Hoa Quỳnh và 12 bài thuốc “diệu kì” mang lại

Hoa Quỳnh và 12 bài thuốc “diệu kì” mang lại

Nghe tới cái tên “Hoa Quỳnh” có lẽ nhiều người đều nghĩ đó là loài hoa nở vào ban đêm, chỉ có công dụng làm cảnh. Thế nhưng, ít ai biết hoa quỳnh có tác dụng chữa bệnh rất tốt, trong Đông y là nguyên liệu trong nhiều bài thuốc quan trọng.

Để hiểu hơn về loài cây quỳnh, mời bạn tham khảo nội dung bên dưới đây. Chúng tôi đã tổng hợp, nghiên cứu toàn bộ công dụng của nó để bạn tìm hiểu.

Cây hoa quỳnh là cây gì?

Hoa quỳnh là một loài cây cùng họ với họ xương rồng, thường được trồng để làm cảnh ở nhiều nơi. Thân cây có dạng đốt, hơi dẹp, trông gần như những chiếc lá lớn, có màu xanh lục và hơi tía ở phần mép thân. Rìa mép thân cây hoa quỳnh có gai, xen giữa là những lông tơ trắng nhỏ.

Hoa Quỳnh và 12 bài thuốc “diệu kì” mang lại
Hoa Quỳnh và 12 bài thuốc “diệu kì” mang lại

Hoa quỳnh khá to, nở về đêm, tỏa hương thơm ngào ngạt. Các cánh hoa ở lớp bên ngoài thường có màu nâu hay cam nhạt, các cánh hoa bên trong có màu trắng hoặc đỏ hay tím… Phần cuống của nhị và nhụy hoa rất dài. Hoa quỳnh chỉ nở trog khoảng vài giờ và héo rũ vào sáng hôm sau.

Cây hoa quỳnh có nguồn gốc từ các vùng sa mạc và bán sa mạc của Antilles (quần đảo thuộc vùng biển Caribbean), Mexico, Mỹ. Theo một số nguồn tin, cây hoa quỳnh được nhà thám hiểm Christopher Columbus đưa sang châu Âu vào thế kỷ XV. Sau đó, loài hoa này đã được đưa sang trồng ở nhiều khu vực khác trên thế giới, chủ yếu với mục đích làm cảnh.

Ở Việt Nam có cũng có một số loại hoa quỳnh như: Quỳnh trắng, quỳnh đỏ, nhật quỳnh,… mỗi loại đều mang những đặc điểm, vẻ đẹp và sắc thái riêng.

==> xem thêm :Cây đại bi và 20+ Tác dụng chữa bệnh ít ai biết<==

Công dụng từ cây hoa quỳnh

Đông y cho rằng, hai bộ phận từ cây hoa quỳnh là thân và hoa của chúng đều có thể sử dụng để làm thuốc. Đối với hoa thì bạn nên thu hái lúc chúng vừa nở, còn thân cây thì bạn có thể thu hái quanh năm, vị thuốc này có thể dùng tươi, phơi khô hay ngâm rượu đều được.

Bên cạnh đó, các bộ phận của loại cây này còn có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia trước khi sử dụng dược liệu này.

Hoa quỳnh có tác dụng gì

1, Hoa quỳnh giúp điều trị các chứng bệnh liên quan đến phổi và đường hô hấp

Hoa quỳnh có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh phế (mát phổi), hóa đàm (làm loãng và tan đàm), chỉ khái (chống ho), tiêu viêm (sưng đỏ đau) cầm máu. Bởi vậy mà nó được xem là vị thuốc đặc trị các bệnh ở phổi và hệ hô hấp vô cùng hiệu quả.

2, Có tác dụng tiêu viêm, giảm đau

Thân cây hoa quỳnh có vị chua, hơi mặn, tính mát, có tác dụng tiêu thũng, tiêu viêm, chỉ thống (chống đau).

3, Điều trị viêm phế quản, lao hay các bệnh do sỏi gây nên

Một số tài liệu của nước ngoài có ghi chép rằng, hoa quỳnh với thịt lợn thành món ăn để trị các bệnh như: Viêm phế quản, lao phổi, lao hạch…

Bên cạnh đó, loại hoa này có thể chữa được các bệnh như: Sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.

4, Phát huy tác dụng hiệu quả trong  chữa trị đau bụng và các vết bầm tím

Y học dân gian của Việt Nam dùng rượu hoa quỳnh (hoa quỳnh ngâm với rượu gạo) để chữa đau bụng, bôi các vết bầm tím rất hiệu quả. Cách ngâm là bạn có thể dùng hoa tươi hoặc khô ngâm với rượu gạo và càng lâu càng tốt, có thể để được đến vài năm.

Loại rượu này sau khi ngâm khoảng 10 đến 15 ngày là có thể dùng.

Liều lượng: Uống khoảng 1 đến 2ml, chia làm 2 lần. Ngoài ra, khi bị viêm họng, ho rát họng, bạn có thể dùng 1 đến 2 thìa cà phê rượu này để ngậm. Nếu bị mụn nhọt, da bầm tím hay đau do chấn thương, dùng rượu hoa quỳnh để xoa bóp cũng đem lại hiệu quả tích cực.

5, Trị đau tâm vị, thổ huyết, lao phổi

Người dân vùng Vân Nam (Trung Quốc) dùng cả cây hoa quỳnh để chữa đau do chấn thương, đau tâm vị (tâm vị khí thống, đau quanh rốn), thổ huyết, lao phổi.

Một số bài thuốc từ hoa quỳnh

Liều dùng đối với cây hoa quỳnh có thể khác nhau đối với từng bệnh nhân. Liều lượng dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe của bạn và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc hoặc bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Công dụng của Hoa quỳnh

Đông y dùng hoa quỳnh để chữa các chứng bệnh sau:

1, Bài thuốc trị ho, long đờm

Bạn dùng hoa quỳnh mới nở đem thái nhỏ hấp cách thủy với mật ong hoặc nấu với trứng gà, ăn trong ngày.

Liều dùng:

Trẻ em: 1 bông

Người lớn: 2 đến 3 bông.

2, Chữa ho do viêm họng

Hoa quỳnh 30g, lá xương xông 10g. Hai thứ thái nhỏ cho vào bát với 10ml mật ong, hấp cách thủy khoảng 30 phút, trộn đều để uống dần trong ngày.

3, Chữa ho ra máu trong bệnh lao phổi

Hoa quỳnh 3 đến 5 bông, đường cát trắng 15g sắc nước uống trong ngày.

4, Chữa lên cơn hen

Hoa quỳnh, kim ngân hoa mỗi thứ 9 đến 12g, sắc nước uống trong ngày.

5, Chữa các bệnh như sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu

Để chữa các bệnh này, bạn có thể dùng 1 trong 2 bài thuốc sau:

Trà hoa quỳnh: Bạn dùng hoa quỳnh (tươi hoặc khô đều được) thái nhỏ đem tẩm mật, sao vàng dùng hãm trà uống dần.

Hoa quỳnh kết hợp với một số vị thuốc như: Diếp cá 20g, kim tiền thảo 20g, rễ cỏ tranh 10g. Tất cả thái nhỏ sắc lấy nước uống trong ngày, chia 3 lần.

6, Chữa mụn nhọt, sưng đau do té ngã 

Hoa quỳnh hoặc thân cây lượng vừa phải giã nát, đắp lên mụn nhọt hoặc vết thương.

7, Chữa xuất huyết tử cung

Hoa quỳnh 2 đến 3 bông, thịt heo nạc 50 đến 100g. Cả hai thái nhỏ, nêm gia vị vừa ăn, chưng cách thủy, dùng làm thức ăn trong bữa ăn chính.

8, Bài thuốc chữa viêm phế quản

Dùng 10 đến 30g hoa quỳnh tươi đem nấu với một ít thịt nạc, và sử dụng như món ăn hàng ngày.

9, Bài thuốc chữa mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Sử dụng 30g hoa quỳnh, 30g hoa kim tước, 30g hà thủ ô, 50g đỗ trọng. Đem sắc để lấy nước uống.

10, Bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường

Sử dụng hoa quỳnh cùng với 20g diếp cá, 20g kim tiền thảo, 10g rễ cỏ tranh. Sắc lấy nước uống và chia thành 3 lần uống mỗi ngày.

11, Bài thuốc điều trị đau vai, tức ngực, khó thở

Sử dụng 2 đến 3 bông hoa quỳnh nấu với 400g phổi lợn và sử dụng bổ sung vào thực đơn hàng ngày của gia đình.

12, Bài thuốc có tác dụng bổ phổi

Sử dụng hoa quỳnh và hoa bách hợp mỗi loại 30g đem nấu lấy nước uống.

==> xem thêm : 20+ Bài thuốc hữu ích mà Ngũ vị tử mang lại <==

Những điều cần lưu ý khi sử dụng hoa quỳnh

Trong quá trình sử dụng cây hoa quỳnh làm dược liệu để điều trị bệnh, bạn đọc cần lưu ý những điểm chính sau đây:

Tác dụng của hoa quỳnh

Hoa quỳnh có ăn được không?

Bên cạnh tác dụng như một vị thuốc thì hoa quỳnh còn là một thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, đem lại rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe của bạn và cả gia đình.

Cây thuốc dân gian xin phép gợi ý cho bạn một món ăn thơm ngon, đó chính là “hoa quỳnh xào cật heo”.

Nguyên liệu:

Chuẩn bị:

Bổ đôi dọc theo cật heo,rửa sạch. Cạo bỏ lớp bợn trắng vách trong của cật.

Bông hoa quỳnh cũng được rửa sạch, sắc khúc đoạn cuống, phần bông cắt đôi, đoạn giữa cuống với bông cũng cưa đôi.

Cắt cật heo miếng 2 lóng tay. Ngâm thêm gia vị nắm, đường cho vừa ăn.

Cách tiến hành:

Bước 1: Bắc chão lên bếp lữa, làm nóng với dầu hay mỡ.

Bước 2: Cho phần cuống hoa quỳnh vô đảo to lữa đến gần chín, ta cho tiếp phần giữa của bông.Khi sôi lại, ta chuyển chúng sang đĩa có lót phần còn lại của hoa phía dưới.

Bước 3: Làm sạch chảo, thêm dầu, cho cật heo vào xào với lửa lớn. Khi vừa chín tới, ta chuyển đĩa hoa quỳnh vô chão đảo đều. Khi món ăn đã chín, chút ra đĩa và cuối cùng là…. thưởng thức.


xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI