Giải ngân là gì? Các hình thức giải ngân, quy trình và hồ sơ giải ngân

Giải ngân là gì? Các hình thức giải ngân, quy trình và hồ sơ giải ngân

Những bài thơ an nhiên hay

 

xem thêm “ điện hoa hà nội 

Giải ngân là gì? Các hình thức giải ngân, quy trình và hồ sơ giải ngân

Nếu bạn học tập, làm việc liên quan đến lĩnh vực kinh tế – tài chính – ngân hàng hoặc đang có nhu cầu vay vốn, sử dụng vốn, chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy từ “Giải ngân”. Khái niệm Giải ngân là gì? Làm thế nào để biết được ngân hàng sẽ giải ngân trong bao lâu? Đây là những vấn đề sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Nội dung chính

I. Giải ngân là gì? 

1. Khái niệm giải ngân là gì? 

Theo cách hiểu thông thường thì giải ngân là việc chi một khoản tiền nào đó theo thỏa thuận trong hợp đồng đã được ký kết giữa ngân hàng với người đi vay hoặc giữa một tổ chức cho vay với một cá nhân, tổ chức khác. 


Giải ngân là gì? 

Việc giải ngân này có thể được thực hiện 1 lần hoặc chia thành từng lần nhỏ theo đúng thỏa thuận đã được ký kết trước đó. Người nhận có thể nhận bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt hay bằng các hình thức khác như Séc, phiếu mua hàng…

Giải ngân là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngân hàng. Giải ngân vốn nghĩa là “ngân hàng” xuất (giải quyết) tiền bạc, tài chính (ngân) theo hợp đồng thoả thuận vay mượn cho “khách hàng” để giải quyết một công việc đã được tính toán theo một kế hoạch cụ thể.


Giải ngân được sử dụng trong suốt quá trình vay vốn ngân hàng 

Giải ngân được sử dụng trong quá trình vay vốn ngân hàng. Theo đó, sau khi thực hiện các thủ tục vay, đã được ngân hàng chấp thuận, bước giải ngân là việc ngân hàng chi tiền cho từng đợt nhận nợ của khách hàng. Đối với 1 hợp đồng vay có thể xảy ra các trường hợp, giải ngân 1 lần hoặc giải ngân từng lần.

2. Điều kiện giải ngân 


Điều kiện để giải ngân là gì? 

Để giải ngân thành công thì cần đảm bảo điều kiện như sau:

    3. Tần suất giải ngân 

    Thực chất thì tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng và từng điều kiện khác nhau với chu kì riêng thì tần suất giải ngân sẽ khác nhau. Ví dụ như đối viên sinh viên thường các khoản giải ngân sẽ được diễn ra vào đầu học kỳ và người cho vay không phải là chỉ cung cấp tiền mỗi năm 1 lần mà trường cần phải giải ngân ít nhất là 1 lần cho mỗi học kỳ. Nếu như trường ở đây có kế hoạch học kỳ thì mỗi năm sẽ giải ngân 2 lần. Nhưng nếu như trường có kế hoạch theo quý thì mỗi năm sẽ được giải ngân 4 lần.


    Tần suất giải ngân là bao lâu? 

    Và chính vì vậy thì các quy định giải ngân sẽ không chia ra nhất định về thời gian. Mỗi một đơn vị sẽ có thời điểm giải ngân riêng và nó sẽ lặp lại theo một vòng chu kỳ. Khách hàng họ sẽ được báo trước để có thể chuẩn bị đầy đủ về tài chính.

    II. Các hình thức giải ngân

    Hiện nay, các ngân hàng áp dụng 2 hình thức giải ngân phổ biến là: Giải ngân phong tỏa và giải ngân không phong tỏa. Đây là 2 hình thức giải ngân được ngân hàng áp dụng trong trường hợp vay mua nhà.

    1. Giải ngân phong tỏa

    Giải ngân phong tỏa là hình thức ngân hàng giải ngân số tiền mà người mua đề nghị vay cho bên người bán. Tuy nhiên, tại thời điểm này mặc dù bên bán đã nhận được tiền trong tài khoản nhưng số tiền đó sẽ bị ngân hàng “tạm khóa”, bên bán không được phép rút ra sử dụng mà phải chờ người mua hoàn thành thủ tục đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan có thẩm quyền. 

    Trường hợp này, số tiền mà bên bán nhận được có thể coi như một khoản tiết kiệm và được hưởng lãi theo lãi suất thị trường. Hiện nay, đa số các ngân hàng đang áp dụng hình thức giải ngân này với gói vay mua nhà trả góp. 


    Hình thức giải ngân phong toả là gì? 

    Có thể thấy, giải ngân phong tỏa là hình thức giải ngân an toàn với cả người đi vay vốn và ngân hàng. Bởi lẽ, trên thực tế, trong quá trình làm thủ tục sang tên có thể xảy ra những vấn đề phát sinh như: Không thẩm định được hồ sơ, kê khai thuế phức tạp dẫn đến không sang tên được… Nhưng với phương pháp này, chắc chắn người vay sẽ được sang tên sổ đỏ.

    Trong quá trình đợi sổ đỏ sang tên cho người mua, tài khoản ngân hàng của người bán vẫn có tiền, số tiền này có thể coi như một khoản gửi ngân hàng giữ hộ. Người bán hoàn toàn có thể rút tiền mặt dùng số tiền này gửi tiết kiệm.

    Tuy nhiên, với tâm lý thích tiền mặt, thời gian chờ đợi sang tên có thể khiến người bán không đồng ý với cách thức giải ngân này. Điều này bắt buộc bạn cần trao đổi trước để chuẩn bị tinh thần cũng như cách thức đặt cọc (thanh toán) với bên bán để giao dịch diễn ra thuận lợi.

    2. Giải ngân không phong tỏa

    Giải ngân không phong tỏa là hình thức giải ngân mà người mua đề nghị vay sang tài khoản của bên bán. Bên bán có thể rút được số tiền đó và sử dụng ngay.

    Phương thức giải ngân này mang đến sự nhanh chóng đối với người bán. Nhất là trong tình huống người bán đang có nhu cầu tiền gấp.

    Những điểm lưu ý khi giải ngân không tỏa là thông thường chỉ áp dụng với một số chi nhánh, ngân hàng và đối với khoản vay nhỏ, vì nó hàm chứa rất nhiều rủi ro với ngân hàng. Thậm chí, để đảm bảo nhất, một số ngân hàng còn yêu cầu xác minh khả năng sang tên mới được giải ngân, bạn sẽ cần đóng thêm một khoản phí khác nữa. Cũng vì tính rủi ro cao nên hình thức giải ngân không phong tỏa không được khuyến khích và áp dụng nhiều.

    III. Quy trình giải ngân

    Trên thực tế, giải ngân là một bước quan trọng trong 5 bước chính của quy trình tín dụng khi vay vốn ngân hàng. Do đó, quy trình giải ngân thực chất chính là quy trình vay vốn. Dưới đây là quy trình cụ thể khi giải ngân vốn vay mà các bạn nên biết.


    Quy trình giải ngân là gì? 

    1. Bước 1: Đăng ký, kê khai và xác nhận thông tin

    Theo đó, ở bước 1, khách hàng đăng ký, kê khai thông tin vay vốn tại ngân hàng/công ty tài chính bao gồm. Thông tin kê khai bao gồm: Các thông tin về nhân thân, mục đích vay vốn, khả năng hoàn trả vốn… Chuyên viên ngân hàng/công ty tài chính sẽ tiếp nhận và xác thực tính chính xác của thông tin khách hàng đã kê khai.

    2. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thủ tục

    Hồ sơ vay vốn quyết định một phần nào đó số tiền mà bạn được vay, cho nên ở bước này, khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác các loại giấy tờ cần thiết.

    Theo đó, có các loại hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị là: Hồ sơ chứng minh nhân thân; Hồ sơ vay vốn; Hồ sơ sử dụng nguồn vốn và hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo. Tất cả các loại hồ sơ này, khách hàng cung cấp nộp lại cho phía ngân hàng. 

    3. Bước 3: Thẩm định 

    Bộ hồ sơ đã được hoàn thành và nộp lên thì nó sẽ được chuyển đến bộ phận thẩm định. Lúc này thì nhân viên thẩm định căn cứ vào thông tin và các giấy tờ mà chúng ta cung cấp để xác minh, đối chiếu cùng các tiêu chí cho vay để từ đó đưa ra quyết định bạn có được phép vay hay không.

    Nếu như hồ sơ được duyệt vay thì mức tiền cho vay tối đa sẽ là bao nhiêu và thời hạn vay ra sao, mức lãi khi vay được áp dụng như thế nào. Còn trong trường hợp hồ sơ chưa đạt sẽ được trả lại cho chúng ta và nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn bổ sung những thiếu sót để chờ xét duyệt lần 2.

    Thường với một hồ sơ thì quá trình thẩm định đạt hay không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như là:

      4. Bước 4: Phê duyệt khoản vay

      Phê duyệt khoản vay là bước thực hiện của cấp trên các tổ chức cho vay. Theo đó, cấp trên sẽ nhận báo cáo thẩm định từ đề xuất xin phê duyệt của chuyên viên thẩm định hồ sơ.

      Một số trường hợp khi khách hàng vay với số tiền lớn, phía tổ chức cho vay sẽ có thêm bộ phận thẩm định độc lập khác tiến hành thẩm định lại hồ sơ của khách hàng. Điều này nhằm bảo đảm tính minh bạch và khách quan.

      Tại bước này, dựa vào hồ sơ và thông tin của khách hàng, các cấp có thẩm quyền của ngân hàng sẽ quyết định đồng ý hay từ chối cho vay đối với hồ sơ vay vốn của khách hàng.

      5. Bước 5: Giải ngân

      Giải ngân chính là bước cuối cùng của quá trình vay vốn. Lúc này ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho bạn số tiền bạn muốn vay theo đúng hợp đồng đã ký kết. Việc giải ngân tiền vay sẽ diễn ra một lần hoặc nhiều lần tùy từng trường hợp vay vốn.

      IV. Hồ sơ giải ngân

      Để quá trình giải ngân được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi nhất, khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

        V. Ngân hàng sẽ giải ngân trong bao lâu?

        Nếu bạn đang có nhu cầu giải ngân vốn vay để có thể đầu tư, thời gian giải ngân là một mấu chốt quan trọng để quyết định bạn có thành công hay không. Thông thường thì các ngân hàng sẽ không thông báo chính xác được khoảng thời gian giải ngân cho bạn biết. Tùy thuộc vào từng hình thức mà bạn vay vốn sẽ ảnh hưởng đến thời gian mà bạn được giải ngân. Thông thường thì thời gian kết thúc khoản vay sẽ kéo dài từ 2 đến 3 ngày hoặc vài tuần nếu hồ sơ của bạn không đầy đủ như yêu cầu.


        Thời gian giải ngân là bao lâu? 

        VI. Lưu ý quan trọng khi giải ngân dành cho khách hàng

          Bạn cũng phải quan tâm đến những khoản chi phí và lãi suất mà bên phía ngân hàng đưa ra. Để có thể dễ dàng kiểm soát được khoản vay của mình. Từ đó sẽ giúp bạn có được hồ sơ tín dụng tốt cho những lần giải ngân tiếp theo. Bạn cũng cần phải cam kết với ngân hàng rằng sử dụng nguồn vốn theo như mục đích và trả lời lãi đúng hạn. Điều này cũng sẽ là mấu chốt quan trong để việc giải ngân đúng thời điểm.

          Hy vọng với những kiến thức cơ bản được giới thiệu trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu được giải ngân là gì, cùng khoảng thời gian các ngân hàng sẽ giải ngân theo yêu cầu của bạn. Cám ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết, chúc bạn sẽ làm việc với ngân hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả.

          Leave a Reply Cancel reply

           

           xem thêm >> hoa sinh nhật, hoa khai trương, hoa chia buồn , điện hoa 24gio . shop hoa tươi shop hoa tuoi hà noi

          điên hoa 24gio  , hoa tươi đẹp không tưởnghoa tươi

          dien hoa nha trangnhững câu nói cam hứng ,cây stt thả thính bá đạo

          xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

          Hãy Goi Ngay ( Hoa Đẹp Rẻ Sang ) Giao Miễn Phí  , Bạn Đang cần tìm shop hoa, hãy goi ngay shop nhé, nhận giao hoa tận nơi miễn phí, có hóa đơn vat, dịch vụ điện hoa chuyên nghiệp

          Bài viết trước:

          BÀI VIẾT MỚI