Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết ho lâu ngày & Nên kiêng gì nhanh khỏi?

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết ho lâu ngày & Nên kiêng gì nhanh khỏi?

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết ho lâu ngày? dị ứng thời tiết ở trẻ nên kiêng gì nhanh khỏi? là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Khi thời tiết chuyển từ mùa nóng sang lạnh hoặc ngược lại thì trẻ rất dễ bị dị ứng do cơ thể chưa thích nghi kịp thời với sự thay đổi của môi trường. Khi bị dị ứng thời tiết trẻ có dấu hiệu nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy gây khó chịu khiến trẻ quấy khóc, bệnh này không thể chữa dứt điểm nhưng các mẹ có thể hạn chế tình trạng bệnh, giúp bé thoải mái hơn. Để hạn chế dị ứng ở trẻ các mẹ cần chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, vậy khi trẻ dị ứng thời tiết phải làm sao, trẻ bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì,……tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Hãy cùng gonhub.com tìm hiểu về dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏtrẻ bị dị ứng thời tiết cần kiêng gì tốt cho sức khỏe dưới đây nhé.
Dị ứng là một phản ứng của cơ thể khi gặp các tác động từ bên ngoài. Khi trẻ bị dị ứng thời tiết, nổi mẩn ngứa, trẻ cần đi khám đúng chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây dị ứng và có phương pháp điều trị phù hợp. Các bậc cha mẹ cần lưu ý hạn chế cho trẻ gãi, tránh da bị xước gây nhiễm trùng, viêm da. Mặc quần áo cho trẻ thật ấm, nhưng không quá chật, tránh những chất liệu dễ kích ứng da. Vệ sinh sạch sẽ và bảo vệ môi trường, hạn chế những tác nhân gây dị ứng.

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết ho lâu ngày? dị ứng thời tiết ở trẻ nên kiêng gì nhanh khỏi? là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Khi thời tiết chuyển từ mùa nóng sang lạnh hoặc ngược lại thì trẻ rất dễ bị dị ứng do cơ thể chưa thích nghi kịp thời với sự thay đổi của môi trường. Khi bị dị ứng thời tiết trẻ có dấu hiệu nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy gây khó chịu khiến trẻ quấy khóc, bệnh này không thể chữa dứt điểm nhưng các mẹ có thể hạn chế tình trạng bệnh, giúp bé thoải mái hơn. Để hạn chế dị ứng ở trẻ các mẹ cần chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, vậy khi trẻ dị ứng thời tiết phải làm sao, trẻ bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì,……tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Hãy cùng gonhub.com tìm hiểu về dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏtrẻ bị dị ứng thời tiết cần kiêng gì tốt cho sức khỏe dưới đây nhé.
Dị ứng là một phản ứng của cơ thể khi gặp các tác động từ bên ngoài. Khi trẻ bị dị ứng thời tiết, nổi mẩn ngứa, trẻ cần đi khám đúng chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây dị ứng và có phương pháp điều trị phù hợp. Các bậc cha mẹ cần lưu ý hạn chế cho trẻ gãi, tránh da bị xước gây nhiễm trùng, viêm da. Mặc quần áo cho trẻ thật ấm, nhưng không quá chật, tránh những chất liệu dễ kích ứng da. Vệ sinh sạch sẽ và bảo vệ môi trường, hạn chế những tác nhân gây dị ứng.

Dùng hết 3 lọ siro trị ho, đổi 3 lần kháng sinh mà con sáng nào cũng làm một tràng sặc sụa, chị Trà (Khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội) sốt ruột đành bế con đi khám. Bác sĩ cho biết, bé nhà chị ho do dị ứng thời tiết. Cũng như chị Trà, từ khi trời miền Bắc bắt đầu chuyển thu, nhiều bà mẹ lo lắng khi thấy con ho lâu khỏi.
Bác sĩ Vũ Thị Việt, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, khi thời tiết chuyển mùa, phòng khám hô hấp đông bệnh nhân hơn, bác sĩ phải làm việc hết công suất từ đầu đến cuối buổi. Câu bà thường xuyên được nghe nhất là “bác ơi, cháu ho quá nửa tháng rồi mà vẫn chưa khỏi”, nhưng khi xét nghiệm thì trẻ không mắc bệnh gì, trẻ cũng không sốt hay có biểu hiện viêm nhiễm gì.
Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết ho lâu ngày & Nên kiêng gì nhanh khỏi?
Bác sĩ Việt cho biết, khi thời tiết chuyển mùa, thất thường, thay đổi liên tục từ nóng sang lạnh rồi từ lạnh sang nóng, trong vài ngày, thậm chí từ sáng đến chiều, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Những bé dưới 3 tuổi, hệ hô hấp còn yếu ớt, sức đề kháng cũng kém là đối tượng dễ phản ứng với điều kiện thời tiết thất thường nhất và có thể biểu hiện bằng ho.
Bác sĩ cho biết, trẻ bị ho dị ứng thường ho thành cơn, nhất là lúc trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy, hay lúc chuyển tư thế, đang từ nằm sang ngồi hay ngược lại (do thay đổi áp lực trong cơ thể). Khác với ho do viêm nhiễm thường là trẻ hay sốt, có thể có đờm đục, đờm xanh, trẻ ho do kích ứng thời tiết thường sẽ có rất nhiều đờm nhưng là đờm trong, không sốt, khi xét nghiệm thì bạch cầu không tăng.
Bác sĩ Việt cho biết, những trường hợp ho do dị ứng thời tiết, cần được điều trị bằng thuốc dị ứng (các loại kháng histamin), thuốc giảm tiết chảy nước mũi, thuốc giảm mẫn cảm kết hợp siro làm dịu ho.
Ngoài ra, vì trẻ thường nhiều đờm, nên cần làm cho các bé sổ được đờm ra, có thể bằng siro ho long đờm hay bằng vỗ rung.
Cách vỗ rung rất đơn giản: Mẹ khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào vùng lưng bé, phần giữa hai bả vai, làm nhịp nhàng liên tục và nên để bé nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống. Sau động tác này, trẻ có thể sẽ ho nhiều và nôn, khạc ra đờm nên cần làm lúc trẻ đói, tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy, khi bé chưa ăn gì. Với những trẻ không tự khạc được đờm, mẹ có thể kích thích cho bé nôn, có thể bằng cách dùng khăn mỏng sạch lau nhẹ nhàng khoang miệng, lưỡi, kích thích nhẹ vào họng….
Bác sĩ cho biết, nhiều trẻ ho dị ứng rất lâu khỏi và có thể bị bội nhiễm, do các bà mẹ dùng thuốc cho con không đúng, lạm dụng siro ho… Bà đơn cử, có những trường hợp, lẽ ra cần cho trẻ dùng thuốc ho long đờm, thì lại sử dụng loại thuốc ho làm đờm quánh lại, tuy ho có giảm đi nhưng lại khiến trẻ mệt, khó thở, và bệnh viện từng phải cấp cứu nhiều trường hợp như vậy.
Bác sĩ Việt cho biết, tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách, trẻ ho dị ứng rất có thể bị bội nhiễm, dẫn đến các viêm nhiễm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi…
Vì thế, bà cho rằng, để phòng bệnh cho con, bố mẹ cần chăm sóc vệ sinh mũi họng cho bé thường xuyên, cho trẻ xúc miệng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý, ăn uống đủ chất. Khi bé bị ho mà không kèm các dấu hiệu sốt, mệt mỏi, có thể cho trẻ uống thuốc ho long đờm, và cần chú ý xem liệu có phải do trẻ dị ứng với một loại thức ăn nào đó không để loại hẳn khỏi thực đơn của bé trong thời gian đó.
Nếu sau 3 ngày trẻ vẫn không đỡ ho, phụ huynh cần cho con đi khám để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và cho thuốc phù hợp, không nên tự ý điều trị và thay thuốc cho con.

Hỏi: Cứ đến khi chuyển mùa lạnh là con tôi bị mẩn ngứa khắp người. Tôi đã cho cháu đi khám, bác sĩ nói đây là một dạng dị ứng với thời tiết. Vậy ngoài việc dùng thuốc chống dị ứng, cần kiêng những gì? (Mai Thu Hà, Hà Nội)
Trả lời của bác sĩ da liễu nhi khoa: Mẩn ngứa là một dạng bệnh ngoài da thường thấy ở trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh này, trên da trẻ xuất hiện những đám mụn nhỏ màu hồng, ướt và gây ngứa, khiến trẻ rất khó chịu. Ngoài các tác nhân gây bệnh như thời tiết, phấn hoa, bụi, lông súc vật…, bệnh mẩn ngứa có liên quan rất lớn đến chế độ dinh dưỡng và thuốc men. Trẻ hay bị mẩn ngứa phải tuyệt đối dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần chú ý tới chế độ ăn uống của trẻ và phải kiêng kỵ những thực phẩm giàu protein, nhất là sữa.
Nếu thấy trẻ sau khi uống sữa mẩn nổi nhiều thì phải kiêng sữa. Không ăn các thực phẩm béo, cay, nóng và thủy sản trong giai đoạn cấp tính và mạn tính vì các thực phẩm này sẽ làm bệnh nặng hơn. Người mẹ cũng phải kiêng các thực phẩm này và kiêng thêm thức ăn có tính kích thích, chua, khó tiêu. Không được ăn thức ăn nguội lạnh vì thức nguội lạnh dễ tổn thương tì vị và hàn thấp, từ đó máu lưu thông không tốt, các tà khí như phong, hàn, thấp nhiệt dễ “nổi loạn” trên da và thịt, phát thành bệnh. Vì vậy, trẻ bị mẩn ngứa không chỉ phải kiêng ăn thực phẩm nguội lạnh trong thời kỳ phát bệnh mà phải kiêng cả trong thời gian bệnh đã ổn định để bệnh không tái phát và không nặng hơn.

Thay đổi thời tiết khiến da của trẻ giãn nở thất thường gây kích ứng. Trời lạnh khiến da quá khô dễ bị ngứa, càng gãi thì da càng bị kích ứng và sưng tấy. Đối với trẻ có da mẫn cảm với thời tiết, nhiệt độ, nếu bạn cho trẻ tắm nước quá nóng vào mùa đông cả vào mùa hè đều khiến da bị dị ứng.
Để chữa bệnh nhanh, theo các bác sĩ cần phải xác định nguyên nhân để tránh tiếp xúc với những nguyên nhân gây bệnh. Đối với trường hợp dị ứng da thời tiết do da quá khô, các bác sĩ da liễu tư vấn: Chỉ cần lựa chọn kem dưỡng ẩm phù hợp cho trẻ, tránh các thành phần dễ gây kích ứng da, tẩy rửa mạnh, bôi kem ngay từ khi mới đầu vào mùa lạnh là có thể phòng được bệnh. Bên cạnh đó, hạn chế tắm nước quá nóng, tăng cường uống nước, ăn hoa quả, ít sử dụng chất kích thích.
Trong trường hợp bụi nhà là thủ phạm bạn cần thường xuyên lau rửa giường, thay ga đệm hằng tuần, dùng quạt gió để giảm độ ẩm trong nhà… Bên cạnh đó, các loại thức ăn có thể làm tăng nặng bệnh cần phải được loại trừ khỏi chế độ ăn của người bệnh. Tuy nhiên, ở trẻ em cần lưu ý có các thức ăn thay thế để tránh cho trẻ bị suy dinh dưỡng.
Khi bị dị ứng cần đến ngay bác sĩ để xác định nguyên nhân để chữa trị. Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý xem dự báo thời tiết để giữ sức khỏe cho cho trẻ khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Khi thấy da của trẻ có biểu hiện bị dị ứng, sẩn ngứa thì không được chủ quan, cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ chỗ vết dị ứng, chàm, không chà xát mạnh quanh vết chàm, dị ứng để tránh bị nhiễm trùng. Nếu thấy bệnh tiến triển nặng hơn thì sớm đi khám để được thầy thuốc hướng dẫn điều trị.
Hạn chế tối đa việc tự ý mua thuốc về điều trị hay không tuân thủ chỉ định hoặc hướng dẫn của thầy thuốc, dược sĩ. Đối với bệnh chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh, tổn thương thường xuất hiện ở 2 má, cằm, mũi với triệu chứng là các mụn nước chi chít tập trung trên một vùng da đỏ, phù nề, gây viêm ngứa. Nếu không được điều trị đúng thuốc, bệnh không khỏi và sẽ trở thành mạn tính. Triệu chứng ngứa tăng lên, da bị viêm, trẻ quấy khóc về đêm…
Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết ho lâu ngày & Nên kiêng gì nhanh khỏi?
Đối với trẻ bị dị ứng cơ địa thường rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, do đó khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng cần chú ý giữ nhiệt độ cho cơ thể, khi ngủ không nên mở rộng cửa sổ để tránh gió lùa.
Vào mùa lạnh, có nhiều trẻ cứ gió lạnh hay ngồi quạt là bị nổi ban mề đay. Ở mức độ nhẹ, mề đay trên da xuất hiện một vài chấm nốt, chỉ trong một thời gian ngắn từ một đến vài giờ là mất. Nặng hơn là các đám nhỏ, lớn với hình thù tròn, bầu dục, hình bản đồ… rất ngứa, có thể làm thâm da. Có trường hợp các bóng nước hoặc loét bong da làm tổn thương niêm mạc mắt, mũi, miệng, hậu môn… gây nhiễm trùng da. Thậm chí gây phù nề thanh phế quản làm suy thở cấp, có thể dẫn đến tử vong.
Với việc nổi ban mày đay cần lưu ý là khó phòng tránh bằng cách dùng thuốc. Do vậy, những người hay bị nổi mày đay khi thời tiết thay đổi cần tránh lạnh, tránh gió, không tắm mưa, mặc quần áo ấm. Cũng không nên mặc quần áo quá chật gây cọ xát da gây nổi mày đay tại chỗ.

Mẹ bé Chip: Bé nhà mình cứ thay đổi thời tiết là da lại nỗi mẫn và ngứa, Ban đêm bé ngủ không ngon giấc và mẹ phải thức trông theo. Ngoài bổ sung các chất dinh dưỡng , vitamin thì có loại thuốc bôi nào hiệu quả để bé không ngứa nữa hả các mẹ? Mẹ nào có kinh nghiệm cho mình lời khuyên nhé! mình cũng đã cho bé tắm nước kim ngân nhưng vẫn không ăn thua. !!
Mẹ bé Quỳnh Chi: Bé nhà mình trước bị dị ứng nổi mẩn, bác sĩ BV Nhi kê cho uống Destolit. Tuy nhiên mình khuyên bạn nên cho bé đi kiểm tra bác sĩ cho an toàn nhé, với mỗi bé khác nhau lại có 1 đơn thuốc khác nhau mà.
Mẹ bé Như Thủy: Con nhà mình cũng bị viêm da cơ địa. Cứ thời tiết thay đổi là lại bị. Bác sỹ kê cho bôi Zentrisone nhưng chỉ được vài bữa thôi. Mọi người bảo sau 2 tuổi sẽ khỏi. Riêng viêm da kiểu như con bạn và con mình thì không nên cho tắm bằng xà bông mà tắm bằng chanh, lá khế là tốt nhất.
Mẹ Tuyết Lan: Bé nhà mình cũng bị giống con bạn. Mình đã đi khám ở da liễu Trung Ương 3 lần, làm xét nghiệm da nhưng vẫn không ăn thua gì cả. Nay bé đã 6 tuổi rồi. Mùa đông còn đỡ chứ mùa hè lại nổi đỏ lên và ngứa do mồ hôi ra. Mình cho con ngâm nước muối đặc như nước biển ý (mỗi lần đi biển về bé lại đỡ hơn). Nước ngâm đó là nước chè xanh đun đặc lên. Như thế cũng hạn chế được rất nhiều không bị lở loét thêm và ko phải bôi thuốc vì mình thấy các thuốc chữa dị ứng có tác dụng phụ như teo da, gan…Các mẹ có cao kiến gì cho mình biết với nhé. Nhìn da của con như sần sùi như da cóc mình rất đau lòng mà cũng chẳng biết phải làm gì nữa. Khéo phải sống chung với lũ mất thôi.
Mẹ bé Mít: Các mẹ tắm cho bé bằng lá kinh giới xem sao. Bé nhà mình hồi trước tắm lá chè vẫn thấy nổi mụn, từ hồi tắm lá kinh giới thấy hết hẳn, không thấy lên mụn gì nữa (trộm vía)
Sau khi tham khảo thông tin trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết phải làm sao? dị ứng thời tiết nên kiêng gì nhanh khỏi? trên đây chắc hẳn các bậc phụ huynh đã biết cách chăm sóc bé yêu của mình tốt nhất khi dị ứng thời tiết, nhanh chóng khỏi bệnh, tránh được những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn mỗi ngày và hãy luôn đồng hành cùng gonhub.com để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

 

shop hoa tưoi thanh pho vi thanh hau giang

shop hoa thành phố vị thanh , shop hoa tươi thành phố vị thanh  ,shop hoa tươi an giangiang

 xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , hoa khai trương, hoa đám tang, điện hoa , hoa lan hồ điệp  . shop hoa tươi Địa chỉ shop hoa


xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

shop hoa tươi quang binh

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI