Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và tập Ngư tiều y thuật vấn đáp phần 10

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và tập Ngư tiều y thuật vấn đáp phần 10

Có thể nói tác phẩm cuối cùng của Nguyễn Đình Chiểu chính là Ngư tiều y thuật vấn đáp. Ở truyện thơ này kể về câu chuyện ở U Yên bị chia cắt và nhân dân phải sống lầm than. Dưới ách đô hộ của ngoại bang nên có nhiều người không phục. Chính vì vậy một số đã đi phiêu bạt nơi khác sinh sống, còn một số ít lại lên núi hái củi hay xuống biển đánh cá. Và với cách thể hiện của Nguyễn Đình Chiểu hai người này đã đi gặp được Kỳ Nhân Sư và được dạy thuốc cứu người.

Có thể nói tác phẩm cuối cùng của Nguyễn Đình Chiểu chính là Ngư tiều y thuật vấn đáp. Ở truyện thơ này kể về câu chuyện ở U Yên bị chia cắt và nhân dân phải sống lầm than. Dưới ách đô hộ của ngoại bang nên có nhiều người không phục. Chính vì vậy một số đã đi phiêu bạt nơi khác sinh sống, còn một số ít lại lên núi hái củi hay xuống biển đánh cá. Và với cách thể hiện của Nguyễn Đình Chiểu hai người này đã đi gặp được Kỳ Nhân Sư và được dạy thuốc cứu người.

Nội Dung

Tiều rằng: Trong bụng đàn bà,
Có thai mấy chứng sách đà rõ biên.
Loại như tử giản, tử huyền,
Tử thũng, tử khí, tử phiền, tử lâm.

Bao nhiêu chứng “tử” hoài nhâm,
Đều nhân hơi nghén gây thầm đau trong.
Đã hay chứng giản là phong,
Thũng khí là thấp, đều trong bụng truyền.
Hơi đi nghịch ấy làm huyền,

Nóng trong, nóng dưới làm phiền, làm lâm.
Đàm nhiều làm chứng ác tâm,
Dưới hư làm chứng đau xăm chuyển bào,
Thai động thời bụng đau bào,
Lậu thai bụng lớn, đều trào máu ra.

Chứng thai động lậu khác xa,
Động là khí bách, lậu là nhiệt thương,
Thấy lời thai luận biến, thường,
Phong đàm, nhiệt, thấp, nội thương khác ngoài.
Khử tà mới giữ đặng thai,

Chứng nào thuốc nấy, theo loài trị an.
Chỉn lo một chứng mơ màng,
Nghén chưa đủ số, bụng nàng liền đau.
Nghén vừa bảy tám tháng sau,
Thoắt la chuyển bụng, giống đau giả đò,

Khiến nên thầy hốt thuốc dò.
Chứng không thấy sách, lò mò lênh chênh.
Nửa thời muốn hốt thôi sinh,
E chưa đủ tháng hại mình người thai.
Nửa thời muốn hốt an thai,

E cạn ngày tháng hoa khai lỗi kỳ.
Muốn cho khỏi tiếng tục y,
Xin phân chừng ấy thuốc chi vạn tuyền (toàn)?
Môn rằng: Mấy chứng thai tiền,
Người đà biết đặng sách biên luận tường,

Lệ thai mười tháng là thường,
Đến ngày con đỏ tìm đường chun ra.
Bụng đau cấp xúc rên la,
Lưng đau như gãy, mắt hoa bay ngời.
Ví như dưa chín cuống rời,

Trái muồi mới thấy bay hơi thơm lành.
Gọi rằng “chính sản” cho mình,
Hợp coi chứng mạch, thẩm tình gần xa.
Thai vừa bảy tám tháng qua,
Thoắt la chuyển bụng ấy là lộng thai.

Tên rằng “thí nguyệt”, “lộng thai”,
Bụng đau xăm xỉa, lài xài nhặt lơi.
Tục rằng đau dạo đường chơi,
Con chưa đủ tháng, nào rời mẹ đâu.
Làm thầy chẳng khá cầu mau,

Hỏi tra ngày tháng trước sau cho rành.
Chỉn coi một mạch ly kinh,
Lộng thai, chính sản, tình hình khác xa.
Nhâm thần đến bữa khai hoa,
Dù không thuốc gục, đẻ ra cũng thành.

Lẽ trời nào đợi thôi sinh,
Thôi sinh lỗi dụng, hại mình người ta,
Thử xem kén bướm, trứng gà,
Đủ ngày rồi cắn mỏ ra con bầy,
An thai lỗi dụng cũng gay,

Đến ngày ưng đẻ, bị thầy cản con.
Muốn nên đều lẽ vuông tròn,
Lộng thai, chính sản, chừng còn tay ta,
Đã Ly kinh ấy cho ra,
Chưa Ly kinh ấy, hợp hoà máu hơi.

Ly kinh mạch quyết
(Phép xem mạch ly kinh)
Dịch nghĩa:
Một hơi sáu lần đến: Ly kinh,
Trầm Tế mà hoạt cũng cùng danh.
Nửa đêm thấy đau chắc sắp cữ,
Sớm mai, trưa mai sẽ thấy sinh.

Tiều rằng: Sinh sản có trời,
Chửa rồi thời đẻ, nào lời ai than.
Có sao còn kẻ sản nan,
Coi loài súc vật đẻ an hơn người?
Môn rằng: Ấy bởi người đời.

Ở an lỗi đạo, trích trời hà can?
Trời nào nỡ khiến sản nan,
Sản nan hệ bởi mình nàng gây ra.
Thánh xưa làm thuốc phụ khoa,
Nhân nêu bảy chuyện đàn bà sản nan.

Một nhân an dật, thanh nhàn,
Chẳng quen khó nhọc việc vàng xông pha.
Khiến nên khí huyết lấp sa,
Đến kỳ chuyển bụng năm ba bảy ngày,
Hai nhân phụng dưỡng vị dày

Miếng ngon vật lạ liền ngày ăn no,
Khiến nên thai béo bào to,
Đến ngày sinh đẻ bụng gò đau lâu.
Ba nhân dâm dục tình sâu,
Nệm loan gối phụng liền hầu phòng lao,

Gây nên lửa đốt tinh hao,
Đến cơn chuyển bụng thai bào khô khan.
Bốn nhân đẻ chút chậm gàn,
Ưu nghi hai chữ buộc ràng vào thân.
Khiến nên vấn bốc cầu thân,

Lăng xăng thăm hỏi gây phần loạn sinh.
Năm nhân nhuyễn khiếp trong mình,
Bụng đau nhặt thúc cúi hình khom lưng.
Ngửa nghiêng trằn trọc không chừng,
Khiến trong cửa đẻ bít dừng khôn toan,

Sáu nhân hai chữ sản hoàng,
Con chưa quày xuống vội vàng rặn khan.
Nghe lời bà mụ rặn khan,
Khiến con ra ngược ra ngang lỗi đường.
Bảy nhân hư phạp nội thương.

Trong mình ốm yếu nào thường máu hơi.
Sớm dùng sức rán rặn khơi,
Nước nguồn khô rít, khôn dời con ra,
Hỡi ôi phận sự đàn bà,
Có nhân bảy ấy mới ra tai nàn.

Sách y mấy chuyện sản nan,
Điều biên phép trị rõ ràng, khá coi.
Tử, sinh, người đẻ có mòi,
Xưa truyền phép tướng hẳn hòi chẳng ngoa.
Sản nan coi tướng đàn bà,

Mặt là chừng mẹ, lưỡi là chừng con.
Mặt tươi lưỡi thắm vuông tròn,
Mẹ còn cứu mẹ, con còn cứu con.

Tướng sản phụ bí pháp
Diện dĩ hậu mẫu, thiệt dĩ hậu tử
(Bí quyết xem đàn bà khi sinh
Mặt để xem mẹ, lưỡi để xem con)
Dịch nghĩa:
Người đẻ khó, triệu chứng sống chết gần giống nhau.
Xem sắc lưỡi và mặt đỏ hay xanh,
Lưỡi xanh và lạnh giá, mẹ sẽ chết.
Lưỡi xanh mặt đỏ riêng con chết,
Mặt xanh, lưỡi đỏ riêng mẹ sống,
Môi miệng đều xanh, lại nhễu dãi,
Mẹ con chết cả rõ rành rành.

Tiều rằng: Người mới đẻ rồi,
Trong mình khí huyết hư đồi biết bao.

Phép y điều lý dường nào,
Chứng cùng mạch lý xin trao cho nhờ.
Môn rằng: Sản hậu một khoa,
Chứng nào thuốc nấy sách đà luận riêng.
Ta nghe tâm pháp thầy truyền,

Bệnh người sản hậu có nguyên ba điều.
Một là máu trống lửa diêu (dao)
Gây trong nóng táo, chứng nhiều cuồng kinh,
Một là bại huyết vọng hành,
Bụng đau đầu nhức, rêm mình tay chân.

Một là ăn uống quá chừng,
Gây nên mửa ỉa, trên ngưng, giữa đầy.
Lại nghe sản hậu bệnh gay,
Ba xung, ba cáp, chứng này nguy hung.
Xung là bại huyết làm hung,

Xung tâm, xung phế với xung vị tào.
Cấp là mới đẻ hơi hao,
Hoặc thổ, hoặc tả, hoặc trào buồn hôi.
Tổ xưa dùng thuốc đẻ rồi,
Có ba lời cấm, người ôi ghi lòng.

Cấm thang Phật thủ chớ dùng,
Bởi vì trong có vị Xuyên khung chẳng lành.
Xuyên khung tán khí đã đành,
Lại hay phát hãn, trong mình hư thêm.
Cấm thang Tứ vật phương kèm,

Địa hoàng, Thược dược chẳng hiềm dụng sinh.
Địa hoàng sống lạnh máu kinh,
Ngặt thời phải dụng, chín mình chế đi,
Đẻ sau khí huyết đang suy,
Thược dược chua lạnh, dùng thì tửu sao.

Cấm dùng thang Tiểu sài hồ,
Hoàng cầm tính mát, ngăn hồ huyết đi.
Cho hay bệnh sản nhiều nguy,
Mấy lời Kinh huấn chủ trì chớ quên.
Đẻ rồi phát hãn chẳng nên,

Chẳng nên làm hạ, chẳng nên lợi tiền (tiện),
Mấy mùi tính dược chẳng hiền,
Chớ cho phạm vị, phạm miền tam tiêu.
Ví dù biểu chứng thấy nhiều,
Đều làm giả tượng, rất nhiều trong hư.

Xưa nay biết mấy tiên sư,
Trị khoa sản hậu rõ từ Đan Khê.
Đan Khê Chu tử ròng nghề,
Đẻ sau khá bổ, chủ về máu hơi.
Gốc làm khá bổ máu hơi,

Dù nhiều chứng tạp, đều nơi ngon ngành.
Gốc bền thời ngọn cũng xanh
So cùng bá thuật khác tình thiên uyên,
Có lời mạch quyết xưa truyền,
Coi người sản hậu thấy duyên mất còn:

Chẩn sản hậu mạch quyết
(Phép xem mạch đàn bà sau khi sinh)
Dịch nghĩa:
Mới sinh, mạch Hoạt, Hoãn là tốt,
Thực, Đại, Huyền, Cấp chết tới nơi,
Nếu được Trầm, Tiểu thì cũng tốt,
Còn như Lao, Khẩn, mạng thôi rồi.
Thốn khẩu: Sáu nhanh không đều, chết,
Trầm, Tế sát xương thì sống thôi.
Xét các mạch ấy, ghi cho rõ,
Khắc cốt ghi tâm nhớ suốt đời.

Ngư rằng: Xin hỏi tiểu nhi.
Một hai ba tuổi mạch đi chưa đầy.
Đau thời coi Hổ khẩu tay,
Trong ngón thực chỉ vằn bày chứng cai.
Phép coi hữu gái, tả trai,
Ngón trỏ ba lóng chia bày ba quan.
Lóng gốc làm ải phong quan,
Lóng nhì ải khí, ba bàn mệnh quan.
Vằn xanh ngang thẳng gió can,
Vắn điều đỏ ấy nóng ran trong mình.

Vằn xanh đỏ loạn, chứng kinh,
Vằn hồng nhợt nhạt, ấm mình bụng đau.
Vằn còn lóng gốc trị mau,
Vằn qua lóng giữa bệnh lâu hơi tà.
Vằn to chạy tới ải ba,

Bắn lên trảo giáp, ấy là chứng nguy.
Vằn đen như mực loạn bì,
Xâm vào ba ải, lương y chạy rồi.
Phép coi chừng ấy mà thôi,
Còn phương nào nữa vốn tôi chưa rành.

Môn rằng: Con nít mới sinh,
Máu hơi chưa đủ, mạch hình khó coi.
Giáp năm có biến chưng rồi,
Gân xương mạch lạc lần hồi mở ra.
Nhân Sư rành trị nhi khoa,

Trước coi khí sắc, sau là mạch kinh.
Tướng xem trên huyệt Tình minh,
Thấy trong tạng phủ bệnh tình vạy ngay.
Mạch thời chẩn một ngón tay,
Chuyên coi một mạch Sác rày có không.

Sác cùng chẳng sác coi ròng,
Sác nhiều thời nhiệt, Sác không thời hàn.
Sác trong Phù, ấy phong truyền,
Sác trong Trầm, Hoãn, thấp hàn chứng pha.
Sác trong thấy Sắc bệnh tà,

Sác trong thấy Hoạt, ấy là đàm lung.
Phép coi chừng ấy cũng xong,
Chẳng còn bộ vị ngoài trong nhộn nhàng.

Tướng tiểu nhi bí pháp ca
Trung chính tình minh huyệt tại tỷ
Thượng mục chuỷ hoành giao xứ
(bài ca về phương pháp bí truyền xem bệnh trẻ con.
Chỗ chính giữa huyệt Tình minh trên mũi,
nơi hai đầu mắt giao nhau)
Dịch nghĩa:
Nơi đầu sống mũi, chỗ hai mắt giao nhau,
Chính là huyệt Tình minh, xem cho kỹ càng.
Sắc đỏ thuộc tim (tâm), sắc trắng thuộc phổi (phế),
Sắc vàng thuộc lá lách (tỳ), sắc xanh thuộc gan (can),
Sắc đen thuộc thận, nên phân biệt rõ;
Hoặc chạy ngang, hoặc chạy dọc, đó là những đường gân.
Gân đỏ hiện lên, đó là bệnh tâm nhiệt,
Gân xanh nổi, đó là bệnh phong (can phong),
Gân vàng phần nhiều là bệnh tỳ vị,
Gân đờm là đờm tích tụ lại, gân đen là bị lạnh.
Gân chạy dọc là bệnh từ dưới lên, chạy ngang là bệnh từ trên xuống.
Manh mối của căn bệnh bộc lộ ở chỗ đó.

Tiểu nhi mạch ca
(Bài ca về mạch trẻ con)
Dịch nghĩa:
Trẻ con có bệnh phải xem mạch,
Một ngón tay ấn ba bộ mạch, giữ hơi thở cho điều hoà.
Mạch đi Trì là lạnh, đi Sác là nóng; xưa nay vẫn truyền,
Đi Phù là bệnh phong, đi Trầm là bệnh tích; nên biết như thế.
Huyệt Nhân nghênh tay trái chủ chứng ngoài,
Huyệt Khí khẩu tay phải chủ bệnh trong.
Ngoài thì xem các chứng phong, hàn, thử, thấp.
Trong thì xem ăn và bú bị đờm tích không trôi.
Mạch đi Hồng và Khẩn, không có mồ hôi là bệnh thương hàn,
Đi Phù và Hoãn, có mồ hôi là bệnh thương phong,
Đi Phù và Hồng, phần lớn là bị bệnh phong nhiệt,
Đi Trầm và Tế là cơm sữa không tiêu,
Đi Trầm và Khẩn là trong bụng đau không ngớt,
Đi Huyền và Khẩn là bị đau trong cổ họng,
Đi Khẩn và Xúc là sắp lên sởi, đậu,
Đi Khẩn và Sác là bệnh kinh phong,
Đi Hư và Nhuyễn là bị mạn kinh, co giật nhẹ,
Đi Khẩn và Thực là bị phong giản, co giật gấp,
Đi Nhuyễn và Tế là bị chứng cam và giun sán.
Đi Lao và Thực là bị bí đại tiện và tiểu tiện,
Đi Khâu thì đại tiểu tiện có máu,
Đi Hư và Nhu thì bị bệnh khí và chứng giật mình,
Đi Hoạt là bị lạnh, cảm sương, cảmnắng,
Đi Huyền và Cấp là bị “phải vía”.
Mạch lớn nhỏ không đều là mạch xấu,
Trong một hơi thở đến hai lần là thoát, ba lần là thốt,
Bốn lần là tổn, năm lần gọi là hư,
Sáu lần là bình thường, gọi là không bệnh,
Đến bảy, tám lần bệnh còn nhẹ,
Đến chín mười lần là bệnh đã nặng, sốt dữ,
Đến mười một, mười hai lần thì chắc là chết.
Phép này xem cả vạn lần không sai một.

Trên đây là các hồi tiếp theo mà Nguyễn Đình Chiểu viết trong tập Ngư tiều y thuật vấn đáp. Thông qua truyện thơ này ta có thể hiểu sâu sắc về phong cách sáng tác của nhà thơ. Và sâu hơn chính là tư tưởng cứu nước, cứu đời. Đó cũng chính là lý do Nguyễn Đình Chiểu được đánh giá là vì sao sáng trên bầu trời thơ ca của miền Nam Việt Nam. Đừng quên đón đọc các phần tiếp theo của bài viết này bạn nhé!

Xem thêm: Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và tập Ngư tiều y thuật vấn đáp phần 11

 

shop hoa tưoi thanh pho vi thanh hau giang

shop hoa thành phố vị thanh , shop hoa tươi thành phố vị thanh  ,shop hoa tươi an giangiang

 xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , hoa khai trương, hoa đám tang, điện hoa , hoa lan hồ điệp  . shop hoa tươi Địa chỉ shop hoa


xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

shop hoa tươi quang binh

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI