Dấu hiệu trẻ bị còi xương và cách phòng tránh bệnh còi xương suy dinh dưỡng

Dấu hiệu trẻ bị còi xương và cách phòng tránh bệnh còi xương suy dinh dưỡng

Dấu hiệu trẻ bị còi xương và cách phòng tránh bệnh còi xương suy dinh dưỡng hiệu quả giúp trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện. Còi xương suy dinh dưỡng là mối lo ngại của nhiều cha mẹ khi nuôi con nhỏ hiện nay. Trẻ bị còi xương là một trong những tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi do thiếu vitamin D làm cho chuyển hóa canxi và phốt pho bị rối loạn. Hậu quả của bệnh còi xương thường ảnh hưởng xấu đến phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ. Để giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về dấu hiệu trẻ còi xương duy dinh dưỡng là gì? nguyên nhân bệnh còi xương ở trẻ? trẻ còi xương nên ăn gì? cách chữa bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh,….mời các bạn cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Hãy cùng gonhub.com tìm hiểu bệnh còi xương ở trẻ em chi tiết nhất về nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc điều trị dưới đây nhé.

Dấu hiệu trẻ bị còi xương và cách phòng tránh bệnh còi xương suy dinh dưỡng hiệu quả giúp trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện. Còi xương suy dinh dưỡng là mối lo ngại của nhiều cha mẹ khi nuôi con nhỏ hiện nay. Trẻ bị còi xương là một trong những tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi do thiếu vitamin D làm cho chuyển hóa canxi và phốt pho bị rối loạn. Hậu quả của bệnh còi xương thường ảnh hưởng xấu đến phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ. Để giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về dấu hiệu trẻ còi xương duy dinh dưỡng là gì? nguyên nhân bệnh còi xương ở trẻ? trẻ còi xương nên ăn gì? cách chữa bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh,….mời các bạn cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Hãy cùng gonhub.com tìm hiểu bệnh còi xương ở trẻ em chi tiết nhất về nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc điều trị dưới đây nhé.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị còi xương như thiếu nắng mặt trời – đây là nguyên nhân hay gặp nhất do thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc với nắng.
Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng, trẻ sinh vào mùa đông mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài trời tắm nắng, hoặc ở vùng cao có nhiều mây mù… là những nguyên nhân khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng.

Những trẻ dễ bị còi xương là các bé được cho ăn bột sớm, ăn bột nhiều (gây ức chế hấp thu canxi). Trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi, trẻ không bú mẹ, trẻ quá bụ bẫm, trẻ sinh vào mùa đông cũng dễ bị bệnh này.
Dấu hiệu trẻ bị còi xương và cách phòng tránh bệnh còi xương suy dinh dưỡng
Một nguyên nhân khác khiến trẻ còi xương là do chế độ ăn thiếu canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác, hoặc mắc một số bệnh đường tiêu hoá làm giảm hấp thu vitamin D3.

Người mẹ gặp một số vấn đề về sức khỏe và tình trạng ô nhiễm môi trường cũng có thể ảnh hưởng.
Bệnh còi xương khác với bệnh suy dinh dưỡng, bệnh suy dinh dưỡng là do thiếu calo, protein, làm cho trẻ chậm phát triển về thể chất, “thấp bé nhẹ cân”, còn bệnh còi xương thường xuất hiện ở những trẻ được ăn đầy đủ về năng lượng, thậm chí còn gặp ở những trẻ cân nặng còn cao hơn so với cùng lứa tuổi.
Chính vì vậy mà nhiều bà mẹ đã không chú ý, bỏ qua các dấu hiệu của bệnh, đến khi có biến chứng mới đưa con đi khám.

Giai đoạn này thường khởi phát trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời của trẻ và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Nếu bạn thấy bé có những biểu hiện như ngủ không ngon, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm sảy… thì nên chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận hơn.
Nếu thấy bé mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng bé bị còi xương là rất cao. Trong trường hợp này, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tiến hành xét nghiệm máu, kiểm tra lượng canxi của trẻ. Nếu trẻ không bị thiếu canxi thì nhiều khả năng bị thiếu phốt pho.

Giai đoạn này cũng xuất hiện trong thời điểm 6 tháng đầu đời. Bạn cần chú ý nếu thấy bé hoạt động kém hơn bình thường, chân tay uể oải, chân có dáng vòng kiềng, những mảng hói lớn trên da đầu của bé…
Ở giai đoạn bệnh trở nặng, bạn sẽ thấy xương của bé mềm đến mức khi chạm vào có cảm giác như bé không có xương.
Hình dáng đầu của bé cũng bị thay đổi, vùng đỉnh đầu và phía trước gần như nhô to hơn. Phần xương ở cổ tay và ngón tay có xu hướng nhô hẳn lên.
Chứng còi xương có thể làm thay đổi khung xương chậu và trở thành dấu hiệu nghiêm trọng trong quá trình phát triển của các bé gái.
Ngoài ra còn một số biểu hiện, triệu chứng khác có thể nhận biết được khi bé bị còi xương như:

Dấu hiệu trẻ bị còi xương và cách phòng tránh bệnh còi xương suy dinh dưỡng

Với mẹ: để phòng bị còi xương ở trẻ các chuyên gia y tế khuyến cáo là trong thời gian mang thai và cho con bú người mẹ cần được tắm nắng, có thời gian hoạt động ngoài trời, nên ăn những thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Nếu mẹ không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì cần được uống bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Với con: Trẻ sinh ra cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ không chỉ có một hàm lượng vitamin D nhất định mà còn chứa những chất chuyển hóa của vitamin D. Sau giai đoạn cai sữa vẫn tiếp tục cho bé uống sữa công thức tối thiểu 300-400ml/ngày.
Thông thường trẻ được cung cấp vitamin D từ 2 nguồn: từ thức ăn (sữa mẹ, gan, trứng, một số loại rau quả…). Tuy nhiên hàm lượng vitamin D có trong sữa mẹ hoặc thức ăn không nhiều. Ngoài ra vitamin D được tổng hợp từ các tiền vitamin D ở dưới da, dưới tác động quang hóa của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời mới chính là nguồn cung cấp chủ yếu vitamin D cho cơ thể trẻ. Trẻ em không bị còi xương hằng ngày cũng cần được tắm nắng khoảng 10-15 phút trước 9 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều để tiền tố vitamin D trên da trẻ sẽ được chuyển thành vitamin D.
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cần cho trẻ ăn nhiều hơn những thức ăn có đủ chất canxi, phốt pho để phòng bệnh. Một số thực phẩm chứa nhiều canxi mà các bà mẹ có thể dùng nấu cho trẻ ăn là cua, tép khô, ốc, tôm, cá , lòng đỏ trứng, hến, sữa bò tươi, sữa chua, vừng đen, rau ngót, rau đay, rau muống…
Khi cho trẻ ăn dặm cha mẹ phải nhớ bổ sung đủ dầu/mỡ vào các bữa ăn dặm để bảo đảm đủ chất béo làm dung môi giúp cơ thể hấp thu vitamin D.
Đối với trẻ đẻ non, thiếu cân, có thể cho uống vitamin D, 400 đơn vị mỗi ngày trong suốt năm đầu.
Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.
Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: canxi B1 – B2 – B6: 1 – 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1 – 2 thìa cà phê/ngày.
Cho trẻ bú mẹ, ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày (cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương); cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ vì: vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.

Hỏi: Con em được 6 tháng tuổi nhưng mới nặng 6kg. Hai tháng đầu cháu đi ngoài hoàn toàn bình thường nhưng sang tháng thứ 3 đi ngoài phân màu rêu, lúc lỏng, lúc sệt sệt.
Cháu chỉ bú mẹ khi ngủ, lúc thức thì không bú. Em phải cho bé ăn thêm sữa ngoài. 5 tháng rưỡi em bắt đầu cho ăn bột ngũ cốc. Lúc hơn hai tháng cháu khóc qua thì em cho đi khám ở Bệnh viện Nhi Trung ương, và kết luận là cháu bị còi xương và thiếu máu. Bác sĩ cho uống thuốc PQ Grow, Ferlatum, multi vitamil 1+.
Uống được một tuần không khóc nữa nhưng vài ngày gần đây mỗi lần ngủ cháu quấy suốt, hay ra mồ hôi, rụng tóc nhung đều. Vậy bác sĩ tư vấn giúp con em bị làm sao?
Bác sĩ tư vấn: Tất cả như dấu hiệu như em mô tả vẫn nằm trong bệnh còi xương. Trẻ bị còi xương thường ngủ không ngon giấc, hay trằn trọc lăn lộn, hay giật mình, tóc rụng, đầu bị bẹp, chậm biết lẫy, bò, đi, chậm mọc răng, thóp mềm và chậm liền…
Trong đơn bác sĩ kê có Multi Vitamol – cũng có chứa vitamin D, nhưng có lẽ hàm lượng thấp, nên chưa điều trị hết bệnh còi xương ở trẻ. Muốn điều trị bệnh còi xương, cháu cần được bổ sung vitamin D, canxi và kẽm trong thời gian 2-3 tháng mới điều trị hết được.

Hỏi: Bé trai nhà cháu gần 6 tháng, khi sinh được 2,9 kg. Bé rất hay ra mồ hôi lúc ngủ, lúc bú, tóc rụng vành khăn, đầu hơi bẹp. Có phải cháu bị còi xương không?
Thời gian biểu của bé một ngày như sau: sáng ngủ tới khoảng 9h-10h vì đêm 23h-24h bé mới chịu ngủ. Ban ngày, tới khoảng 13h là cháu ngủ, kéo dài đến 16h-17h, tối ngủ 20h đến 21h là dậy chơi, trong lúc ngủ cháu vẫn bú sữa.
11h trưa và 18h cháu ăn bột, còn lại là uống sữa, cách khoảng 2 tiếng cháu đòi uống một lần, mỗi lần khoảng 70-80 ml, sáng và chiều cháu có ăn thêm chuối và bơ. Hiện giờ cháu mới nặng 7 kg. Nhờ bác sĩ tư vấn cho cháu chế độ dinh dưỡng hợp lý và cách uống vitamin D, canxi và kẽm. Xin cảm ơn.
Dấu hiệu trẻ bị còi xương và cách phòng tránh bệnh còi xương suy dinh dưỡng
Trả lời của bác sĩ dinh dưỡng: Với các dấu hiệu như bạn tả thì con của bạn có thể bị còi xương. Cân nặng lúc sinh là 2,9 kg, hiện giờ bé nặng 7 kg là phát triển bình thường. Bạn nên sắp xếp lại thời gian biểu của bé, tránh để ngủ quá muộn và dậy cũng quá trễ như hiện nay. Nề nếp giấc ngủ của trẻ có thể điều chỉnh cho hợp lý, nhưng cần thực hiện dần dần, từ từ. Việc này cũng giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Nếu trời ấm, bạn nên cho bé tắm nắng hàng ngày vào khoảng thời gian trước 9h sáng. Việc cho trẻ sử dụng canxi, vitamin D và kẽm phải tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và bệnh của bé, không thể tùy tiện. Vì thế, bạn nên cho bé đến khám dinh dưỡng để bác sĩ đánh giá cụ thể và hướng dẫn bé có chế độ ăn, sử dụng canxi, vitamin D và kẽm phù hợp. Bạn không nên tự cho con uống thuốc vì nếu quá liều sẽ bị ngộ độc.

Hỏi: Chào các bác sĩ. Bé trai nhà e được 3 tháng 9 ngày, cân nặng 6.8kg, dài 64cm. Bé ngủ rất hay bị giật mình chới với, ra rất nhiều mồ hôi ở đầu, nhất là vùng sau gáy, lúc 2 tháng tuổi bé rụng tóc hình vành khăn, đầu bẹp cá trê. Em đọc trên mạng thì được biết đó là dấu hiệu của bệnh còi xương. Hàng ngày em đều phơi nắng cho bé khoảng 15p. Xin các bác sĩ tư vấn cho e với, hoang mang quá. Nếu đúng là còi xương thì cho bé vào khoa nào để kiểm tra? Cảm ơn các bác sĩ nhiều.
Chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa tư vấn: Chào chị,
Với bé trai của chị, chiều dài và cân nặng của bé trong giới hạn bình thường. Nếu bé bú khá, lên cân đều đặn mỗi tháng từ sau sinh thì lượng can xi xem như đủ. Với các chỉ số này, nhiều khả năng bé không nằm trong nhóm nguy cơ cao thiếu vitamin D (sinh non, sinh đôi, sinh ba…). Chị xem lại giúp đã phơi nắng cho bé đúng cách chưa. Trong trường hợp đã phơi nắng đúng cách hoặc đã bổ sung vitamin D đúng liều mà bé vẫn có những biểu hiện gợi ý còi xương như trên, chị nên cho bé đến khám ở bệnh viện nhi, bác sĩ dinh dưỡng nhi hoặc bác sĩ nhi khoa tổng quát sẽ xác định tình trạng bệnh và tìm nguyên nhân để có hướng xử trí thích hợp.
Cụ thể hơn, Trẻ bị còi xương tại Hà Nội nên đi khám tại:
Bệnh viện Nhi Trung ương Địa chỉ: 18/879 La Thành- Đống Đa- Hà Nội

Trẻ bị còi xương tại TPHCM nên đi khám tại:

Hy vọng với bài viết trẻ bị còi xương phải làm sao và cách phòng bệnh còi xương trên đây chắc hẳn các mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích giúp chăm sóc sức khỏe trẻ em một cách hoàn hảo, tránh được những nguy hiểm cho sức khỏe có thể xảy ra. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn theo đúng chuẩn khoa học và hãy luôn đồng hành cùng gonhub.com để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

 

shop hoa tưoi thanh pho vi thanh hau giang

shop hoa thành phố vị thanh , shop hoa tươi thành phố vị thanh  ,shop hoa tươi an giangiang

 xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , hoa khai trương, hoa đám tang, điện hoa , hoa lan hồ điệp  . shop hoa tươi Địa chỉ shop hoa


xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

shop hoa tươi quang binh

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI