Trẻ sơ sinh bị lác sữa (chàm sữa): Nguyên nhân, cách chăm sóc và điều trị dứt điểm

Trẻ sơ sinh bị lác sữa (chàm sữa): Nguyên nhân, cách chăm sóc và điều trị dứt điểm

Trẻ sơ sinh bị lác sữa (chàm sữa) là một trong những hiện tượng phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi. Lác sữa hay còn gọi là chàm sữa là một một dạng viêm da mãn tính ở trẻ nhỏ, lác sữa bắt đầu sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ ở mặt, hai bên má gây ngứa, khó chịu khiến các bé liên tục gãi, chà,… làm cho vùng da đó bị tấy đỏ, nhiễm trùng. Bệnh lác sữa tuy không lây nhưng dễ tái phát và để lại di chứng sẹo, rỗ trên da gây ảnh hưởng đến đến thẩm mỹ nên các mẹ cần có biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời khi bé bị bệnh này. Vậy trẻ bị lác sữa phải làm sao, nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh, cách điều trị lác sữa ở trẻ hiệu quả,….tất cả sẽ được chia sẻ chi tiết dưới đây mời các mẹ cùng theo dõi nhé.
Hãy cùng gonhub.com tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và cách chăm sóc, điều trị lác sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả, nhanh khỏi nhất dưới đây nhé.
Bệnh chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng ở trẻ em từ 2 tháng đến 2 tuổi. Đây là tình trạng viêm da mạn tính, không lây; xảy ra ở bệnh nhi có tiền sử bản thân hay gia đình có cơ địa dị ứng (hen phế quản, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng). Nếu tái diễn nhiều lần, bệnh sẽ trở thành chàm thể tạng nên người ta còn gọi chàm sữa là giai đoạn đầu của chàm thể tạng.

Trẻ sơ sinh bị lác sữa (chàm sữa) là một trong những hiện tượng phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi. Lác sữa hay còn gọi là chàm sữa là một một dạng viêm da mãn tính ở trẻ nhỏ, lác sữa bắt đầu sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ ở mặt, hai bên má gây ngứa, khó chịu khiến các bé liên tục gãi, chà,… làm cho vùng da đó bị tấy đỏ, nhiễm trùng. Bệnh lác sữa tuy không lây nhưng dễ tái phát và để lại di chứng sẹo, rỗ trên da gây ảnh hưởng đến đến thẩm mỹ nên các mẹ cần có biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời khi bé bị bệnh này. Vậy trẻ bị lác sữa phải làm sao, nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh, cách điều trị lác sữa ở trẻ hiệu quả,….tất cả sẽ được chia sẻ chi tiết dưới đây mời các mẹ cùng theo dõi nhé.
Hãy cùng gonhub.com tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và cách chăm sóc, điều trị lác sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả, nhanh khỏi nhất dưới đây nhé.
Bệnh chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng ở trẻ em từ 2 tháng đến 2 tuổi. Đây là tình trạng viêm da mạn tính, không lây; xảy ra ở bệnh nhi có tiền sử bản thân hay gia đình có cơ địa dị ứng (hen phế quản, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng). Nếu tái diễn nhiều lần, bệnh sẽ trở thành chàm thể tạng nên người ta còn gọi chàm sữa là giai đoạn đầu của chàm thể tạng.

Nguyên nhân gây bệnh này vẫn chưa xác định một cách chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường gặp ở người có cơ địa dễ dị ứng. Ngoài ra, cha mẹ có bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết… thì con cũng dễ mắc bệnh.
Bệnh có liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố: cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng có thể được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc có nguồn từ bên ngoài như mạt, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi… thường có trong chăn, gối, nệm, khăn trải giường, thảm. Ngoài ra, lông chó, lông mèo, gián cũng có thể gây dị ứng…
Bệnh cũng có liên quan đến những rối loạn về tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng…), cách cho bú, nhiễm trùng…
Trẻ sơ sinh bị lác sữa (chàm sữa): Nguyên nhân, cách chăm sóc và điều trị dứt điểm

