Trái Dưa Leo và 22 Tác dụng

Trái Dưa Leo và 22 Tác dụng

Dưa leo là loại quả vô cùng quen thuộc với người Việt, có thể dùng ăn sống như hoa quả, lại chế biến được món ăn. Tôi ấn tượng nhất là món phở cuốn, trong đó có dưa leo rất ngon và hấp dẫn.

Dưa leo mang lại giá trị dinh dưỡng cao, vào mùa hè là loại quả giải khát cực hữu hiệu. Vậy cụ thể nó có những tác dụng gì tốt cho sức khỏe, chúng ta cùng tìm hiểu nhé…

Trái Dưa Leo và 22 Tác dụng
Trái Dưa Leo và 22 Tác dụng

Công dụng của Dưa leo

1, Giúp xua tan cái nóng cả bên trong lẫn ngoài cơ thể

Việc ăn dưa leo đem lại rất nhiều công dụng, đặc biệt ích lợi giúp làm giảm triệu chứng ợ nóng và giải nhiệt cho cơ thể. Sử dụng dưa leo đắp mặt bên ngoài còn giúp da khỏi bị cháy nắng.

2, Bổ sung nước và vitamin cho cơ thể

Với 95% thành phần là nước bên trong mình, dưa leo chính là nguồn cung cấp độ ẩm lành mạnh và giúp ích trong việc đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.

Vitamin C có trong dưa leo sẽ cung cấp đủ 10% nhu cầu hàng ngày của làn da bạn. Vì vậy, ta nên coi việc bôi hoặc đắp dưa leo hàng ngày lên da như là một thói quen tốt và nên duy trì thực hiện trong thời gian dài để có một làn da thật sự trẻ trung và xinh đẹp.

3, Có lợi cho tiêu hoá

Ăn dưa leo cả vỏ và nhai chúng sẽ giúp tăng tiết dịch tiêu hoá trong dạ dày. Bên cạnh đó, chất xơ trong trong loại quả này cũng góp phần quét sạch những tạp chất tồn dư trong ruột.

4, Làm sạch răng miệng

Nước ép dưa leo được xem như một loại singum tự nhiên giúp se các ổ viêm trong khoang miệng và giúp miệng bạn luôn sạch sẽ.

5, Giảm chứng hôi miệng

Các phytochemicals trong dưa leo có tác dụng làm sạch và khử đi hôi miệng. Vì vậy, ngậm 1 lát dưa leo trong khoảng 30 giây sé giúp loại bỏ đi mùi hôi khó chịu này.

6, Bổ sung các vi chất thân thiện với làn da

Dưa leo được thường được dùng rất nhiều trong các spa chăm sóc sắc đẹp vì trong loại quả này có chứa các khoáng chất như magiê, kali, silic giúp tái tạo lại các tế bào da.

7, Làm mượt tóc và giúp móng tay chân sáng bóng

Trong dưa leo có chứa silica, đây là một khoáng chất tuyệt vời giúp cho tóc và móng tay bạn trở nên bóng bẩy và đẹp đẽ.

8, Hỗ trợ quá trình giảm cân

Dưa leo là một lựa chọn tối ưu trong thực đơn giảm cân của bạn do ích lợi từ lượng nước và chất xơ dồi dào trong trong nó.

Dưa leo và sữa chua không đường là sự kết hợp hiệu quả cho người giảm cân mà vẫn đem lại đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

9, Giảm cholesterol

Sterol trong dưa leo là một hợp chất giúp làm giảm cholesterol xấu hiệu quả.

10, Tăng cường khả năng miễn dịch

Dưa leo cũng cung cấp một lượng dồi dào các vitamin A, B và C giúp tạo sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật. Nước ép cà rốt cùng dưa leo và rau bina là một thức uống bổ dưỡng.

11, Thải độc

Lượng nước có trong dưa leo được xem như một chiếc chổi diệu kì, giúp quét sạch các độc tố tích tụ trong cơ thể, kể cả các chất cặn lắng gây ra sỏi.

Cây dưa leo

12, Hỗ trợ hệ thống tim mạch

Dưa leo có khả năng làm hạ huyết áp nhờ chứa trong mình hàm lượng kali cao (152mg). Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng bổ sung kali giúp ngăn ngừa hiệu quả đột quỵ và giảm thiểu các bệnh liên quan đến tim mạch.

xem thêm…

13, Cung cấp kali

Với hàm lượng kali cao, ăn dưa leo cũng là một cách nạp kali tự nhiên rất tốt cho cơ thể.

14, Phục hồi và cải thiện thị giác

Việc đắp mặt bằng dưa leo sẽ giúp làm giảm bọng mắt. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng có trong dưa leo còn khiến bạn có cảm giác mắt nhẹ và nhìn trong hơn.

15, Ngăn ngừa căn bệnh ung thư

Dưa leo có chứa hàm lượng cao secoisolariciresinol, pinoresinol và lariciresinol là ba vi lượng quan trọng, được các nhà nghiên cứu đánh giá cao về khả năng ngăn ngừa ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung và ung thư tuyến tiền liệt.

16, Ổn định huyết áp

Sử dụng dưa leo sẽ giúp huyết áp của cả người bị huyết áp cao lẫn huyết áp thấp được cải thiện một cách rõ rệt.

17, Làm cảm giác khó chịu khi say rượu

Sau khi sử dụng các loại đồ uống có cồn, để tránh tình trạng đau đầu và uể oải sau khi thức dậy, hãy ăn vài lát dưa leo trước khi đi ngủ.

Loại quả này chứa đủ lượng đường cùng với các vitamin nhóm B, chất điện giải và các dinh dưỡng cần thiết khác sẽ giúp cơ thể bạn đỡ mệt hơn, trở lại trạng thái cân bằng.

18, Làm dịu đi cơn đau cơ khớp

Tất cả các vitamin và khoáng chất có trong dưa leo sẽ giúp cho cơ khớp của bạn trở nên chắc khỏe và vận hành tốt.

19, Có ích cho thận

Axit uric trong thận sẽ được giảm bớt nhờ việc sử dụng dưa leo, việc ăn thường xuyên loại quả này cũng sẽ giúp các cơ quan bài tiết làm việc trơn tru và hiệu quả.

20, Ích lợi cho bệnh nhân tiểu đường

Dưa leo có chứa một loại hóc môn cần thiết giúp ích cho các tế bào tuyến tụy trong việc sản xuất insulin, chính vì vậy đây là một thực phẩm không thể bỏ qua trong thực đơn của các bệnh nhân tiểu đường.

21, Ngăn ngừa táo bón

Sự kết hợp hoàn hảo giữa nước và chất sơ trong dưa leo có tác dụng làm tăng nhu động ruột, giúp ích trong phòng ngừa táo bón rất hiệu quả.

22, Giảm căng thẳng và stress 

Bạn có thể cho quả dưa leo vào thực đơn hàng ngày với các món như salad, gỏi hay nước detox. Đây cũng chính là một phương pháp giảm căng thẳng hay stress hiệu quả mà ít người biết đến.

Dưa leo ảnh hưởng rất tích cực đến tâm trạng của chúng ta, giúp xua tan đi cảm giác mệt mỏi, uể oải để lấy lại năng lượng sau một ngày dài làm việc vất vả.

Loại quả này rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin B phức hợp bao gồm vitamin B1, vitamin B5 và vitamin B7.

Đây là những loại vitamin có công dụng cực kỳ hiệu quả trong việc thư giãn hệ thần kinh và giúp giảm bớt tác động của stress hay rối loạn lo âu gây nên.

thông tin bạn đọc quan tâm

Trái Dưa Leo và 22 Tác dụng
Trái Dưa Leo và 22 Tác dụng

Ăn dưa leo nhiều có tốt không

Dưa leo tuy rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn quá nhiều, kiểu như ngày nào cũng ăn tới vài quả thì không tốt cho cơ thể. Điển hình một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải như sau:

1, Dưa leo có chứa độc tố

Một số loại độc tố như tetracyclic triterpenoid và cucurbitacin hiện diện trong thực phẩm này khiến nhiều người e ngại khi sử dụng.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những độc tố này là nguyên nhân chính tạo nên vị đắng trong dưa leo.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia về dinh dưỡng, việc tiêu thụ dưa leo ở mức vừa phải sẽ không những không gây hại mà còn đem lại rất nhiều ích lợi cho sức khỏe người dùng.

2, Kích thích bài tiết lượng nước trong cơ thể

Cucurbitin có chứa nhiều trong hạt dưa leo, đây là một chất được cho là có tác dụng lợi tiểu. Mặc dù khả năng lợi tiểu tự nhiên này chỉ ở mức độ nhẹ nhưng cũng gây ra những ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe người sử dụng.

Và khi được tiêu hóa với số lượng lớn, thành phần lợi tiểu này sẽ kích thích sự bài tiết chất lỏng, gây ra sự mất cân bằng các chất điện giải và là nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng.

3, Dư thừa vitamin C

Vitamin C là một chất chống ô-xy hóa mạnh mẽ, giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều vitamin C bằng việc sử dụng lượng lớn dưa leo sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng không tốt đến người dùng.

Khi được nạp vào cơ thể với một lượng quá lớn thì vitamin C sẽ hoạt động giống như một pro-oxidant, tạo ra sự ngăn cản trở lại chính quá trình ô-xy hóa tự nhiên của chúng.

Đây là điều kiện thuận lợi cho các gốc tự do có hại lan rộng và phát triển. Sự sinh sôi và phát tán của các gốc tự do này trong cơ thể sẽ khiến chúng ta phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh như: ung thư, mụn, lão hóa sớm…

4, Gây hại cho thận

Rất nhiều rắc rối như đầy hơi, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu sẽ xảy đến ở giai đoạn đầu nếu lượng kali trong máu tăng cao.

Về lâu dài, những bất tiện này sẽ càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng cũng như hoạt động bình thường của thận.

Bởi vậy, thận sẽ bị tổn thương theo thời gian nếu chúng ta vẫn giữ thói quen sử dụng quá nhiều dưa leo.

5, Ảnh hưởng tới tim

Nước chiếm tới 90% trọng lượng của dưa leo. Lượng nước dư thừa sẽ dẫn đến việc cơ thể rất khó tiêu hóa chất xơ có trong loại quả này.

Lượng nước được hấp thu vào máu làm khối lượng máu gia tăng, tạo ra áp lực lên mạch máu và tim. Khiến tim và các mạch máu phải gánh chịu những tổn thương không mong muốn.

bạn nên biết…

Cách làm nước ép dưa leo

Trái Dưa Leo và 22 Tác dụng
Trái Dưa Leo và 22 Tác dụng

Nguyên liệu:

Sơ chế:

Làm nước ép:

Trang trí và thưởng thức:

Rót phần nước ép vừa pha vào ly có đá viên. Bạn có thể trang trí thêm bằng cách thả 1 lát chanh và 1 lát dưa leo vào ly hoặc gài lên miệng ly để tăng thêm sự bắt mắt.

Nếu không thích uống đá, ta nên rót nước ép dưa leo vừa chuẩn bị vào bình hoặc chai thủy tinh rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Do thành phần của nước ép có chanh nên bạn không nên bảo quản trong chai kim loại, dễ sinh ra các phản hứng hóa học làm nước ép có mùi lạ, mất đi vị ngon và hương thơm vốn có của thức uống bổ dưỡng này.

Bà bầu ăn dưa leo được không

Mọi thứ đều có hai mặt và dưa leo cũng không ngoại lệ. Nếu sử dụng loại quả này một cách thiếu điều độ có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, đặc biệt là đối với những bà bầu.

Dưa leo có tác dụng kích thích tăng cường tiểu tiện. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến mất nước ở mẹ bầu.

Tác dụng phụ cũng khiến mẹ bầu bị đầy hơi, chướng khí, dẫn đến chứng phình bụng, khó tiêu gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Bà bầu cũng nên tránh ăn dưa leo với muối mặn và cay nếu như đang gặp phải các vấn đề về sưng phù hoặc cao huyết áp.

Dưa leo có giúp giảm cân không

Dưa leo có chỉ số calo thấp và chứa trong mình rất nhiều nước. Tuy nhiên, vẫn chưa có minh chứng khoa học nào chỉ ra rằng ăn dưa leo mỗi ngày sẽ giúp giảm cân.

Đắp dưa leo hàng ngày có tốt không

Dưa leo chứa nhiều thành phần tốt cho làn da, với 90% lượng nước và 10% hàm lượng các vitamin cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Cũng chính do mức độ lành tính và an toàn của loại quả này nên khá nhiều người có ý định dùng mặt nạ dưa leo thường xuyên để cải thiện những vấn đề trên da mặt.

Tuy nhiên việc đắp mặt nạ bằng dưa leo quá thường xuyên cũng không được khuyến khích.

 

xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI