Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ bầu như thế nào là hợp lí giúp mẹ bầu an tâm hơn khi gần đến ngày sanh
Chuẩn bị đồ đồ đi sinh cho mẹ bầu như thế nào là câu hỏi chung của các thai phụ khi trải nghiệm lần đầu. Đối mặt với giai đoạn chuyển dạ, các cơn đau dồn dập trải dài khiến mẹ bầu kiệt, sức sẽ khó có tinh thần ghi nhớ những vật dụng mang theo đến bệnh viện. Nên có sự chuẩn bị từ tuần 35 trở đi hoặc cách ngày sinh dự kiến 2- 4 tuần, gánh nặng về mặt tâm lí giảm bớt phần nào để giúp mẹ bầu cân bằng trạng thái cảm xúc, cho quá trình chuyển dạ trở nên nhẹ nhàng hơn.
Chuẩn bị đồ đồ đi sinh cho mẹ bầu như thế nào là câu hỏi chung của các thai phụ khi trải nghiệm lần đầu. Đối mặt với giai đoạn chuyển dạ, các cơn đau dồn dập trải dài khiến mẹ bầu kiệt, sức sẽ khó có tinh thần ghi nhớ những vật dụng mang theo đến bệnh viện. Nên có sự chuẩn bị từ tuần 35 trở đi hoặc cách ngày sinh dự kiến 2- 4 tuần, gánh nặng về mặt tâm lí giảm bớt phần nào để giúp mẹ bầu cân bằng trạng thái cảm xúc, cho quá trình chuyển dạ trở nên nhẹ nhàng hơn.
Mẹ bầu ghi những vật dụng cầu thiết trước khi đi sinh con. Ảnh: Internet
Trong quá trình mang thai, sau các lần tái khái định kì mẹ bầu cần giữ lại phiếu xét nghiệm, kết quả siêu âm và sắp xếp theo thứ tự thời gian giúp thuận tiện hơn cho việc theo dõi tình hình thai phụ trước khi sinh con.
Đối với trường hợp mẹ bầu có dự kiến nơi sinh thì nên đến khám ở bệnh viện đó trước thời gian chuyển dạ khoảng 4- 8 tuần để bác sĩ có thể nắm rõ tình hình thai phụ và em bé, thực hiện các công đoạn cần thiết làm hồ sơ sinh.
Thông thường hồ sơ sinh được làm từ tuần 32 đến tuần 36 của thai kì, gồm những kết quả xét nghiệm tổng quát về nước tiểu, máu cũng như tiền sử bệnh của mẹ bầu lần đầu tiên hoặc các lần sinh trước.
Đây là giấy tờ quan trọng mẹ bầu cần mang theo hoặc có thể ghi nhớ mã số hồ sơ để tiện việc cho nhân viên y tế kiểm tra khi xảy ra thất lạc, đồng thời dễ dàng hơn trong việc thực hiện thủ tục nhập viện.
Khi khám thai mẹ bầu nên giữ lại kết quả để dùng lúc nhập viện sinh con. Ảnh: Internet
Khi sinh thường và không xảy ra biến chứng sau sinh, thai phụ nằm viện khoảng 1- 2 ngày. Đối với trường hợp mổ thì nằm lâu hơn từ 5- 7 ngày.
Trong thời gian lưu trú ở đây ngoài thực hiện các qui định về an toàn cho thai phụ và trẻ sơ sinh thì quần áo cũng phải mặc theo yêu cầu của bệnh viện. Tuy nhiên, có một số nơi sản phụ có riêng quần áo sử dụng và trả lại khi xuất viện.
Vì vậy, thai phụ nên tham khảo các dịch vụ y tế ở nơi chuyển dạ để có những chuẩn bị cần thiết, tránh mang vác nặng nề, gây bất tiện cho việc di chuyển.
Mẹ bầu mang đồ đi nhập viện trước khi chuyển dạ. Ảnh: Internet
Khi nhập viện cho đến lúc sinh sản phụ thông thường sẽ mặc áo của bệnh viện cấp nhưng sinh xong sản phụ có thể mặc quần áo của mình mang theo. Vì vậy cần mang vài bộ quần áo thoải mái, chất liệu thấm hút tốt, loại cài khuy để tiện việc thăm khám của bác sĩ, nếu không buộc phải mặc trang phục của bệnh viện.
Bàn chải, kem đánh răng, lược, nước súc miệng ( dùng cho thai phụ sau khi sinh mổ không thuận tiện cho việc cử động nhiều), sữa rửa mặt, sữa tắm, khăn mặt, khăn tắm, xà bông rửa tay, băng vệ sinh…
Mẹ bầu kiểm tra lại đồ đi sinh để an tâm hơn. Ảnh: Internet
Tốt nhất là chọn loại quần giấy, túi có 5 cái dùng 1 lần sẽ tiết kiệm thời gian giặt giũ, người nhà có nhiều thời giờ để lo cho mẹ bầu và bé. Ngoài ra còn đảm bảo được vệ sinh hơn.
Đồng thời cơ thể mẹ bầu khá yếu khi vừa sinh xong, nên giữ ẩm cơ thể đặc biệt là phần chân bằng loại tất mỏng hoặc dày tùy vào điều kiện thời tiết mà lựa chọn thích hợp.
Sản phụ sau sinh cơ thể còn yếu nên cần bổ sung thêm năng lượng từ những dưỡng chất có trong sữa. Vì thế, cần phải chuẩn bị đầy đủ ly, muỗng, bộ dụng cụ dung để pha sữa cho mẹ sau sinh mỗi lúc cần đến.
Dụng cụ hút sữa cũng không cần thiết phải mang theo, nhưng phòng trường hợp nếu mẹ bầu bị tắc sữa thì có thể dung đến. Tuy nhiên, ở một số mẹ bầu những ngày đầu không có sữa nhưng vài ngày sau lại có bình thường. Thế nên khi có nhu cầu mới trang bị để tránh lãng phí.
Mẹ bầu nên mang theo ly muỗng cần dùng khi pha sữa uống. Ảnh: Internet
Các mẹ bầu nên trang bị thêm miếng lót thấm sữa phòng khi mẹ bầu bị rỉ sữa hoặc ra sữa nhiều. Để tiết kiệm chi phí, mẹ có thể sử dụng miếng lót thấm sữa bằng vải cotton thấm hút, nhưng sẽ tốn thời gian giặt và phơi khô. Vì nếu mẹ đi sinh vào mùa đông hoặc thời tiết mát mẻ không có ánh nắng thì sẽ khó phơi khô và diệt hết vi khuẩn trong miếng lót.
Cách tốt nhất mẹ nên sử dụng các loại miếng lót thấm hút sữa dùng 1 lần, sẽ tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
Miếng lót thấm sữa dùng 1 lần tiện lợi hơn cho mẹ sau sinh. Ảnh: Internet
Ngoài ra chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ bầu có thể trang bị thêm túi nilon, giấy cuộn, bông gòn dùng để bịch tai (nút tai) để tránh tiếng ồn, dễ ngủ hơn và giúp lấy lại sức.
Không chỉ việc chuẩn bị tâm lí mà việc chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ bầu cũng hết sức cần thiết. Thế mới thấy sinh con quả thật không dễ phải không các mẹ. Bởi mang thai đã rất vất vả, mệt nhọc về sức khỏe, tinh thần lại còn phải lo toan thêm nhiều thứ khác nữa. Nhưng chỉ cần sanh con ra được bình an, khỏe mạnh thì bao nhiêu vất vả lại vô cùng xứng đáng các mẹ nhỉ? Quá trình vượt cạn sẽ nhẹ nhàng và thuận lợi hơn nếu các mẹ bầu có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, chọn lựa cẩn thận các vật dụng, sắp xếp hợp lí để chào đón em bé ra đời. Chúc các chị em thai phụ sẽ mẹ tròn con vuông, bình an và khỏe mạnh nhé!
Lý Ngân – Tổng hợp
shop hoa tưoi thanh pho vi thanh hau giang
shop hoa thành phố vị thanh , shop hoa tươi thành phố vị thanh ,shop hoa tươi an giangiang
xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , hoa khai trương, hoa đám tang, điện hoa , hoa lan hồ điệp . shop hoa tươi , Địa chỉ shop hoa
xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương , điên hoa chia buồn , dien hoa