Chàm sữa hay gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi…
Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước (một số bé có da rất khô), đóng mài và tróc vảy.
Khi bị bệnh, trẻ sẽ rất khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém. Nhiều trẻ chịu không nổi gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu. Nếu không giữ vệ sinh tốt, da bé rất dễ bị nhiễm trùng, khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn, đồng thời sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ sau này. Những vết chàm vỡ không bị nhiễm trùng sẽ để lại vảy kết trên mặt da.
Bệnh sẽ thuyên giảm dần và có thể tự khỏi sau 2 tuổi. Nếu sau 2 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và trở thành chàm thể tạng.

Chàm sữa là một bệnh rất dễ tái phát khi thời tiết thay đổi hoặc ăn, uống những chất gây dị ứng. Do đó, trẻ cần được chăm sóc và điều trị như sau:

Tránh cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ biển, thực phẩm lên men, trứng, đậu phộng, cà chua, đồ biển…

Cách tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sử dụng thuốc và cách bôi phù hợp và an toàn cho bé. Tránh tự ý mua thuốc bôi cho trẻ, cũng không nên đắp lá, thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm. Thực tế, đã có một số bà mẹ tự ý ra nhà thuốc mua thuốc bôi nhiều loại, trong đó có corticosteroid, bôi lâu ngày thuốc gây những tác dụng phụ khiến trẻ bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Ngoài ra corticosteroid còn có thể khiến chàm lan rộng, nặng thêm và nhiễm trùng, nếu dùng thuốc kéo dài có thể gây suy yếu tuyến thượng thận…
Trẻ sơ sinh bị lác sữa (chàm sữa): Nguyên nhân, cách chăm sóc và điều trị dứt điểm

Bạn cần chăm sóc trẻ hết sức cẩn thận, không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh vòng luẩn quẩn ngứa – gãi – ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da. Nếu tắm xà phòng cho trẻ, tuyệt đối không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà phòng có tính chất tẩy rửa, chỉ dùng các loại sữa tắm như: Cetaphil, Saforell, Physiogel…
Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da.
Giữ môi trường xung quanh không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh; môi trường cần thoáng mát, không quá khô (chẳng hạn nếu bé ngủ trong phòng máy lạnh nên để thêm một thau nước to nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng).
Tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt, giữ cho da bé luôn khô, thay tã lót cho bé (ít nhất ba lần trong ngày), tránh để lâu gây ẩm ướt do phân và nước tiểu (là yếu tố dễ gây kích ứng da), thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé.
Không nên chủng ngừa cho bé hoặc để bé tiếp xúc với những người mới vừa được chủng ngừa.
Mục đích điều trị là nhằm bình thường hóa làn da, kéo dài thời gian lành bệnh, hạn chế tái phát, chứ không phải điều trị khỏi hẳn. Vì vậy, trẻ đang ở giai đoạn bị chàm sữa (nhất là giai đoạn cấp) không nên nhập viện vì môi trường bệnh viện có thể làm cho bé bị nhiễm trùng thêm.

Hỏi: Con tôi được hơn 3 tháng tuổi, cháu bị nổi mụn nhỏ li ti ở 2 bên má và cằm, sau đó mẫn đỏ và gây ngứa. Qua tham khảo bệnh từ những ba mẹ đã sinh con thì họ nói cháu nhà tôi bị chàm sữa, đây là bệnh chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Bác sĩ vui lòng cách chữa trị hoặc khám bệnh ở khoa nào?
Trả lời của bác sĩ nhi khoa: Đúng như quí phụ huynh mô tả thì đây là chàm sữa (lác sữa) ở trẻ con.
Thường lác sữa hay có ở trẻ dưới sáu tháng tuổi, bú bình, không bú sữa mẹ. Các loại sữa bột trên thị trường thường chứa nhiều chất bổ giúp phát triển trí thông minh và tăng trưởng nhưng chính những chất này lại thường là nguyên nhân gây dị ứng (lác sữa) cho trẻ. Để hạn chế lác sữa, bạn nên lựa chọn sữa càng có ít chất tăng trưởng càng tốt hoặc đổi sang dùng loại sữa khác mỗi khi cháu bị lác sữa. Không nên thoa thuốc corticoit (Eumovate) vì có thể gây tác dụng phụ cho da mặt cháu như teo da, rối loạn sắc tố da. Không nên lạm dụng thuốc này vì da cháu còn non (mỏng) có thể bị kích thích do các hóa chất có trong thuốc. Nếu cháu bị ngứa, có thể cho uống xirô chống ngứa. Nếu da mặt bị rỉ dịch, chị có thể cho cháu uống một ít kháng sinh chống bội nhiễm. Thường thì khi được trên sáu tháng tuổi, cháu sẽ tự khỏi bệnh.
Lác sữa là loại bệnh chàm thể tạng gặp ở trẻ em từ 1 tháng tuổi. Đầu tiên xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti ở 2 bên má sau đó có thể xuất hiện thêm ở cằm, trán. Các mụn nước mau bị vỡ làm da bị rớm dịch và đỏ, khi da bị nhiễm trùng thì sẽ bị sưng đỏ hơn. Trẻ hay ngứa gãi nhiều. Bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần, bệnh có thể biến mất mà không còn để lại dấu vết gì. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ em rất phức tạp, khó phát hiện được, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong bệnh lác sữa.
Lác sữa có thể tự khỏi nếu nguyên nhân gây dị ứng được giải quyết. Chỉ điều trị lác sữa khi cháu bị ngứa gây mất ngủ, thương tổn rỉ nước, nhiễm trùng. Không nên tự ý thoa các loại thuốc bôi bán trên thị trường nếu không có chỉ định của bác sĩ. Chỉ nên rửa bằng thuốc tím pha loãng với nước ấm, có màu hồng nhạt. Không đưa trẻ đi chích ngừa hoặc tiếp xúc với môi trường dễ lây lan như bệnh viện trong lúc đang bị lác sữa…

Mẹ bé Chubby: Các mẹ ơi, bé nhà mình bị lác sữa từ tháng thứ 1 đến giờ hơn 2 tháng rồi mà vẫn ko khỏi. Mình có thử thoa Milian, cho bé tắm trà xanh, thoa thử bepanthen… mà 2 má bé vẫn đỏ lừ, sần sùi, bé lại hay lấy 2 tay chà lên mặt (có phải do bé ngứa ngáy khó chịu chăng?).
Có người chỉ mình mua chuối chát về cắt lát ra rồi chà lên mặt bé, có người thì bảo lấy sữa mẹ thoa hoặc liếm mặt bé, nhưng những cách đó mình sợ mất vệ sinh, sợ gây ra nhiễm trùng nên chưa dám áp dụng. Giờ nhìn mặt con đỏ lừ, sần sần mà thương quá! Có mẹ nào có kinh nghiệm chữa khỏi lác sữa thì chỉ giúp mình cách trị cho dứt với!!!!
Mẹ bé Doremon: Em bé nhà mình cũng mới được hơn 5 tuần tuổi, bị mụn sữa và nổi mẩn, sần đỏ hai má kiểu chàm sữa. Mình không dùng mẹo gì cả, mua kem Eumovate của GlaxoSmithKline về bôi hai lần là hết, mặc dù bác sỹ sơ sinh dặn phải bôi 10 lần nhưng chỉ 2 lần là mất hết các vết sần đỏ. Mẹ cháu mua ngay đi không má cháu bị chảy nước thì tội nghiệp lắm. Mỗi lần bôi thì chỉ lấy một ít bằng hạt đậu xanh, và xoa một lớp mỏng thôi nhé, đừng thoa lớp dày, hại da em bé.
Trẻ sơ sinh bị lác sữa (chàm sữa): Nguyên nhân, cách chăm sóc và điều trị dứt điểm
Mẹ bé Tép: Theo mình thì bạn nên đưa bé đến bác sĩ nhi khám cho chắc ăn và để biết chắc chắn bé có phải là bị lác sữa không, và để biết cách xử lí. Nếu đúng là lác sữa thì không nên bôi thuốc hoặc bất kì dung dịch nào lên, vì nếu không thì da chỗ đó sẽ bị teo lại, không tốt. Bị lác sữa thì sẽ rất lâu hết, có khi hết rồi sẽ bị lại. Khi bé lớn sẽ tự động hết hẳn.
Mẹ bé Cherry: Em có thể mua chè xanh về đun nước tắm cho bé, và cho thêm mấy hạt muối trắng vào nước tắm cho bé. Một tuần chỉ nên tắm bằng sữa tắm cho bé 1 hoặc 2 lần thôi, còn lại tắm bằng chè xanh. Sau khi tắm em bôi thuốc mỡ emovat cho bé là được. Các biểu hiện nổi mẩn ngứa sẽ giảm dần, và sẽ hết khi bé 3-4 tuổi.
Mẹ bé Bánh Gạo: Hồi trước bé lớn bị trên đầu, và tai nứt da rướm máu, mình lấy Povidine pha loãng với nước muối sinh lý chừng một tuần là hết. Bé lớn của mình giờ năm tuổi, hồi bé bị mới có 3 tháng thôi. Giờ bé nhỏ của mình mới sinh đã bị rồi, mình cũng làm vậy rồi hết, nhưng giờ 5 tháng bị lại, cũng đang dùng và tắm lá trà xanh không dùng xa bông, nó cũng bớt bớt chứ chưa hết hẳn.
Mẹ bé Cà Na: Mình góp vài ý kiến thế này, bé nhà mình cũng bị từ tháng thứ 3 mãi tận tháng thứ 9 mới hết, mình đã đi khắp bác sỹ, bôi đủ thứ từ Tây đến Ta nhưng không tác dụng gì cả. Cho đến khi đi bác Sỹ Đặng Thị Tốn, bác sĩ da liễu bên bệnh viện Y dược mới hết, bác sĩ Tốn đã nói với mình:
Tuyệt đối đừng sử dụng 2 thứ:

Điều kế tiếp là bác sĩ nói thông thường người bệnh về da sẽ thiếu kẽm, có thể ăn bổ sung kẽm, hoặc uống thuốc bổ sung kẽm.
Ý kiến riêng của mình : sau khi nghe bác sĩ nói về việc thiếu Kẽm, mình suy ra là da mình vốn cũng khô, có thể mình cũng thiếu kẽm, nên khi cho con bú có thể sữa mình cũng thiếu kẽm, nên con gái mình nó bị thiếu kẽm trầm trọng.
Sau khi đi khám về mình cho bé uống 1 chai kẽm, nó hết 70% sau 10 ngày, bác sĩ cho uống tiếp thì hết luôn 100%, nhưng bác sĩ nói chàm này thuộc chàm thể tạng (từ trong phát ra do di truyền) cho nên nó sẽ tái lại nhưng mức độ không nặng như vậy.
Quả thật là từ tháng thứ 9 đến nay 32 tháng, bé mình không hề tái lại nặng nề như vậy nữa, nó vẫn bị ngứa do da hơi sần sần nổi theo chu kỳ, mình cứ cho ăn bổ sung kẽm và bôi thuốc hằng ngày nó bớt ngứa.
Trên đây là nguyên nhân, cách chăm sóc và điều trị cho trẻ sơ sinh bị lác sữa chàm sữa hiệu quả, an toàn nhất, giúp các mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích để chăm sóc sức khỏe bé yêu, tránh được những biến chứng xấu có thể xảy ra. Chúc các bé luôn vui khỏe, hay ăn chóng lớn mỗi ngày và hãy luôn đồng hành cùng gonhub.com để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe trẻ em hữu ích nhé.

 

shop hoa tưoi thanh pho vi thanh hau giang

shop hoa thành phố vị thanh , shop hoa tươi thành phố vị thanh  ,shop hoa tươi an giangiang

 xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , hoa khai trương, hoa đám tang, điện hoa , hoa lan hồ điệp  . shop hoa tươi Địa chỉ shop hoa


xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

shop hoa tươi quang binh

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI