Củ tam thất bắc có tác dụng gì? 24 công dụng của tam thất

Củ tam thất bắc có tác dụng gì? 24 công dụng của tam thất

Củ tam thất bắc nổi tiếng với những công dụng như bồi bổ cơ thể, đẩy lùi căng thẳng mệt mỏi, chống lão hóa, bảo vệ tim mạch, ngăn chặn khối u, tăng sức đề kháng, giảm đau đầu, giảm căng thẳng, thông kinh, điều hòa khí huyết,… Và còn rất nhiều tác dụng khác chưa được khám phá.

Hiểu rõ về về tác dụng của loại thảo dược này chúng ta sẽ có cách sử dụng hợp lý tùy theo mục đích. Tuy nhiên cũng có những mặt tiêu cực cần tránh khi dùng tam thất bắc. Trong bài viết này, sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu những vấn đề đó.

Tam thất là củ gì

Củ tam thất là củ của cây tam thất, là thảo dược có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn dùng để cầm máu, hóa ứ, giảm đau, tiêu sưng,.. Trong đông y, tam thất được dùng làm thành phần của bài thuốc chữa bệnh hay và hiệu quả.

Công dụng của củ tam thất

Củ tam thất bắc có tác dụng gì? 24 công dụng của tam thất
Củ tam thất bắc có tác dụng gì? 24 công dụng của tam thất

Củ tam thất bắc tươi còn nguyên đất chưa rửa

Củ tam thất có thành phần hóa học gồm đường, axit amin, các hợp chất có nhân sterol, các nguyên tố vi lượng Canxi, sắt, hai hợp chất Saponin là Arasaponin A và Arasaponin B. Saponin trong củ tam thất ít độc.

Người dân thường chỉ dùng tam thất để bồi bổ sức khỏe và chữa một số bệnh nhưng chưa hiểu biết hết về công dụng của nó. Với mỗi loại bệnh có cách sử dụng khác nhau và cho ra từng kết quả khác nhau. Người xưa ví tam thất là “vàng không đổi” bởi vì nó rất trân quý, cần phải giữ trong nhà, những lúc bệnh tật cần gấp để dùng ngay, vàng chưa chắc mua nổi.

Mời bạn tìm hiểu bài viết: 10+ Tác dụng tốt của Cây Tam Thất tốt cho sức khỏe và chữa bệnh

Các loại tam thất

Căn cứ theo nơi sinh trưởng phát triển, đặc điểm và giá trị mà ta phân tam thất ra làm 3 loại tam thất bắc, tam thất nam và tam thất rừng.

Củ tam thất bắc: Có bề mặt sần sùi, thân củ dài tròn khác nhau với hình thù không cố định, có nhiều mấu nhỏ, các vân trắng, nhiều rảnh chìm cam nâu to nhỏ khác nhau không đồng đều. Củ càng lâu năm thì kích thước càng lớn và có càng nhiều mấu nhỏ.

Củ tam thất bắc chữa bệnh gì

Củ tam thất bắc tại Shop Cây Thuốc Dân Gian, ảnh dưới ánh sáng trắng nên trông vàng hơn

Vỏ tam thất bắc có màu xám, càng già thì màu càng đậm, củ có màu vàng đậm do có đất bám, rửa đi sẽ xám lại. Ruột có màu trắng ngà giống với màu ngà voi để lâu năm. Có vị đắng, ngậm lâu trong miệng thấy ngọt, tính nóng nên cầm máu bổ huyết, còn dùng cho các vết thương hở nhanh lành.

Củ tam thất bắc có tác dụng gì? 24 công dụng của tam thất

Củ tam thất nam: Có hình dạng tròn như củ khoai tây, kích thước phổ biến từ 2 đến 3cm, ít mẫu nhỏ, thân củ có các vết lõm màu đen nhỏ, có ít vết lằn nhỏ nhưng không sâu, bề mặt nhẵn.

Củ tam thất bắc có tác dụng gì? 24 công dụng của tam thất

Vỏ tam thất nam có màu trắng ngà pha với xám nhưng không đậm. Vị cay, tính nóng chủ yếu dùng để trị chướng bụng đầy hơi, chữa rối loạn kinh nguyệt.

Củ tam thất rừng: Thân củ dài, bề mặt sần sùi, phân thành nhiều khúc nhỏ, có nhiều rễ bao quanh nhỏ nhưng dài. Do mọc hoang nên kích thước và hình dạng không đồng đều. Củ tam thất rừng dài trông rất giống sâm ngọc linh, nếu không có chuyên môn sẽ rất khó để phân biệt.

Tam thất rừng

Tam thất rừng tại cửa hàng của chúng tôi

Củ khi còn non có màu nâu pha lẫn xanh nhạt, càng về già càng sẫm lại, ruột càng xám hơn. Có vị đắng hơn tam thất bắc, càng về lâu năm dược tính càng cao, chất lượng càng tốt. Giá bán tam thất hoang rất đắt ngót chục triệu, có tiền còn không có để mua.

Củ tam thất có tác dụng gì

Trong đông y, tam thất có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm với các công dụng như cầm máu, hoạt huyết, bổ huyết, giảm đau, tiêu sưng, tiêu ứ, tăng miễn dịch, tăng sức đề kháng, tăng lực, chống trầm uất, kích thích tâm thần.

Tam thất bắc rất tốt cho tim mạch như chống lại nguyên nhân gây loạn nhịp, nhờ chất noto ginsenosid mà tam thất giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giãn mạch, tăng khả năng chịu đựng trong điều kiện thiếu oxy.

Củ tam thất bắc có tác dụng gì? 24 công dụng của tam thất

Củ tam thất tươi đã rửa sạch và bỏ rễ

Những trường hợp bị chảy máu do chấn thương hay phẫu thuật dùng bột tam thất rắc vào giúp cầm máu, nhanh lành vết thương.

Tam thất giúp ngăn ngừa ung thư do khả năng làm chậm sự phát triển của khối u, ngăn ngừa di căn tế bào ung thư ác tính, gia tăng thời gian sống của bệnh nhân.

Tác dụng bổ máu: Những người lao động căng thẳng do áp lực công việc, phụ nữ sau sinh có thể thiếu máu trầm trọng khiến da mặt xanh sạm, người mệt mỏi. Thì tam thất được coi là thảo dược bổ máu rất tốt và hiệu quả.

Trị tàn nhan làm đẹp da: Tam thất có công dụng thanh lọc máu, thúc đẩy tuần hoàn máu và loại bỏ các cặn bã trong thành mạch máu. Do đó giúp trị các vết thâm nám, tàn nhan, giảm nhăn, giúp chị em có một làn da căng và khỏe mạnh.

Chống lão hóa: Nhờ thành phân hoạt chất flavonoids và saponin mà giúp chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do, từ đó làm giảm lão hóa da rất tốt.

Duy trì và chăm sóc tử cung: Phụ nữ thường gặp các bệnh như u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… sử dụng tam thất là cách ngăn ngừa ứ đọng máu trong tử cung, giúp bảo vệ và khắc phục các vấn đề xảy ra với tử cung.

Củ tam thất chữa bệnh gì

Tham khảo công dụng và một số bài thuốc bào chế tự tam thất bắc và các thảo dược khác trong chữa và điều trị bệnh.

1. Chữa thấp tim: Lấy 1g bột tam thất pha với nước ấm uống, ngày 3 lần, mỗi lần cách nhau 6-8 tiếng. Uống liên tục trong 30 ngày.

2. Chữa đau bụng kinh và trước kì kinh (thống kinh): Lấy 5g bột tam thất pha với nước ấm hoặc cháo loãng mà uống. Mỗi ngày 1 lần.

3. Đau thắt ngực ra bệnh vành mạch gây ra: Kết hợp 20g tam thất và 20g đan sâm sắc uống, hoặc dùng nước đó nấu cháo. Liên tục vài tháng.

4. Phòng và điều trị đau thắt ngực: Mỗi ngày dùng từ 3-6g bột tam thất pha với nước ấm uống trong một lần.

5. Trị đau thắt lưng: Lấy lượng bằng nhau gồm bột tam thất và bột hồng nhân sâm trộn đều, ngày uống 2 lần cách nhau 12 tiếng, mỗi lần 2g pha với nước ấm. Bài thuốc này còn giúp bồi bổ cho phụ nữ sau sinh, người suy nhược thần kinh, người vừa ốm dậy.

6. Chữa bạch cầu cấp tính và mạn tính: Lấy 6g tam thất, 15-30g xuyên khung, 1-30g đương quy, 15-20g xích thược và 8-10g hồng hoa sắc thuốc uống.

7. Trị các vết bầm tím do máu tụ (cả trong mắt): Ngày 3 lần mỗi lần từ 2-3g bột tam thất pha với nước ấm uống. Mỗi lần cách nhau 6 tiếng.

8. Bị chảy máu cam, ho ra máu, rong kinh, chảy máu bầm tím do chấn thương: Mỗi ngày 20g bột tam thất hòa với nước ấm uống.

9. Tăng cường miễn dịch, cải thiện trí nhớ, chống stress: Kết hợp tam thất với linh chi, hiện chưa có liều lượng và hướng dẫn cụ thể.

10. Các chứng bệnh về mắt: Kết hợp tam thất với cúc hoa và kỷ tử. Hiện bài thuốc chưa có hướng dẫn cụ thể.

11. Chữa nôn ra máu: Chuẩn bị 1 con gà làm sạch bỏ nội tạng, bột tam thất 5g, nước ngó sen 200ml và rượu 15ml. Hầm cách thủy để ăn, mỗi ngày 1 lần cho tới khi khỏi.

12. Trị viêm loét đường tiêu hóa: Lấy 3-5g bột tam thất pha với nước sôi uống, mỗi ngày 4 lần.

13. Trị chóng mặt do thiếu máu: Lấy 1 con chim bồ câu hấp cách thủy với 3g tam thất để ăn, mỗi ngày 1 lần.

14. Ra máu nhiều sau sinh nở: Lấy 8g bột tam thất pha với nước cơm uống, ngày từ 2-3 lần.

15. Người già suy nhược cơ thể hoặc bồi bổ phụ nữ sau sinh: Lấy 12g tam thất, 40g ích mẫu, 40g sâm bố chính, 12g hương phụ và 20g kê huyết đằng. Tất cả tán bột, mỗi ngày lấy 30g sắc nước uống.

16. Chữa kinh nguyệt không đều, người gầy yếu, da mặt xanh sạm, phụ nữ sau sinh kém ăn, rong huyết kéo dài, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi, nhức đầu: Dùng 4g tam thất, 12g ô tặc cốt, 12g ngải điệp, 8g xuyên khung, 8g đương quy, 8g đam sâm, 8g đơn bì, 4g ngũ linh chi và 4g một dược. Sắc uống trong ngày, liên tục trong 1 tháng.

Một số nguồn tin còn cho biết củ tam thất giúp chữa huyết áp cao, đau loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường nhưng có hướng dẫn về bài thuốc cụ thể

thông tin hữu ích bạn đọc quan tâm.

Một số câu hỏi thường gặp về tam thất

Củ tam thất được trồng ở đâu

Cây tam thất chỉ sinh trưởng và phát triển mạnh ở vùng núi cao hơn 1000m so với mặt nước biển, có khí hậu lạnh mát quanh năm. Điển hình là tài Lào Cai các vùng như Sapa, Bắc Hà,… Ngoài ra, bên Trung Quốc họ cũng trồng rất mạnh, thậm chí chất lượng tam thất còn tốt hơn Việt Nam.

Phân biệt tam thất bắc và tam thất nam

Mời bạn tam khảo bài viết: Phân biệt tam thất bắc và tam thất nam

Tam thất khô hay tươi tốt hơn

Cả 2 loại đều tốt, tùy theo mục đích sử dụng, ví dụ bạn muốn bảo quản được lâu để dùng điều trị bệnh hay điều chế bột thì dùng khô, còn nếu bạn muốn ngâm rượu hoặc ăn ngay thì dùng tươi. Cá nhân mình ưu tiên tươi hơn, cái gì tươi xanh cũng ngon và đủ dược chất hơn mà ?

Tam thất tươi để được bao lâu

Nó cũng như một loại rau củ thôi, để bên ngoài thì được vài ngày, còn bỏ vào tủ lạnh thì có thể lên đến 2 tuần.

Người cao huyết áp có nên dùng tam thất

Có thể dùng được, một số bài báo cho biết tam thất được dùng làm nguyên liệu điều trị bệnh cao huyết áp rất tốt, sử dụng tam thất thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa cao huyết áp và các bệnh khác.

Uống củ tam thất có nóng không

Tam thất là thảo dược có tính nóng vì vậy khi dùng cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn, tránh lạm dụng quá. Những người có cơ địa nóng hoặc lạnh quá không nên uống tam thất nhiều và thường xuyên.

Tam thất bắc nên uống sáng hay tối

Nên uống vào ban ngày, tốt nhất là trước bữa ăn, vì tam thất có tính nóng uống buổi tối có thể gây khó ngủ.

Củ tam thất có ngâm rượu được không

Được và rất tốt ạ, việc ngâm rượu sẽ giúp phát huy tối đa tác dụng của nó, nhưng chú ý chỉ dành cho đàn ông và dùng tam thất tươi nhé.

Tam thất có tốt cho gan không

Tam thất có tác dụng bài trừ độc tố và bảo vệ gan, hãy dùng liều lượng nhỏ từ 3-6g mỗi ngày, vì nếu sử dụng quá nhiều khiến gan phải hoạt động nhiều hơn. Đối với những người đang bị bệnh gan hãy thận trọng khi sử dụng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.

Bạn có thể tham khảo bài viết sau trên Eva: Chàng trai điều trị xơ gan bằng tam thất, bác sĩ nói không thể cứu chữa

bạn bên biết

Tam thất có uống được với mật ong không

Điều này rất tốt, có thể giúp phát huy tác dụng của cả mật ong và tam thất và điều trị một số chứng bệnh khác. sẽ có nguyên một bài viết về tam thất mật ong mời bạn theo dõi.

Cách xử lý củ tam thất bị mốc

Khi tam thất bị mốc tốt nhất là bỏ đi, vì việc mốc khiến nó mất đi dược chất rồi, nếu cố ý sử dụng thì có thể gây ngộ độc không mong muốn hoặc tác dụng phụ khác.

Trên đây là toàn bộ thông tin về củ tam thất bắc, mong rằng nội dung sẽ bổ ích với bạn đọc. Tuy nhiên, các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo, bạn không nên tùy ý áp dụng nếu chưa hỏi ý kiến thầy thuốc hoặc người có chuyên môn. Xin cảm ơn và chúc một ngày tốt lành.

Liên hệ mua nụ và củ tam thất:


xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI