Điều trị bệnh quai bị ở trẻ & Cách chăm sóc cho bé đúng cách tại nhà

Điều trị bệnh quai bị ở trẻ & Cách chăm sóc cho bé đúng cách tại nhà

Kiến thức về bệnh quai bị ở trẻ là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay, đặc biệt thường xảy ra ở trẻ em tầm độ dưới 10 tuổi. Rất nhiều mẹ lo lắng gửi thắc mắc về cho chuyên mục yêu cầu nhờ giải đáp một số vấn đề như trẻ bị quai bị phải làm sao, có nguy hiểm không, khi nào mới khỏi và đặc biệt là có hay không cách điều trị đúng phương pháp không để lại hậu quả về sau. Lưu ý, quai bị là trường hợp bệnh có thể phòng ngừa ngăn chặn được bằng cách tiêm phòng, tiêm chủng đúng lịch trình đề ra, ngoài ra mẹ cũng nên giữ bé tránh xa bệnh nhân đang mắc quai bị nặng vì có thể đây là nguồn gây bệnh chính cần có sự cảnh giác lưu tâm. Để các bậc phụ huynh đang có con nhỏ hiểu hơn kiến thức về bệnh quai bị, mời cùng tìm đọc nội dung liên quan bên dưới, qua đây bạn sẽ sớm biết được nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách chăm sóc phòng điều trị khoa học nhằm bảo vệ bé con thân yêu mỗi ngày.
Nào hãy cùng gonhub.com chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về bệnh quai bị ở trẻ emcách điều trị bệnh quai bị cho trẻ đúng cách hiệu quả bên dưới đây nhé!

Kiến thức về bệnh quai bị ở trẻ là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay, đặc biệt thường xảy ra ở trẻ em tầm độ dưới 10 tuổi. Rất nhiều mẹ lo lắng gửi thắc mắc về cho chuyên mục yêu cầu nhờ giải đáp một số vấn đề như trẻ bị quai bị phải làm sao, có nguy hiểm không, khi nào mới khỏi và đặc biệt là có hay không cách điều trị đúng phương pháp không để lại hậu quả về sau. Lưu ý, quai bị là trường hợp bệnh có thể phòng ngừa ngăn chặn được bằng cách tiêm phòng, tiêm chủng đúng lịch trình đề ra, ngoài ra mẹ cũng nên giữ bé tránh xa bệnh nhân đang mắc quai bị nặng vì có thể đây là nguồn gây bệnh chính cần có sự cảnh giác lưu tâm. Để các bậc phụ huynh đang có con nhỏ hiểu hơn kiến thức về bệnh quai bị, mời cùng tìm đọc nội dung liên quan bên dưới, qua đây bạn sẽ sớm biết được nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách chăm sóc phòng điều trị khoa học nhằm bảo vệ bé con thân yêu mỗi ngày.
Nào hãy cùng gonhub.com chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về bệnh quai bị ở trẻ emcách điều trị bệnh quai bị cho trẻ đúng cách hiệu quả bên dưới đây nhé!

Bệnh quai bị hiện giờ vẫn chưa có thuốc đặc trị, thông thường nếu được chăm sóc, kiêng cữ tốt trẻ có thể khỏi bệnh trong vòng vài ngày nhưng nó cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ và dẫn đến vô sinh trong tương lai.
Bệnh quai bị có thể tự điều trị tại nhà, nhưng với trường hợp bé sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện. Thời điểm giáp Tết, trời chuyển lạnh là lúc trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, trong đó có quai bị. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi 5 -14.
Theo bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng Khoa nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2, quai bị là bệnh viêm tuyến mang tai, thường do 2 nguyên nhân: Do siêu vi và do vi trùng. Với các trường hợp do siêu vi thì không cần phải đến bệnh viện điều trị, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 đến 7 ngày. Trong trường hợp này, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt tại nhà.
Với những trường hợp quai bị do vi trùng, bé có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị sớm, bé có thể xảy ra một số biến chứng như viêm não – màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng. Tình trạng viêm tinh hoàn có thể dẫn đến teo tinh hoàn và một số ít trong đó có khả năng dẫn đến vô sinh.

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp qua đường hô hấp, khi bệnh nhân nói, ho hoặc hắt hơi. Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ.
Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần.

Biến chứng thường gặp nhất là viêm màng não. Đây là biến chứng lành tính, xuất hiện khi các triệu chứng sưng vùng mang tai đang giảm dần, trẻ sẽ đau đầu nhiều hơn, nôn ói, mệt mỏi.
Nhiều phụ huynh lo lắng về biến chứng khác của bệnh là viêm tinh hoàn ở bé trai và viêm buồng trứng ở bé gái. Đây là biến chứng thường xảy ra ở tuổi dậy thì (hơn 7 tuổi). Viêm buồng trứng thường hiếm gặp hơn viêm tinh hoàn. Biến chứng xuất hiện khi triệu chứng sưng vùng mang tai đã giảm.
Ở bé trai xuất hiện tình trạng sốt cao, đau đầu nhiều và đặc biệt là đau nhiều ở vùng bìu (nơi chứa tinh hoàn), có thể một hay hai bên. Đây là biến chứng cần điều trị đúng và kịp thời để tránh di chứng vô sinh sau này. Đối với trẻ gái, biến chứng viêm buồng trứng sẽ biểu hiện đau bụng nhiều và cần được siêu âm để chẩn đoán.
Điều trị bệnh quai bị ở trẻ & Cách chăm sóc cho bé đúng cách tại nhà

Bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp điều trị hiệu quả bệnh quai bị cho trẻ nhỏ. Cho trẻ uống nhiều nước và ăn các loại thức ăn lỏng giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá như: Bột ngó sen, cháo gạo tẻ, canh trứng…để giúp cơ thể có dễ hấp thu dinh dưỡng
Các mẹ cần lưu ý, không cho trẻ ăn đồ chua, cay hoặc thực phẩm có chất kích thích. Các loại thực phẩm này khiến tuyến nước bọt phân tiết làm quai bị sưng to khiến trẻ gặp biến chứng khó lường.
* Hiện nay, chưa có một loại thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị nên ngoài việc đưa ngay trẻ đến cơ quan y tế để kiểm tra, cha mẹ cần lưu ý:

Điều trị bệnh quai bị ở trẻ & Cách chăm sóc cho bé đúng cách tại nhà

Câu hỏi đặt ra:
Tôi nghe nói vào mùa lạnh trẻ em thường hay bị bệnh quai bị. Và bệnh này thường gây nhiều biến chứng cho trẻ. Vậy xin bác sĩ cho biết làm cách nào để phòng tránh và điều trị cho trẻ.
Trả lời của bác sỹ nhi khoa:
Bệnh do virút có tên khoa học là Paramyxovirút gây nên, bệnh chỉ xuất hiện ở người, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6 – 10 tuổi. Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, đặc biệt là là thời gian giáp Tết. Bệnh xuất hiện ở những nơi đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể… Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh có thể lây cho người tiếp xúc ở một tuần trước khi tuyến mang tai sưng và kéo dài 2 tuần sau khi thấy sưng tuyến mang tai.
Về triệu chứng, sau thời gian ủ bệnh từ 15 – 21 ngày, virút phát triển ở niêm mạc miệng, sau đó xâm nhập vào máu gây viêm các cơ quan. Viêm tuyến mang tai là thể điển hình nhất. Trẻ sốt 38 – 39oC, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém. Viêm và sưng tuyến mang tai, da căng phồng lên, không đỏ, đau, miệng khô và khó nuốt. Thường 4 – 5 ngày sau thì hết sốt, sưng đau giảm dần và khỏi.
Bệnh quai bị ở người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Có thể có các biến chứng sau viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, biến chứng này thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai thì xuất hiện tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thừng, tình trạng viêm và sốt có thể kéo dài, có khoảng 1/3 trường hợp dẫn đến teo tinh hoàn và có thể dẫn đến tình trạng vô sinh sau này. Viêm buồng trứng ở bé gái thường gặp ở tuổi dậy thì, ít để lại di chứng vô sinh. Biến chứng viêm tụy là một biểu hiện nặng của quai bị, bệnh nhân bị đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp.
Về điều trị, hiện nay quai bị chưa có thuốc đặc trị, mà chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ thể. Nằm nghỉ tuyệt khi có sưng tinh hoàn. Cần cách ly bệnh nhân ít nhất 10 – 15 ngày từ khi phát hiện bệnh. Vệ sinh răng miệng, ăn lỏng, giảm đau và hạ sốt bằng paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn, cần mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau và dùng corticoid liều cao ngay từ đầu, thường dùng prednisolon 60mg/ngày, sau đó giảm dần trong 7 – 10 ngày.
Về phòng bệnh, điều trước tiên là người bệnh phải được cách ly tại nhà, không đi học, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai. Ngày nay thường được tiêm phòng để tạo miễn dịch chủ động như dùng vắc-xin Trimovax hay MMR, vắc-xin không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Không tiêm cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vắc-xin, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như: corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia phóng xạ…
Tất tần tật những kiến thức về bệnh quai bị ở trẻ em và phương pháp điều trị đúng cách an toàn tại nhà đã kịp chia sẻ tới cho quý vị phụ huynh, tin tưởng rằng, sau khi tham khảo bài viết này, bố mẹ sẽ biết cách chăm sóc con khi bị quai bị như thế nào cho tốt, đúng phương pháp để bệnh tình mau khỏi hẳn. Quai bị chữa trị không khó nhưng quan trọng hơn hết là người lớn chúng ta cần trang bị cho mình một kiến thức vững vàng về căn bệnh này, cần nhớ rằng, bao giờ cũng vậy phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh, các mẹ ạ. Khi bé bị bệnh quai bị thường ăn uống rất khó khăn vì tình trạng đau nhức liên hồi nên mẹ hãy chuẩn bị cho con những bữa ăn nhẹ nhàng thôi, thức ăn lỏng dễ nuốt là tốt nhất, nếu bệnh nặng hơn thì hãy tìm gặp bác sĩ để có hướng hỗ trợ kịp thời. Chúc mẹ nuôi con khỏe-dạy con ngoan. Luôn đồng hành và ủng hộ gonhub.com nhé!

 

shop hoa tưoi thanh pho vi thanh hau giang

shop hoa thành phố vị thanh , shop hoa tươi thành phố vị thanh  ,shop hoa tươi an giangiang

 xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , hoa khai trương, hoa đám tang, điện hoa , hoa lan hồ điệp  . shop hoa tươi Địa chỉ shop hoa


xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

shop hoa tươi quang binh

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI