành viên; bảo đảm quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức và của các thành viên trong việc thực hiện mục tiêu dân số theo quy định của pháp luật; tuyên truyền, giáo dục dân số và pháp luật về dân số; ban hành biện pháp hỗ trợ thành viên của cơ quan, tổ chức thực hiện mục tiêu dân số; tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ phát triển cơ sở phúc lợi xã hội, các hoạt động, dịch vụ phục vụ việc giải quyết các vấn đề dân số; tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về dân số.
Điều 63. Cơ quan quản lý nhà nước về dân số
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dân số bao gồm:
a) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số;
b) Xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và các biện pháp giải quyết các vấn đề dân số;
c) Tổ chức, phối hợp thực hiện giải quyết các vấn đề dân số giữa các ngành, các cấp; giữa cơ quan nhà nước với đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân;
d) Quản lý hoạt động và dịch vụ phục vụ việc giải quyết các vấn đề dân số;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật;
g) Tổ chức, quản lý và thực hiện nhiệm vụ: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho công tác dân số; thu thập, xử lý, khai thác, lưu trữ thông tin, số liệu về dân số; quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; điều tra và tổng điều tra dân số định kỳ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ; hợp tác quốc tế về dân số.
2. Bộ Y tế giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về tổng thể các vấn đề dân số và các vấn đề dân số cụ thể theo sự phân công của Chính phủ; phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể trong việc điều phối thực hiện công tác dân số; xây dựng, ban hành hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc lồng ghép dân số trong phát triển ngành y tế, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
3. Các Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về dân số theo sự phân công của Chính phủ; phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành, đoàn thể trong việc điều phối thực hiện công tác dân số; xây dựng, ban hành hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc lồng ghép dân số trong phát triển ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
Điều 64. Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp
1. Thực hiện quản lý nhà nước về dân số trên địa bàn địa phương bao gồm:
a) Tổ chức thực hiện pháp luật về dân số tại địa phương;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, biện pháp giải quyết các vấn đề dân số, mục tiêu quốc gia về dân số tại địa phương;
c) Tổ chức, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ: tuyên truyền, giáo dục về dân số và pháp luật về dân số; huy động, quản lý sử dụng nguồn lực, thông tin, số liệu; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức và thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về dân số theo thẩm quyền.
2. Xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các biện pháp, mô hình hoạt động dân số có hiệu quả tại địa phương.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 65. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực kể từ ngày…tháng…năm…Điều 43, Điều 44 luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989; Pháp lệnh Dân số số 06/2003/PL-UBTVQH 11 ngày 09/01/2003 và Pháp lệnh sửa đổi Điều10 Pháp lệnh Dân số số 08/2008/PL-UBTVQH12 ngày 27/12/2008 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Điều 66. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ…thông qua ngày…tháng…năm…
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Thị Kim Ngân
Quy định chung và nội dung sửa đổi bổ sung cơ bản rõ ràng cụ thể nhất về Luật dân số 2019 vừa được chúng tôi thông tin đầy đủ trên đây. Mong rằng, khi đã cập nhật nhanh những điều chỉnh của Quốc hội về luật dân số, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức liên quan nên tuân thủ đúng theo trình tự luật định. Hiện nay, tình trạng dân số tại Việt Nam đang gia tăng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn chưa có kế hoạch điều chỉnh quy mô dân số hợp lý, vì vậy luật dân số chính thức được đề ra và thông qua để hi vọng khắc phục hiệu quả tình trạng này. Theo đó, cơ quan nhà nước cũng phải có trách nhiệm quản lý nghiêm ngặt về mật độ dân số tăng vọt tại từng địa phương và trên phạm vi cả nước để tiến tới xây dựng một quy mô dân số phát triển ổn định bền vững trong tương lai. Phapluat360.com chúc các bạn xem tin vui!

 

shop hoa tưoi thanh pho vi thanh hau giang

shop hoa thành phố vị thanh , shop hoa tươi thành phố vị thanh  ,shop hoa tươi an giangiang

 xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , hoa khai trương, hoa đám tang, điện hoa , hoa lan hồ điệp  . shop hoa tươi Địa chỉ shop hoa


xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

shop hoa tươi quang binh

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI