Triệu chứng trẻ bị bệnh sởi & cách phòng ngừa điều trị bệnh sởi tại nhà

Triệu chứng trẻ bị bệnh sởi & cách phòng ngừa điều trị bệnh sởi tại nhà

Trẻ bị bệnh sởi có triệu chứng gì, cách phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ hiệu quả nhất giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Bệnh sởi ở trẻ em là bệnh lây truyền cực nguy hiểm nên cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh được những biến chứng xấu có thể xảy ra. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết được triệu chứng sớm của trẻ bị bệnh sởi, cách chữa bệnh sởi ở trẻ em, bệnh sởi kiêng gì,……Để giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều thông tin hữu ích, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết những điều cần biết về bệnh sởi ở trẻ em dưới đây, mời các mẹ cùng theo dõi để có thể chăm sóc sức khỏe bé yêu của mình một cách hoàn hảo.
Hãy cùng gonhub.com tìm hiểu bệnh sởi ở trẻ em và cách điều trị dưới đây để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Trẻ bị bệnh sởi có triệu chứng gì, cách phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ hiệu quả nhất giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Bệnh sởi ở trẻ em là bệnh lây truyền cực nguy hiểm nên cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh được những biến chứng xấu có thể xảy ra. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết được triệu chứng sớm của trẻ bị bệnh sởi, cách chữa bệnh sởi ở trẻ em, bệnh sởi kiêng gì,……Để giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều thông tin hữu ích, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết những điều cần biết về bệnh sởi ở trẻ em dưới đây, mời các mẹ cùng theo dõi để có thể chăm sóc sức khỏe bé yêu của mình một cách hoàn hảo.
Hãy cùng gonhub.com tìm hiểu bệnh sởi ở trẻ em và cách điều trị dưới đây để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em mặc dù đã có vacxin an toàn và hiệu quả. Năm 2012, có 122.000 trường hợp tử vong do sởi trên toàn cầu – khoảng 330 trường hợp tử vong mỗi ngày hoặc 14 trường hợp tử vong mỗi giờ
Tiêm phòng sởi đã làm giảm 78% các trường hợp tử vong do sởi từ năm 2000 đến 2012 trên toàn thế giới. Năm 2012, có khoảng 84% trẻ em trên toàn thế giới được tiêm một liều vacxin phòng sởi trong ngày sinh nhật đầu tiên của mình thông qua các dịch vụ sức khỏe định kỳ – tăng lên từ 72% trong năm 2000
Từ năm 2000, có hơn 1 tỷ trẻ em ở các nước có nguy cơ cao được tiêm phòng sởi thông qua các chiến dịch tiêm chủng hàng loạt – khoảng 145 triệu trẻ được tiêm phòng vào năm 2012.
Triệu chứng trẻ bị bệnh sởi & cách phòng ngừa điều trị bệnh sởi tại nhà
Sởi là một bệnh nghiêm trọng và dễ lây gây ra bởi một loại virus. Năm 1980, trước khi có chương trình tiêm chủng mở rộng, sởi đã gây tử vong khoảng 2,6 triệu người mỗi năm.
Sởi vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em trên toàn cầu mặc dù đã có vacxin an toàn và hiệu quả. Có khoảng 122.000 người tử vong do sởi trong năm 2012 – phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi.
Bệnh sởi gây ra bởi một loại virus trong họ paramyxovirus. Virus sởi thường phát triển trong tế bào lót ở phía sau của họng và phổi. Sởi là một bệnh ở người và vẫn chưa biết có xảy ra ở động vật hay không.
Hoạt động tiêm chủng được đẩy mạnh đã có một tác động lớn trong việc làm giảm tử vong do sởi. Từ năm 2000, có hơn 1 tỷ trẻ em ở các nước có nguy cơ cao được tiêm phòng vacxin chống lại bệnh sởi thông qua chiến dịch tiêm phòng mở rộng – có khoảng 145 triệu trẻ được tiêm trong năm 2012. Tỷ lệ tử vong do sởi trên toàn cầu đã giảm 78%, từ 562.000 trường hợp xuống còn 122.000 trường hợp.

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi thường là sốt cao, sốt bắt đầu từ 10 đến 12 ngày sau khi tiếp xúc với virus, và kéo dài từ 4 đến 7 ngày. Chảy nước mũi, ho, mắt đỏ và chảy nước mắt, và các đốm trắng nhỏ bên trong má có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu. Sau một vài ngày thì ban sởi (ban đỏ/nâu dạng chấm) bùng phát, thường ở mặt và cổ. Trong khoảng 3 ngày, ban sởi lan rộng xuống thân mình, và cuối cùng xuống tới tay và chân. Ban sởi kéo dài 5 – 6 ngày, và sau đó mất dần. Trung bình, ban sởi xuất hiện sau khi tiếp xúc với virus được 14 ngày (trong phạm vi 7 đến 18 ngày).
Sởi nặng thường gặp ở trẻ em được nuôi dưỡng kém (trẻ suy dinh dưỡng), đặc biệt những trẻ thiếu hụt vitamin A hoặc hệ thống miễn dịch của chúng bị suy giảm do HIV/AIDS hoặc các bệnh lý khác.
Hầu hết các trường hợp tử vong liên quan tới sởi là do biến chứng của bệnh. Các biến chứng chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi hoặc người lớn trên 20 tuổi. Các biến chứng nghiêm trọng nhất bao gồm: mù mắt, viêm não (nhiễm trùng gây phù não), tiêu chẩy nặng gây mất nước, nhiễm trùng tai, hoặc nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi. Có gần 10% các trường hợp sởi tử vong trong quần thể có tỷ lệ suy sinh dưỡng cao và không được chăm sóc y tế đầy đủ. Phụ nữ bị sởi trong khi mang thai cũng có nguy cơ biến chứng nặng và thai kỳ có thể kết thúc do sẩy thai hoặc sinh non. Những người khỏi bệnh sởi sẽ có miễn dịch với sởi suốt đời.

Sởi nặng thường gặp ở trẻ em được nuôi dưỡng kém (trẻ suy dinh dưỡng), đặc biệt những trẻ thiếu hụt vitamin A hoặc hệ thống miễn dịch của chúng bị suy giảm do HIV/AIDS hay các bệnh lý khác.
Hầu hết các trường hợp tử vong liên quan tới sởi là do biến chứng của bệnh. Các biến chứng chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi hoặc người lớn trên 20 tuổi. Các biến chứng nghiêm trọng nhất bao gồm: mù mắt, viêm não (nhiễm trùng gây phù não), tiêu chảy nặng gây mất nước, nhiễm trùng tai hoặc nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi. Có gần 10% các trường hợp sởi tử vong trong quần thể có tỉ lệ suy sinh dưỡng cao và không được chăm sóc y tế đầy đủ.
Triệu chứng trẻ bị bệnh sởi & cách phòng ngừa điều trị bệnh sởi tại nhà
Trẻ em không được tiêm vắc-xin phòng bệnh có nguy cơ mắc sởi và các biến chứng cao nhất, kể cả tử vong. Phụ nữ mang thai không được tiêm phòng cũng có nguy cơ. Bất cứ ai không có miễn dịch (người chưa được tiêm phòng hoặc đã được tiêm phòng nhưng không tạo được miễn dịch) đều có thể mắc sởi. Virus rất dễ lây qua ho và hắt hơi, tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết nhiễm bệnh của mũi hoặc họng. Virus vẫn hoạt động và dễ lây trong không khí hoặc trên các bề mặt bị nhiễm trong gần 2 giờ. Nó có thể lây truyền từ người mắc bệnh trong vòng 4 ngày trước khi bắt đầu phát ban cho tới 4 ngày sau khi phát ban. Dịch sởi có thể bùng phát làm nhiều người tử vong, đặc biệt là giới trẻ, trẻ em suy dinh dưỡng.

Virus rất dễ lây qua ho và hắt hơi, tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết nhiễm bệnh của mũi hoặc họng.
Virus vẫn hoạt động và dễ lây trong không khí hoặc trên các bề mặt bị nhiễm trong gần 2 giờ. Nó có thể lây truyền từ người mắc bệnh trong vòng 4 ngày trước khi bắt đầu phát ban cho tới 4 ngày sau khi phát ban.
Dịch sởi có thể có thể phát triển thành vụ dịch lớn làm nhiều người tử vong, đặc biệt là giới trẻ, trẻ em suy dinh dưỡng. Ở những nước mà dịch sởi đã gần như được xóa sổ thì các trường hợp nhiễm bệnh đến từ các nước khác có dịch sẽ là nguồn lây nhiễm quan trọng.

Không có phương pháp điều trị kháng virus đặc hiệu cho virus sởi. Các biện pháp điều trị khác chủ yếu nhằm hỗ trợ và làm cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn:

Bệnh sởi thường tự khỏi, nhưng nếu có triệu chứng khác thường xuất hiện như tiêu chảy, nôn, đau tai và đau họng, khó thở, hoặc rối loạn ý thức… thì cần nhanh chóng tìm kiếm tư vấn y tế. Trong một vài trường hợp bệnh sởi nặng, đặc biệt nếu có biến chứng, cần đưa trẻ vào viện để điều trị.
Biến chứng nặng do sởi có thể tránh được thông qua việc điều trị hỗ trợ nhằm đảm bảo dinh dưỡng tốt, uống đủ nước và điều trị mất nước bằng dung dịch bù nước và điện giải đường uống (oresol) được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Dung dịch này thay thế cho dịch và các yếu tố cần thiết đã bị mất qua tiêu chảy và nôn. Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định điều trị các nhiễm trùng tai và mắt, và viêm phổi.
Tất cả trẻ em ở các nước đang phát triển được chẩn đoán bệnh sởi cần được bổ sung 2 liều vitamin A, cách nhau 24 giờ. Điều trị này nhằm khôi phục nồng độ vitamin A thấp trong thời gian mắc sởi, ngay cả với trẻ được nuôi dưỡng tốt, để giúp dự phòng tổn thương mắt và mù lòa. Bổ sung vitamin A đã được chứng minh là làm giảm 50% số lượng các trường hợp tử vong do bệnh sởi.
Trẻ em mắc sởi không nên đến trường cho tới sau khi ban sởi bắt đầu xuất hiện tối thiểu 5 ngày.

Việc sử dụng vitamin A cho trẻ mắc sởi ở những nước đang phát triển có liên quan tới tỷ lệ mắc bệnh và tử vong giảm. Cơ chế tác dụng vẫn chưa được biết; vitamin A có thể sửa chữa tình trạng giảm retinol máu do virus gây ra.
Nồng độ vitamin A trong huyết thanh thấp đã được ghi nhận ở trẻ em tại Mỹ, và nồng độ vitamin A trong huyết thanh thấp cũng đã được ghi nhận ở trẻ em bị bệnh nặng hơn. Việc sử dụng vitamin A trong điều trị sởi ở những nước đang phát triển chưa được đánh giá trong nghiên cứu lâm sàng
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng vitamin A được sử dụng cho tất cả trẻ em mắc sởi, bất kể họ ở quốc gia nào. Vitamin A trong điều trị sởi được sử dụng một lần mỗi ngày trong thời gian hai ngày với những liều sau:
Trẻ

Phòng bệnh bằng vắc-xin được khuyến cáo khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, theo chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia (gọi tắt là EPI).
Tuy nhiên theo các nhà khoa học, việc tiêm một mũi vắc-xin duy nhất không đủ tạo ra miễn dịch bền vững và rộng rãi trong cộng đồng vì tỷ lệ trẻ tiêm phòng bệnh bị “sót” cũng như tỷ lệ được miễn dịch của vắc-xin này cũng chỉ đạt ở mức 90%. Do vậy, cần phải tiêm nhắc lại mũi thứ 2 lúc trẻ được 18 tháng tuổi, việc tiêm liều thứ 2 có thể tạo miễn dịch đạt tới 99%. Vắc xin sởi đã được chứng minh hiệu quả bảo vệ cao sau khi tiêm ngừa, hơn 90% trẻ tiêm ngừa được bảo vệ phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, đây là một vắc xin rất an toàn vì rất hiếm hoặc hầu như không có trường hợp nào xảy ra phản ứng nghiêm trọng sau tiêm ngừa.

Bệnh sởi là bệnh rất dễ lây lan nhưng cũng khá lành tính. Bệnh này khiến cơ thể nổi nốt đỏ khắp cơ thể và có thể gây ra biến chứng đối với hệ hô hấp. Sự ra đời của vaccine vào những năm 60 đã giúp giảm thiểu số lượng bệnh nhân sởi rất nhiều. Vaccine được tiêm cho trẻ em trước tuổi đến trường. Tăng cường vitamin cho cơ thể có thể giúp giảm thiểu các biến chứng do bệnh sởi. Triệu chứng của bệnh sởi là sốt cao, nổi đỏ và ho liên tục. Khi mắc bệnh nên nghỉ ngơi và nhờ sự tư vấn của bác sĩ.
Những điều cần làm khi mắc bệnh sởi:

Hãy gặp bác sĩ, mô tả các triệu chứng của mình để nhận được sự chẩn đoán đúng nhất và hãy làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ.
Triệu chứng trẻ bị bệnh sởi & cách phòng ngừa điều trị bệnh sởi tại nhà

Bởi vì bênh sởi lây lan rất nhanh nên người bệnh cần được cách ly, đặc biết tránh tiếp xúc với trẻ em bởi chúng chưa được tiêm vaccine phòng ngừa và hệ thống miễn dịch còn yếu.

Hãy uống các thuốc giảm đau theo đúng chỉ dẫn để giảm đau, giảm nhức mỏi do virus

Bất cứ người nào bị bệnh sởi cũng cần rất nhiều thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có thể nhanh phục hồi. Hãy ngủ thật nhiều và tránh vận động mạnh.

Người mắc bệnh sởi thường rất nhạy cảm với ánh sáng. Vì vậy hãy cho bệnh nhân nằm trong phòng có màn che cửa sổ và tắt đèn hoặc chỉ duy trì ánh sáng mờ thôi.

Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng để giữ không khí luôn ẩm ướt và tránh cho bệnh nhân bị ho do ảnh hưởng của virus sởi. Nếu không có máy tạo độ ẩm thì có thể đặt trong phòng một chậu nước để tăng độ ẩm.

Bệnh sởi có thể dẫn đến bệnh viêm kết mạc. Do đó hãy lâu sạch mắt bằng cách sử dụng bông nhúng nước lau từ khóe mắt ra ngoài (dùng bông riêng cho mỗi mắt)

Điều quan trọng khi điều trị bệnh sởi là phải cung cấp đủ nước cho cơ thể. Đặc biệt là trẻ em khi bị bệnh thường biếng ăn, do đó phải cho bé uống nhiều nước hoặc các loại nước trái cây khác để cơ thể đủ sức chống lại bệnh sởi.
Sau khi tham khảo triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị bệnh sởi ở trẻ em trên đây chắc hẳn các mẹ đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích giúp chăm sóc sức khỏe bé yêu một cách toàn diện, tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn mỗi ngày và hãy luôn đồng hành cùng gonhub.com để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

 

shop hoa tưoi thanh pho vi thanh hau giang

shop hoa thành phố vị thanh , shop hoa tươi thành phố vị thanh  ,shop hoa tươi an giangiang

 xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , hoa khai trương, hoa đám tang, điện hoa , hoa lan hồ điệp  . shop hoa tươi Địa chỉ shop hoa


xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

shop hoa tươi quang binh

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI