Những thay đổi của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên mẹ cần phải nắm rõ

Những thay đổi của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên mẹ cần phải nắm rõ

Những thay đổi của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên luôn là vấn đề được những người mới lần đầu làm mẹ thắc mắc và quan tâm. Bởi vì, khi nắm rõ được những thay đổi dù nhỏ nhất của trẻ về các cử động hay nhận thức sẽ rất quan trọng trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ ngày càng phát triển toàn diện. Khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ luôn ở tư thế cuộn tròn nên khi chào đời, trẻ sơ sinh sẽ trông nhăn nheo, chân tay chưa duỗi thẳng và nhiều trường hợp chân của trẻ còn bị cong. Tuy nhiên, mẹ đừng nên quá lo lắng vì đây chỉ là giai đoạn đầu cho sự phát triển bình thường sau này của trẻ.
Hôm nay, kqsx.tv để cung cấp cho các mẹ những thông tin cần thiết về những thay đổi của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên để từ đó có được phương pháp nuôi dạy tốt nhất để kích thích sự phát triển của trẻ sau này.
Những thay đổi của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên mẹ cần phải nắm rõ
Phần lớn trẻ sơ sinh sẽ có một lớp gây bao bọc cơ thể. Lớp gây này ngoài tác dụng bảo vệ làn da của trẻ không bị sây sát, còn giúp cho trẻ ra ngoài dễ dàng hơn khi được sinh ra. Sau khi trẻ được tắm rửa những lần đầu tiên, lớp gây này sẽ dần dần biến mất.
Cơ thể và khuôn mặt của trẻ khác với những tưởng tượng của cha mẹ, ví dụ: Vùng da quanh mắt sưng lên; da nhăn nheo, đen và lấm tấm các đốm đen đỏ xen kẽ nhau; đầu méo… Một số trẻ còn có một lớp lông tơ màu đen mọc khắp cơ thể. Ngực sẽ to hơn trong tuần đầu tiên do hormone của mẹ truyền sang con.
Da trẻ sơ sinh thường chỉ nhăn nheo từ 1 đến 2 ngày đầu tiên, sau đó lớp da đó sẽ dần dần bong ra, trẻ có thể bị bong da toàn thân hoặc ở lòng bàn tay và bàn chân. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ nhận ra màu da của trẻ mới sinh so với tuần đầu tiên không giống nhau vì khi mới sinh ra màu da thật của con sẽ chưa xuất hiện ngay, phần lớn khi mới sinh ra màu da trẻ đều sáng và sẫm màu hơn sau này.
Những thay đổi của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên mẹ cần phải nắm rõ
Mắt của trẻ sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu trong phòng có nhiều ánh sáng hoặc có màu trắng, trẻ sẽ chớp mắt liên tục nhằm bảo vệ mắt trước ánh sáng mạnh.
Mắt của trẻ chưa nhìn rõ trong tuần đầu tiên, việc nhìn tập trung vào hình ảnh sẽ bắt đầu rõ ràng hơn từ tuần thứ tư trở đi. Mặc dù trẻ nhìn chưa được rõ và chỉ nhìn được trong một khoảng cách rất ngắn, nhưng việc trẻ nhìn vào mắt bạn, nhìn vào mặt bạn, tất cả đều là những bước quan trọng trong việc học hỏi. Đó cũng chính là sự phát triển tình cảm của trẻ dành cho mẹ. Một số trẻ khi mới sinh ra mắt sẽ bị lác vì trẻ chưa thực sự phát triển việc nhìn tập trung vào một hình ảnh và các cơ của mắt chưa điều khiển được hướng nhìn theo các đồ vật (Hiện tượng này sẽ biến mất khi trẻ lớn hơn).
Nhạy cảm với những tiếp xúc. Mặc dù mới chào đời chưa đến 1 tuần nhưng trẻ cũng có phản xạ trước những tiếp xúc vào cơ thể, đặc biệt là hơi ấm từ vòng tay của cha mẹ. Nhiều nghiên cứu đã cho kết quả giống nhau rằng: cử chỉ âu yếm, ôm ấp con trong vòng tay của cha mẹ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Chân cong. Một số trẻ sinh ra chân bị cong là do khi ở trong bụng mẹ, chân bé để ở tư thế không bình thường. Nhưng sau khoảng một tuần, chân bé sẽ duỗi thẳng ra được.
Cử động chậm chạp. Trẻ sơ sinh ở tuần đầu tiên thường chỉ nằm im và nắm chặt hai bàn tay. Khi bế trẻ, tay chân của trẻ sẽ khua vào không trung bởi trẻ chưa thể kiểm soát được cử động của mình. Một điều mà cha mẹ nên chú ý là mọi sự tiếp xúc với con đều phải hết sức nhẹ nhàng nếu không trẻ sẽ rất hay giật mình, trẻ sẽ cảm thấy không an toàn. Cân nặng của trẻ sẽ giảm một chút trong tuần đầu tiên so với cân nặng lúc mới sinh (và sẽ trở lại cân nặng ban đầu khi trẻ được khoảng 3 tuần tuổi). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc được nằm trên chiếc giường có ga đệm mềm mại, có lót bông mềm sẽ khiến trẻ sơ sinh cảm giác thoải mái, trẻ sẽ ít ngó ngoáy hay vặn mình, như thế trẻ sẽ dùng ít năng lượng hơn, cân nặng sẽ giảm ít hơn những trẻ không được nằm ngủ trong tư thế thoải mái.
Những thay đổi của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên mẹ cần phải nắm rõ
Rất nhạy cảm trong việc nhận biết mùi vị. Trong tuần đầu tiên, các dây thần kinh khứu giác của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Mùi của cơ thể người mẹ chính là mùi đầu tiên mà trẻ nhớ được và biết rằng đây chính là người làm cho trẻ no, làm cho trẻ thấy thoải mái, hạnh phúc và an toàn.
Ngủ nhiều. Trong tuần đầu tiên trẻ sẽ ngủ 14-18 tiếng/1 ngày. Trẻ sẽ không ngủ theo giấc và thường thức dậy vào ban đêm nhưng đến tuần thứ 5, trẻ sẽ tự điều chỉnh để ngủ theo giấc. Sang tuần thứ 5 này cha mẹ sẽ đỡ vất vả hơn vì không phải thay phiên nhau thức dậy trông trẻ vào ban đêm nữa.
Việc điều hòa thân nhiệt. Sau khi được sinh ra, trẻ sẽ bị mất nhiệt một cách nhanh chóng, nhưng chỉ sau một ngày trẻ sẽ tự điều chỉnh được thân nhiệt. Khi trở về nhà, cha mẹ phải kiểm soát thân nhiệt của trẻ để luôn giữ ở nhiệt độ bình thường (37°C) bằng cách cho trẻ mặc quần áo phù hợp với thời tiết, sau khi trẻ tắm xong phải nhanh chóng lau khô người và ngay lập tức mặc quần áo cho trẻ. Neu bạn dùng điều hòa hãy chú ý đừng để nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh. Đe nhận biết được điều này bạn có thể để ý những biểu hiện của trẻ như nếu thấy lạnh trẻ thường co người lại, co chân, co tay để giảm diện tích tiếp xúc của cơ thể, nếu cảm thấy nóng, trẻ sẽ duỗi tay, duỗi chân ra.
Những phản xạ tự nhiên như rụt tay lại nếu cha mẹ thử chạm vào tay trẻ hay giơ chân lên giống như chuẩn bị đi nếu được bế trong tư thế đứng không phải là những phản xạ có ý thức của cơ thể trẻ bởi trong thực tế, những phản xạ có ý thức của trẻ giai đoạn này còn rất hạn chế.
Lông tơ trên khắp cơ thể trẻ sẽ tự rụng đi trong khoảng 2 tuần. Rốn trẻ sẽ khô và rụng sau khoảng 7 – 10 ngày. Hành động cười của trẻ chỉ đơn thuần là sự chuyển động các phần cơ trên mặt chứ không phải nụ cười đúng nghĩa. Nụ cười đúng nghĩa của trẻ chỉ diễn ra từ tuần thứ 2, thứ 3 trở đi.
Quen với giọng nói của mẹ. Trẻ sẽ làm quen và ghi nhớ tiếng nói của mẹ, người chăm sóc trẻ. Trẻ rất thích giọng nói ngọt ngào, nhẹ nhàng, thích giọng cao hơn giọng trầm, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi trẻ chú ý đến giọng nói của người mẹ hơn giọng của người cha.
Trong khoảng 48 tiếng đầu tiên sau khi chào đời có thể trẻ sẽ không đi tiểu, nhưng sau đó trẻ có thể đi tiểu khoảng 18 lần/1 ngày. Còn về đại tiện, ban đầu phân của trẻ sẽ có màu xanh đen (hay còn gọi là phân su), màu phân này sẽ xuất hiện trong khoảng 3 – 4 ngày đầu tiên, sau đó sẽ dần chuyển sang màu vàng nhạt hoặc vàng đậm. Phân của trẻ ăn sữa mẹ sẽ mềm hơn so với phân của trẻ ăn sữa bột. Bình thường trẻ sẽ đại tiện khoảng 4-7 lần/ngày.
Nhịp tim của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sẽ nhanh gấp đôi nhịp tim của người lớn (khoảng 120 nhịp/1 phút). Nhịp thở của trẻ cũng nhanh gấp hai lần nhịp thở của người lớn (khoảng 33 lần/1 phút). Trong giai đoạn này, tất cả các hệ cơ liên quan tới hệ hô hấp sẽ hoạt động nhịp nhàng khiến đôi khi trẻ có những biểu hiện khác lạ khi thở như nấc cụt hoặc hơi thở mạnh rất lạ.
Khoảng 2-3 ngày đầu tiên, trẻ thường không mấy quan tâm tới việc ăn vì trong cơ thể trẻ lúc này vẫn còn có một lượng đường, mỡ và chất dinh dưỡng được dự trữ từ khi còn ở trong bụng mẹ giúp trẻ cảm thấy no trong vài ngày.
Khi trẻ vừa mới chào đời sẽ không tránh khỏi các mẹ có phần lúng túng, lo lắng và không biết cách chăm sóc như thế nào cho đúng cách. Vì vậy, hy vọng những thông tin cần thiết về những thay đổi của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên mà chúng tôi vừa mới cung cấp trên sẽ phần nào giúp các mẹ hiểu rõ được những đặc điểm nhỏ nhất của trẻ để từ đó có cách chăm sóc và nuôi dạy tốt nhất. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ phát triển khỏe mạnh. Hãy luôn đồng hành với kqsx.tv để có thêm nhiều kinh nghiệm nuôi con khác nữa nhé.

Những thay đổi của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên luôn là vấn đề được những người mới lần đầu làm mẹ thắc mắc và quan tâm. Bởi vì, khi nắm rõ được những thay đổi dù nhỏ nhất của trẻ về các cử động hay nhận thức sẽ rất quan trọng trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ ngày càng phát triển toàn diện. Khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ luôn ở tư thế cuộn tròn nên khi chào đời, trẻ sơ sinh sẽ trông nhăn nheo, chân tay chưa duỗi thẳng và nhiều trường hợp chân của trẻ còn bị cong. Tuy nhiên, mẹ đừng nên quá lo lắng vì đây chỉ là giai đoạn đầu cho sự phát triển bình thường sau này của trẻ.
Hôm nay, kqsx.tv để cung cấp cho các mẹ những thông tin cần thiết về những thay đổi của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên để từ đó có được phương pháp nuôi dạy tốt nhất để kích thích sự phát triển của trẻ sau này.
Những thay đổi của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên mẹ cần phải nắm rõ
Phần lớn trẻ sơ sinh sẽ có một lớp gây bao bọc cơ thể. Lớp gây này ngoài tác dụng bảo vệ làn da của trẻ không bị sây sát, còn giúp cho trẻ ra ngoài dễ dàng hơn khi được sinh ra. Sau khi trẻ được tắm rửa những lần đầu tiên, lớp gây này sẽ dần dần biến mất.
Cơ thể và khuôn mặt của trẻ khác với những tưởng tượng của cha mẹ, ví dụ: Vùng da quanh mắt sưng lên; da nhăn nheo, đen và lấm tấm các đốm đen đỏ xen kẽ nhau; đầu méo… Một số trẻ còn có một lớp lông tơ màu đen mọc khắp cơ thể. Ngực sẽ to hơn trong tuần đầu tiên do hormone của mẹ truyền sang con.
Da trẻ sơ sinh thường chỉ nhăn nheo từ 1 đến 2 ngày đầu tiên, sau đó lớp da đó sẽ dần dần bong ra, trẻ có thể bị bong da toàn thân hoặc ở lòng bàn tay và bàn chân. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ nhận ra màu da của trẻ mới sinh so với tuần đầu tiên không giống nhau vì khi mới sinh ra màu da thật của con sẽ chưa xuất hiện ngay, phần lớn khi mới sinh ra màu da trẻ đều sáng và sẫm màu hơn sau này.
Những thay đổi của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên mẹ cần phải nắm rõ
Mắt của trẻ sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu trong phòng có nhiều ánh sáng hoặc có màu trắng, trẻ sẽ chớp mắt liên tục nhằm bảo vệ mắt trước ánh sáng mạnh.
Mắt của trẻ chưa nhìn rõ trong tuần đầu tiên, việc nhìn tập trung vào hình ảnh sẽ bắt đầu rõ ràng hơn từ tuần thứ tư trở đi. Mặc dù trẻ nhìn chưa được rõ và chỉ nhìn được trong một khoảng cách rất ngắn, nhưng việc trẻ nhìn vào mắt bạn, nhìn vào mặt bạn, tất cả đều là những bước quan trọng trong việc học hỏi. Đó cũng chính là sự phát triển tình cảm của trẻ dành cho mẹ. Một số trẻ khi mới sinh ra mắt sẽ bị lác vì trẻ chưa thực sự phát triển việc nhìn tập trung vào một hình ảnh và các cơ của mắt chưa điều khiển được hướng nhìn theo các đồ vật (Hiện tượng này sẽ biến mất khi trẻ lớn hơn).
Nhạy cảm với những tiếp xúc. Mặc dù mới chào đời chưa đến 1 tuần nhưng trẻ cũng có phản xạ trước những tiếp xúc vào cơ thể, đặc biệt là hơi ấm từ vòng tay của cha mẹ. Nhiều nghiên cứu đã cho kết quả giống nhau rằng: cử chỉ âu yếm, ôm ấp con trong vòng tay của cha mẹ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Chân cong. Một số trẻ sinh ra chân bị cong là do khi ở trong bụng mẹ, chân bé để ở tư thế không bình thường. Nhưng sau khoảng một tuần, chân bé sẽ duỗi thẳng ra được.
Cử động chậm chạp. Trẻ sơ sinh ở tuần đầu tiên thường chỉ nằm im và nắm chặt hai bàn tay. Khi bế trẻ, tay chân của trẻ sẽ khua vào không trung bởi trẻ chưa thể kiểm soát được cử động của mình. Một điều mà cha mẹ nên chú ý là mọi sự tiếp xúc với con đều phải hết sức nhẹ nhàng nếu không trẻ sẽ rất hay giật mình, trẻ sẽ cảm thấy không an toàn. Cân nặng của trẻ sẽ giảm một chút trong tuần đầu tiên so với cân nặng lúc mới sinh (và sẽ trở lại cân nặng ban đầu khi trẻ được khoảng 3 tuần tuổi). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc được nằm trên chiếc giường có ga đệm mềm mại, có lót bông mềm sẽ khiến trẻ sơ sinh cảm giác thoải mái, trẻ sẽ ít ngó ngoáy hay vặn mình, như thế trẻ sẽ dùng ít năng lượng hơn, cân nặng sẽ giảm ít hơn những trẻ không được nằm ngủ trong tư thế thoải mái.
Những thay đổi của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên mẹ cần phải nắm rõ
Rất nhạy cảm trong việc nhận biết mùi vị. Trong tuần đầu tiên, các dây thần kinh khứu giác của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Mùi của cơ thể người mẹ chính là mùi đầu tiên mà trẻ nhớ được và biết rằng đây chính là người làm cho trẻ no, làm cho trẻ thấy thoải mái, hạnh phúc và an toàn.
Ngủ nhiều. Trong tuần đầu tiên trẻ sẽ ngủ 14-18 tiếng/1 ngày. Trẻ sẽ không ngủ theo giấc và thường thức dậy vào ban đêm nhưng đến tuần thứ 5, trẻ sẽ tự điều chỉnh để ngủ theo giấc. Sang tuần thứ 5 này cha mẹ sẽ đỡ vất vả hơn vì không phải thay phiên nhau thức dậy trông trẻ vào ban đêm nữa.
Việc điều hòa thân nhiệt. Sau khi được sinh ra, trẻ sẽ bị mất nhiệt một cách nhanh chóng, nhưng chỉ sau một ngày trẻ sẽ tự điều chỉnh được thân nhiệt. Khi trở về nhà, cha mẹ phải kiểm soát thân nhiệt của trẻ để luôn giữ ở nhiệt độ bình thường (37°C) bằng cách cho trẻ mặc quần áo phù hợp với thời tiết, sau khi trẻ tắm xong phải nhanh chóng lau khô người và ngay lập tức mặc quần áo cho trẻ. Neu bạn dùng điều hòa hãy chú ý đừng để nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh. Đe nhận biết được điều này bạn có thể để ý những biểu hiện của trẻ như nếu thấy lạnh trẻ thường co người lại, co chân, co tay để giảm diện tích tiếp xúc của cơ thể, nếu cảm thấy nóng, trẻ sẽ duỗi tay, duỗi chân ra.
Những phản xạ tự nhiên như rụt tay lại nếu cha mẹ thử chạm vào tay trẻ hay giơ chân lên giống như chuẩn bị đi nếu được bế trong tư thế đứng không phải là những phản xạ có ý thức của cơ thể trẻ bởi trong thực tế, những phản xạ có ý thức của trẻ giai đoạn này còn rất hạn chế.
Lông tơ trên khắp cơ thể trẻ sẽ tự rụng đi trong khoảng 2 tuần. Rốn trẻ sẽ khô và rụng sau khoảng 7 – 10 ngày. Hành động cười của trẻ chỉ đơn thuần là sự chuyển động các phần cơ trên mặt chứ không phải nụ cười đúng nghĩa. Nụ cười đúng nghĩa của trẻ chỉ diễn ra từ tuần thứ 2, thứ 3 trở đi.
Quen với giọng nói của mẹ. Trẻ sẽ làm quen và ghi nhớ tiếng nói của mẹ, người chăm sóc trẻ. Trẻ rất thích giọng nói ngọt ngào, nhẹ nhàng, thích giọng cao hơn giọng trầm, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi trẻ chú ý đến giọng nói của người mẹ hơn giọng của người cha.
Trong khoảng 48 tiếng đầu tiên sau khi chào đời có thể trẻ sẽ không đi tiểu, nhưng sau đó trẻ có thể đi tiểu khoảng 18 lần/1 ngày. Còn về đại tiện, ban đầu phân của trẻ sẽ có màu xanh đen (hay còn gọi là phân su), màu phân này sẽ xuất hiện trong khoảng 3 – 4 ngày đầu tiên, sau đó sẽ dần chuyển sang màu vàng nhạt hoặc vàng đậm. Phân của trẻ ăn sữa mẹ sẽ mềm hơn so với phân của trẻ ăn sữa bột. Bình thường trẻ sẽ đại tiện khoảng 4-7 lần/ngày.
Nhịp tim của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sẽ nhanh gấp đôi nhịp tim của người lớn (khoảng 120 nhịp/1 phút). Nhịp thở của trẻ cũng nhanh gấp hai lần nhịp thở của người lớn (khoảng 33 lần/1 phút). Trong giai đoạn này, tất cả các hệ cơ liên quan tới hệ hô hấp sẽ hoạt động nhịp nhàng khiến đôi khi trẻ có những biểu hiện khác lạ khi thở như nấc cụt hoặc hơi thở mạnh rất lạ.
Khoảng 2-3 ngày đầu tiên, trẻ thường không mấy quan tâm tới việc ăn vì trong cơ thể trẻ lúc này vẫn còn có một lượng đường, mỡ và chất dinh dưỡng được dự trữ từ khi còn ở trong bụng mẹ giúp trẻ cảm thấy no trong vài ngày.
Khi trẻ vừa mới chào đời sẽ không tránh khỏi các mẹ có phần lúng túng, lo lắng và không biết cách chăm sóc như thế nào cho đúng cách. Vì vậy, hy vọng những thông tin cần thiết về những thay đổi của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên mà chúng tôi vừa mới cung cấp trên sẽ phần nào giúp các mẹ hiểu rõ được những đặc điểm nhỏ nhất của trẻ để từ đó có cách chăm sóc và nuôi dạy tốt nhất. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ phát triển khỏe mạnh. Hãy luôn đồng hành với kqsx.tv để có thêm nhiều kinh nghiệm nuôi con khác nữa nhé.

 

shop hoa tưoi thanh pho vi thanh hau giang

shop hoa thành phố vị thanh , shop hoa tươi thành phố vị thanh  ,shop hoa tươi an giangiang

 xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , hoa khai trương, hoa đám tang, điện hoa , hoa lan hồ điệp  . shop hoa tươi Địa chỉ shop hoa


xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

shop hoa tươi quang binh

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI