Râu ngô có tác dụng gì tốt, những món an ngon Bất Ngờ ít ai biết

Râu ngô có tác dụng gì tốt, những món an ngon Bất Ngờ ít ai biết

Râu ngô có lẽ không còn xa lạ với nhiều người, chúng ta dùng chủ yếu để nấu nước uống giúp thanh nhiệt. Tuy nhiên, ít ai biết nó còn là thành phần trong nhiều bài thuốc chữa bệnh quan trọng. Đặc biệt, râu ngô tươi có thể dùng chế biến món ăn rất ngon và hấp dẫn… chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này.

Râu ngô là gì ?

Đặc điểm sinh thái cây Ngô

Ngô hay bắp là một cây lương thực và là một loại thuốc quý có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh. Cây có đặc điểm nhận dạng như sau:

Râu ngô có tác dụng gì tốt, những món an ngon Bất Ngờ ít ai biết
Râu ngô có tác dụng gì tốt, những món an ngon Bất Ngờ ít ai biết

Cây ngô rất quen thuộc với chúng ta, là nguồn cung cấp lương thực rất quan trọng trong những năm kháng chiến

Là một loại thực vật thân thảo, ngô cao khoảng 1,5 đến 2,5m. Thân cây có dạng đặc, dày, có đốt, các đốt cách nhau từ 20 đến 30cm tương tự như thân tre.

Lá ngô dài, to, méo, nhiều lông thô ráp, bản rộng.

Khi cây trưởng thành, ở ngọn cây mọc ra một bông dài tụ lại, bông hoa có màu lục, đó chính là hoa đực. Hoa cái mọc ở lách lá và được bao bởi nhiều lá bắc dạng màng, tập hợp lại thành một bông to hình trụ.

Ngô là loài cây thụ phấn phụ thuộc vào gió cho nên vòi nhụy của nó có dạng sợi, chụm lại thành từng chùm, có chiều dài lên tới 20cm, nhụy hoa có màu vàng. Đầu nhụy có màu tím sẫm hoặc màu nâu.

Bắp ngô có hình trụ, dài khoảng 20 đến 25cm, nhiều hạt, hạt ngô nằm khít nhau xếp  thành từ 10 đến 20 dây hạt trong một bắp.

Hạt ngô có nhiều sắc màu, tuy nhiên màu vàng và màu trắng là phổ biến nhất, hạt ngô cứng, bóng sau khi chế biến thì có mùi thơm, vị ngọt.

Thảo dược, dược liệu Râu ngô

Râu ngô có nhiều ứng dụng tuyệt vời trong cả y học và ẩm thực

Râu ngô có nhiều ứng dụng tuyệt vời trong cả y học và ẩm thực

Phần vòi nhụy hay còn gọi là râu ngô được ứng dụng rất nhiều trong Đông y và sản suất dược liệu. Bên cạnh đó, hạt ngô cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Nguồn gốc, phân bố

Cây ngô có nguồn gốc ở châu Mỹ, được canh tác ở cả miền núi và bình nguyên để lấy hạt làm lương thực, thức ăn cho con người và nguyên liệu cho ngành chăn nuôi.

Ngày nay, ngô được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, loài cây này được trồng với chủ yếu với mục đích để làm lương thực và chế biến dược liệu.

Chế biến dược liệu

Phần vòi nhụy tức râu ngô sau khi thu hái, đem phơi thật khô. Chỉ lấy những sợi râu ngô màu nâu vàng óng và mượt, loại bỏ những sợi màu nâu, đen.

Bảo quản

Râu ngô cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát,tránh nơi ẩm ướt, côn trùng và nhiệt độ cao.

Thành phần hóa học

Những thành phần có chứa trong râu ngô như: tinh dầu, đường, Tanin, Allantoin, Sterol như Stigmasterol và Sitosterol, 4 đến 5% chất khoáng giàu muối Kali, 2,8% Lipid.

Bên trong 1 gram Râu ngô có chứa đến 1600 đơn vị sinh lý Vitamin C, Vitamin K.

Vị thuốc Râu ngô

Tính vị:

Vị của râu ngô ngọt thanh, tính bình có tác dụng bình can, lợi niệu, lợi đàm, tiêu thũng.

Quy kinh:

Râu ngô quy vào thận, tâm, can, kinh phế.

Tác dụng dược lý:

Ngọc mễ tu chính là tên gọi trong Đông y của râu ngô. Ngọc mễ tu thường được sử dụng để điều trị cao huyết áp, giúp lợi tiểu, điều trị viêm bàng quang, viêm gan gây cản trở bài tiết túi mật, sỏi thận, viêm túi mật, viêm đau khớp, cao huyết áp, tiểu đường, thấp khớp,…

Bên cạnh đó, Râu ngô còn có công dụng cầm máu khi kết hợp với vitamin K.

Cách sử dụng – Liều lượng

Cách sử dụng:

Đây là loại dược liệu dễ chế biến. Râu ngô có thể dùng ở dạng pha, chế thành cao loãng hoặc sắc nước uống.

Có thể dùng râu ngô với liều lượng 10 đến 20g mỗi ngày. Khi sử dụng có thể lấy 10g râu ngô sơ chế sạch cho vào 200 – 300ml nước đun và dùng trong ngày.

Khi muốn chế thành cao loãng thì có thể bảo quản trong lọ uống ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 2 đến 3 thìa cà phê, trước bữa ăn là tốt nhất.

Liều lượng sử dụng:

Khuyến cáo liều lượng mỗi ngày rơi vào khoảng 30 đến 40g là lí tưởng nhất.

==> xem thêm  : 6 Công dụng của Trà dây rừng cực nội bật cùng Cách sử dụng

Tác dụng của Râu ngô là gì ?

1. Điều trị viêm bàng quang và viêm thận
Râu ngô dùng 100g, Mã đề, Ý dĩ, Rau má 50g mỗi loại, Sài đất 40g nấu cùng 600ml nước cho đến khi còn khoảng 250ml thì ngừng.

Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 đến 4 tiếng đồng hồ.

2. Điều trị viêm thận phù thũng
Râu ngô, Mơ leo, Thóc lép mỗi vị 30g, sắc uống hàng ngày.

3. Điều trị sỏi mật, viêm túi mật, viêm gan
Nhân trần bắc, Râu ngô mỗi loại 30g, sắc nước uống hàng ngày.

4. Điều trị cao huyết áp
Nước Râu ngô sử dụng mỗi ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần vài bát, dùng liên tục trong 2 đến 3 tháng có công dụng giúp hạ huyết áp.

5. Điều trị đái tháo đường
Mầm ngô mọc ra sau quá trình ủ hạt được đem đi sấy khô, tán bột, mỗi ngày sử dụng 20 đến 30g pha với nước uống.

Một cách điều trị khác là dùng 40 đến 50g Râu ngô sắc lấy nước. Nên phối với các vị thuốc khác như  Tri mẫu, Mạch môn, Thiên môn, Cỏ ngọt để có tác dụng hiều quả hơn trong quá trình điều trị.

6. Chữa vàng da do viêm gan tắc mật
Dùng Râu ngô 40g pha với nước nóng uống hàng ngày như trà.

7. Điều trị ho ra máu
Dùng đường phèn, râu ngô 50g mỗi loại. Dùng một liều hàng ngày, chia thành 2 lần uống (sáng và tối), dùng trong 5 ngày liên tục.

Râu ngô có tác dụng gì tốt, những món an ngon Bất Ngờ ít ai biết
Râu ngô có tác dụng gì tốt, những món an ngon Bất Ngờ ít ai biết

Râu ngô khô là thành phân quan trọng trong nhiều bài thuốc trị bệnh

8. Điều trị sỏi thận
Dùng 200ml nước đun cách thủy với 10g râu ngô 30 phút, chắt lấy nước để uống.

Khi sắc nước Râu ngô thì cần dùng 300 ml nước cùng với 10g Râu ngô, đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút, sau đó chắt lấy nước để sử dụng.

Dùng mỗi lần khoảng 20 đến 60ml, khoảng 3 đến 4 giờ trước bữa ăn chính.

9. Chữa trị các bệnh xuất huyết
Dùng Râu ngô sắc nước uống hàng ngày giúp cải thiện tình trạng xuất huyết tử cung, băng huyết, tiểu ra máu hoặc chảy máu niêm mạc, chảy máu chân răng.

10. Là phương thuốc hiệu quả trong quá trình giảm cân
Tăng cân hay béo phì là nỗi lo của nhiều người, đặc biệt là đối với chị em. Một ly râu ngô mỗi ngày có thể giúp chị em phụ nữ tìm lại vóc dáng lí tưởng của mình.

Bởi lẽ trong một ly râu ngô, chứa rất ít calo và chất béo,nên không gây tăng cân khi dùng.

Bên cạnh đó,nước râu ngô còn khiến cho các chất độc hại tích tụ trong cơ thể bị đào thải ra ngoài, giúp thanh lọc cơ thể.

11. Giúp ích trong điều trị bệnh viêm xương khớp
Chống viêm, giảm đau là một đặc tính rất có ích của râu ngô, khá hiệu quả  trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề xương khớp như, bệnh gout, viêm khớp.

Bên cạnh đó, râu ngô còn làm giảm sự hình thành của các acid uric có hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của xương khớp do những loại thức ăn không lành mạnh mà hàng ngày chúng ta sử dụng.

Lưu ý, để điều trị triệt để các bệnh về xương khớp, không thể chỉ sử dụng râu ngô. Do đó, để có phương pháp điều trị tốt nhất, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám và lắng nghe những lời khuyên từ bác sĩ.

12. Lợi tiểu
Theo Đông y cổ truyền, râu ngô có bản chất là tính mát, vậy nên một trong những phương thước lợi tiểu hiệu quả chính là trà râu ngô. Thảo dược này có công dụng và cơ chế hoạt động tương tự như các vị thuốc lợi tiểu khác.

Không những có khả năng thông qua đương tiểu để đào thải độc tố, râu ngô còn có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc suy tim xung huyết và bệnh thận.

13. Ngừa sỏi thận
Râu ngô là một bài thuốc quen thuộc được ông bà ta sử dụng trong phòng và chữa bệnh sỏi thận. Bởi lẻ thảo dược này giúp giảm thiểu tối da các độc tố tích tụ tại gan (nguyên nhân chính hìn thành sỏi) thông qua tác dụng làm tăng lưu lượng nước tiểu, giúp đào thải chúng ra ngoài một cách lành mạnh mà không cần đến sự can thiệp của thuốc.

Bên cạnh tác dụng phòng ngừa bệnh sỏi thận, râu ngô còn có công dụng điều trị các bệnh lý khác liên quan đến hệ bài tiết như viêm bàng quang, viêm tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu,…

Lưu ý, tác dụng chữa bệnh của các thuốc đặc trị khác không thể thay thế bằng râu ngô.

14. Lợi ích trong điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu
Kháng viêm là đặc tính nổi bật của râu ngô, đặc biệt là trong vấn đề liên quan đến bàng quang và viêm đường tiết niệu. Sử dụng râu ngô đều đặn giúp làm dịu đi tuyến tiền liệt bị tổn thương cũng như tác dụng làm giảm cơ hội tích tục viêm nhiễm trong đường tiết niệu.

15. Thanh nhiệt, giải độc cơ thể
Trà râu ngô dược xem như một loại thức uống giải khát lành mạnh. Chúng ta có thể sử dụng nước râu ngô thay cho nước trà trong những ngày hè oi bức.

Bên cạnh đó, râu ngô còn chứa khá nhiều các chất oxy hóa, giúp tăng cường chức năng gan, giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, có tác dụng đào thải độc rất tốt.

Cách nấu nước râu ngô

Nước râu ngô

Nước râu ngô uống thanh mát, giải độc, tốt cho sức khỏe và được nhiều người yêu thích

Nguyên liệu:

Tiến hành:

Mã đề, rễ cỏ tranh, râu ngô rửa sạch, để ráo nước. Đường phèn nghiền nhỏ cho dễ tan, mía lau róc vỏ rồi đập dập. Đun sôi tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị với 2 lít nước.

Sau khi nước sôi thì đun nhỏ lửa, khuấy đều cho tan đường phèn đã nghiền. Trước khi tắt bếp cần đun nhỏ lửa trong khoảng 10 đến 15 phút.

Khi nước râu ngô đã nguội, chúng ta có thể bảo quản lạnh và dùng dần. Uống thay nước lọc trong ngày sẽ giúp hỗ trợ giảm cân, đẹp da, mát gan, thanh lọc cơ thể hiệu quả.

Nếu như không thể chuẩn bị hết những nguyên liệu trên thì ta chỉ cần đun một nắm râu ngô to và vài khúc mía lau với 2 lít nước, sau khi nước sôi thêm đường phèn đun khoảng 10 phút trong lửa nhỏ là có thể sử dụng.

Thay vì để qua đêm chúng ta nên sử dụng nước râu ngô trong ngày để có được hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, không nên dùng quá nhiều nước râu ngô đối với những người tỳ vị hư hàn hay đi tiêu lỏng, huyết áp thấp, tay chân lạnh, hay bị lạnh bụng,…

có thể bạn nên biết : 25 Công dụng của Cây và Quả Bồ kết tốt cho sức khỏe người Việt

Những món ăn thuốc có râu ngô

Cháo râu ngô đậu đen đại táo cà rốt

Như tên gọi của nó, món cháo này được làm từ những nguyên liệu như: Đậu đen 30g, đại táo 30g, cà rốt 90g, Râu ngô 60g. Sau khi sắc râu ngô lấy nước; đem nấu với các vị thuốc. Cháo cần nấu chín nhừ, thêm nếm sao cho hợp khẩu vị. Bệnh nhân viêm gan vàng da nên sử dụng món ăn thuốc này.

Mao căn tử tô ẩm

Bạch mao căn 50g, râu ngô 30g, tử tô 10g. Đem tất cả sắc lấy nước, chia 2 lần uống sáng chiều. Thuốc này thích hợp cho người bị phù nề như phù thiểu dưỡng ở người cao tuổi, phù nhẹ toàn thân, viêm phù thận.

Râu ngô hầm thịt lợn

Râu ngô non 100 đến 200g, thịt lợn nạc 300g. Hầm nhừ, thêm nếm cho hợp khẩu vị. Rất có lợi cho người bị đái tháo đường.

Món ăn từ râu ngô

Có rất nhiều món ăn từ râu ngô để bạn thỏa sức lựa chọn và thử tay nghề

Tinh hoàn gà, tiểu khế hầm râu ngô

Tinh hoàn gà 2 đôi, tiểu khế 20g, râu ngô 50g. Đun nhừ, thêm gia vị cho vừa miệng. Người mắc lao phổi khái huyết nên dùng loại thực phẩm này.

Ngọc mễ tu phong nhục thang (ong non hầm râu ngô)

Ong non 20 đến 30g, râu ngô 100g, thêm gia vị, đổ nước nấu chín nhừ, sử dụng cách ngày. Tốt cho người viêm thận, viêm túi mật, viêm gan, đái tháo đường, tăng huyết áp.

Trà râu ngô

Pha hãm với nước nóng như trà hay uống lạnh, chia uống nhiều lần hàng ngày. Rất tốt cho người viêm gan vàng da, viêm đường tiết niệu, viêm thận.

Râu ngô hầm thịt rùa

Râu ngô non 100 đế 200g, thịt rùa 250g, thêm nếm gia vị vừa ăn, nấu chín nhừ. Ăn 1 lần/ngày. Người bệnh xơ gan cổ trướng nên dùng loại thực phẩm này.

Lưu ý khi sử dụng Râu ngô

Giúp thanh nhiệt và giải độc, tuy nhiên khi sử dụng Râu ngô cần lưu ý nguồn gốc cùng liều lượng thảo dược để tránh các tác hại đến sức khỏe.

Một số lưu ý cần nhớ khi sử dụng Râu ngô như sau:

Râu ngô bài độc ra khỏi cơ thể và giúp cơ thể đào thải độc tố. Tuy nhiên, trước khi sử dụng người dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn để dùng râu ngô một cách thật an toàn và hiệu quả nhất có thể.


xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI