14+ Tác dụng của Cây đỗ trọng, vị thuốc bổ không thể thiếu của người Việt

14+ Tác dụng của Cây đỗ trọng, vị thuốc bổ không thể thiếu của người Việt

Cây đỗ trọng là một vị thuốc bổ can thận, cường gân cốt, an thai, chủ trị chứng đau lưng, liệt dương do thận hư. Đặc biệt, trong các bài thuốc chức năng chữa vô sinh, hiếm muộn không thể thiếu vắng đỗ trọng.

Các nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng, việc sử dụng đỗ trọng có thể giúp con người loại bỏ nỗi lo liên quan đến hạ huyết áp; làm giãn tĩnh mạch, gia tăng lượng máu động mạch vành tim; giúp giảm cholesterol trong huyết thanh.

Không chỉ thế, vị thuốc còn kích thích sự hưng phấn của hệ thống tuyến vỏ thượng thận – tuyến yên, cải thiện chức năng sinh hoạt tình dục, đồng thời ức chế cơn co tử cung…

14+ Tác dụng của Cây đỗ trọng, vị thuốc bổ không thể thiếu của người Việt
14+ Tác dụng của Cây đỗ trọng, vị thuốc bổ không thể thiếu của người Việt

Cây đỗ trọng mang đến nhiều lợi ích sức khỏe

Cây đỗ trọng bổ thận, an thai

Đảm đương trọng trách là người nội trợ suốt mấy chục năm trời, bà Nguyễn Thị Hai (55 tuổi) tại TP.HCM luôn mong muốn có thể sử dụng các loại thực phẩm, cũng như thuốc thang hoàn hảo nhất cho gia đình.

Đến khi có con dâu, bà càng chú trọng đến vấn đề này hơn do sức khỏe con dâu yếu, thường xuyên động thai. Được người bà con chuyên làm trong lĩnh vực đông dược mách nước, bà Hai đã nấu cháo đỗ trọng, đại táo cho con dâu ăn để an thai, giảm đau lưng.

Theo đó, không cần cầu kỳ, bạn chuẩn bị 100g gạo nếp, 16g đỗ trọng, thêm 10 trái đại táo. Dùng đỗ trọng, đại táo nấu lấy nước, bỏ đi phần bã, rồi cho gạo nếp vào để nấu thành cháo. Ăn sáng và chiều khi đói, ngày ăn 2 lần.

Tác dụng của cây đỗ trọng

Các bài thuốc từ đỗ trọng được áp dụng và ghi nhận hiệu quả

Đỗ trọng là cây gì

Cây đỗ trọng có tên khoa học Eucomia ulmoides Oliv, thuộc họ Eucommiaceae. Vị thuốc được ghi lần đầu tiên bởi sách Bản kinh. Ngoài ra, cây còn có tên gọi khác là Mộc miên nhờ chất sợi tơ bạc có trong vỏ.

Đặc điểm cây đỗ trọng

Là thuốc nam thuộc loại thân cây gỗ, vỏ màu xám, đỗ trọng có độ cao từ 15-20m, đường kính 33-50cm. Lá hình tròn trứng, mọc cách, cuống hình bầu dục hoặc hình thùy, phần đuôi lá nhọn, màu xanh, răng cưa, khi lá non có lông tơ, lá già nhẵn bóng, có vân vằn.

Hoa đơn tính khác gỗ, nếu hoa đực mọc thành chùm thì hoa cái lại tập hợp 5-10 cái ở nách lá. Quả đỗ trọng có cánh mỏng dẹt, giữa hơi lồi, bên trong có một hạt dẹt, tròn hai đầu, có thể dùng để làm giống.

14+ Tác dụng của Cây đỗ trọng, vị thuốc bổ không thể thiếu của người Việt
14+ Tác dụng của Cây đỗ trọng, vị thuốc bổ không thể thiếu của người Việt

Hình ảnh cây đỗ trọng

xem thêm

Các loại đỗ trọng

Đỗ trọng được phân chia thành hai loại là cây đỗ trọng bắc và đỗ trọng nam.

Đỗ trọng bắc có phần vỏ dẹt phẳng, độ dày chừng 0.1 – 0.4cm, độ giòn cao, dễ bẻ gãy, mùi thơm, vị hơi đắng. Bề mặt ngoài màu nâu xám hoặc nâu vàng, có nhiều nếp nhăn dọc, các lỗ vỏ nằm ngang, mặt trong khá nhẵn, màu nâu tím hơi mờ. Chính là loại mà chúng ta đề cập nhiều trong bài viết này.

Cây đổ trọng nam vỏ cuộn hình lòng máng, độ dày 0.2-0.4cm, mặt ngoài vỏ màu vàng nâu, vàng sáng, có nhiều đường nứt dọc, mặt trong nhẵn cứng và khó bẻ, vịt nhạt, hơi chát, không có mùi.

Cây đỗ trọng nam

Cây đỗ trọng nam

Phân bố, thu hái, chế biến đỗ trọng

Cây đỗ trọng có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam song chưa có sự phát triển rộng rãi.

Hàng năm, vào thời điểm tháng 4-5, người ta sẽ dùng cưa để cưa đứt xung quanh vỏ cây, hình thành những đoạn dài ngắn tùy ý. Tiếp theo, lấy dao rạch dọc thân cây thành từng miếng nhằm mục đích bóc vỏ cho dễ.

Muốn cây giữ nguyên tình trạng, không bị chết, khi bóc vỏ chỉ nên dừng ở 1/3 mức độ xung quanh, như vậy cây dễ dàng tiếp tục sinh trưởng ở vị trí đã bị bóc vỏ đó, cho thu hoạch những năm tiếp theo.

Cây đỗ trọng có tác dụng gì

Vỏ cây là bộ phận được sử dụng chủ yếu của đỗ trọng

Phần vỏ bóc đem về luộc bằng nước sôi, trải tại chỗ bằng phẳng, nên lót rơm bên dưới, trong khi bên trên đòi hỏi nén chặt giúp vỏ được phẳng. Đồng thời lấy rơm phủ kín xung quanh cho chảy hết nhựa cây đỗ trọng.

Độ 1 tuần sau, lấy miếng đỗ trọng ra kiểm tra. Thấy màu tím có thể thì dừng phơi, cạo sạch vỏ bên ngoài sao cho nhẵn bóng, cuối cùng cắt thành miếng theo ý muốn, ứng dụng cách chế biến khác nhau theo từng chủ đích.

thông tin bạn đọc quan tâm 

Thành phần hóa học của cây đỗ trọng

Trong thành phần đỗ trọng có chứa hàng loạt hoạt chất quý như Alcaloids, Vitamin C, Gutta – Percha, Glycoside, Potassium, albumin chất béo, chất màu, tinh dầu, muối vô cơ.

Công dụng dược lý của đỗ trọng

Các nghiên cứu về tác dụng dược lý cây đỗ trọng chỉ ra rằng:

Tác dụng của cây đỗ trọng

Như chúng ta đã biết, đỗ trọng góp mặt trong nhiều bài thuốc dân gian, đặc trị hữu hiệu đối với các trường hợp ngứa chảy nước, lưng đau, tiểu gắt, an thai, nhuận can táo, chống co giật, kháng viêm, cầm máu, mạnh gân cốt, ôn thận tráng dương…

Cây đỗ trọng chữa bệnh gì

Cây đỗ trọng hứa hẹn trở thành lựa chọn tối ưu cho đông đảo người dùng khác nhau. Tùy thuộc vào từng mục đích, loại bệnh cụ thể mà bạn sẽ có cho mình cách thức sử dụng phù hợp, kết quả cao nhất.

Tác dụng cây đỗ trọng

Công dụng cây đổ trọng chữa trị nhiều chứng bệnh

1. Ôn thận tráng dương

Chuẩn bị các loại nguyên liệu gồm 250g đỗ trọng, 250g mạch môn, 250g ngưu tất, 250g câu kỷ tử, 250g sơn dược, 250g thỏ ty tử, 240g sơn thù nhục, 125g lộc nhung, 63g ngũ vị tử, 500g thục địa.

Tất cả đem nghiền thành bột mịn rồi luyện với mật để làm hoàn. Dùng ngày 2 lần, mỗi lần lấy 12g đem chiêu nước muối nhạt.

2. Trị thận hư, lưng đau, tứ chi mỏi, giúp xương khoẻ

Bài thuốc 1: Đỗ trọng, ngưu tất, thỏ ty tử, nhục thung dung, hồ lô ba, bổ cốt chỉ, đương quy, tỳ giải, bạch tật lê, phòng phong mỗi loại 16g, thêm nhục quế 8g và 1 đôi bồ dục lợn.

Đôi bồ dục lợn đun chín rồi nghiền nát, đem sấy khô. Dược liệu tán thành bột mịn, rồi nghiền lại lần nữa cùng bồ dục lợn. Luyện nguyên liệu với mật làm hoàn, mỗi lần 12g chiêu cùng nước đun sôi, ngày dùng 2 lần.

Bài thuốc 2: Ngâm rượu uống từ 12g đỗ trọng, 12g đan sâm, 6g xuyên khung, 6g tế tân, quế tâm 4g.

Đỗ trọng sử dụng cho người thận hư

Đỗ trọng sử dụng cho người thận hư

3. Chữa ứ huyết kèm đau lưng

Đan sâm, đỗ trọng mỗi loại 240g, xuyên khung 50g, thêm 1,5l rượu trắng. Thái nhỏ các vị thuốc để ngâm rượu, đậy kín bình, ngâm chừng 5 ngày có thể dùng được. Hâm nóng để uống, tùy liều lượng thích hợp, tránh uống say.

4. Trị mồ hôi trộm sau bệnh

Đỗ trọng và mẫu lệ 2 vị bằng nhau, tán bột, uống mỗi lần 20g cùng nước trước khi ngủ.

5. Trị phong lạnh làm tổn thận, đau thắt lưng, cột sống

Dùng 640g đỗ trọng, sao cùng 2 thăng rượu, ngâm khoảng 10 ngày, uống 3 lần/ngày.

6. Trị có thai 2 – 3 tháng bị động thai

Tẩm nước gừng cùng đỗ trọng, sao cho đứt tơ. Thêm xuyên tục đoạn tẩm rượu rồi tán bột. Kết hợp nhục táo nấu kỹ, lấy phần nước trộn thuốc bột thành viên, uống cùng nước cơm.

7. Trị quen hư thai, cứ có thai 4 – 5 tháng là hư

Trước thời điểm có thai 2 tháng, lấy gạo nếp sắc lấy nước ngâm cùng 320g đỗ trọng đến khi hết tơ. Tục đoạn 80g tẩm rượu, sấy khô, tán bột và lấy 200g sơn dược tán bột, làm hồ. Viên hỗn hợp lại bằng hạt ngô lớn, ăn lúc đói, mỗi lần 5-6 viên.

8. Trị các loại bệnh sau khi sinh

Cây đỗ trọng có tác dụng gì rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Theo đó, vỏ đỗ trọng bạn bỏ đi phần thô bên ngoài, để trên tấm ngói mục đích sấy khô, cho vào cối gỗ giã nát.

Táo nhục nấu nhừ, trộn cùng bột đỗ trọng viên to bằng hạt ngô đồng, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên với nước cơm.

Đỗ trọng an thai

Phụ nữ mang thai và sau sinh có thể dùng đỗ trọng bồi bổ cơ thể

9. Trị huyết áp cao

Cần có đỗ trọng sống, hạ thảo khô, mỗi loại 80g; thục địa, đơn bì mỗi thứ 40g. Tán nguyên liệu làm viên, ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần uống 12g cùng nước.

10. Chữa gan thận yếu, tiểu tiện nhiều lần, di tinh, liệt dương

Gan lợn 200g, rửa sạch, xát muối rồi thái miếng. Cho vào nước nấu cùng 50g đỗ trọng. Gan nhừ nêm nếm gia vị vừa ăn, dùng cả nước lẫn cái, kiên trì liên tục trong nhiều ngày.

11. Trị đau dây thần kinh tọa

Các trường hợp bị đau dây thần kinh tọa, nấu thịt heo cùng đỗ trọng ăn ngày 2 lần, liệu trình 7-10 ngày.

12. Chữa đau cột sống

Bài thuốc 1: Chuẩn bị 3kg đỗ trọng, ngâm với 2 lít rượu trong 7 ngày dùng được. Mỗi lần uống 15 – 30ml, ngày uống 3 lần.

Bài thuốc 2: Cần có 300g đỗ trọng, 200g xuyên khung, 160g quế chi, 80g tế tân. Tất cả thái nhỏ, ngâm cùng 10 lít rượu. 5 ngày sau dùng được, uống 2 lần/ngày, mỗi lần chừng 10-20ml là đủ. Lưu ý người bệnh kiêng ăn rau sống, hành tươi.

13. Chữa tiểu tiện nhiều lần, tiêu chảy, liệt dương

Người bị tiểu tiện nhiều lần, mồm khô, bị tiêu chảy hay liệt dương có thể mua đôi bầu dục lợn về, bỏ màng, cho vào hầm chín cùng 30g đỗ trọng, 30g hạnh đào nhân, 30g kim anh tử. Ăn bầu dục và uống nước hầm để cải thiện tình hình.

14. Chữa đau lưng, chân không đi được

Bài thuốc 1: Thái nhỏ các vị thuốc gồm 320g đỗ trọng nướng, 160g khương hoạt, 80g thạch nam, 3 cái đại phụ tử (bỏ vỏ) ngâm cùng 7 lít rượu, 5 ngày sau dùng được.

Tác dụng của cây đỗ trọng phát huy đối với liệu trình kéo dài 10 ngày, mỗi lần uống 15ml, uống 2 lần/ngày.

Bài thuốc 2: Dùng 15g đỗ trọng và 30g kỷ tử nấu lấy nước, bỏ đi phần bã. Đem nước thuốc hầm cùng 100g xương sống lợn, lúc đầu đun sôi to lửa rồi cho nhỏ dần.

Đến khi xương nhừ, bỏ xương, thêm đường phèn vào khuấy đều tạo thành dạng canh súp, ăn khi đói, ngày 2 lần sáng chiều.

14+ Tác dụng của Cây đỗ trọng, vị thuốc bổ không thể thiếu của người Việt
14+ Tác dụng của Cây đỗ trọng, vị thuốc bổ không thể thiếu của người Việt

Đỗ trọng nên được ứng dụng đúng đối tượng, đúng liều lượng để phát huy công hiệu

bạn biết điều này chưa

Những ai nên dùng cây đỗ trọng

Được nhiều người biết đến với tính năng ôn thận, tráng dương, khỏe gân cốt, hạ huyết áp, an thai, trấn tĩnh, giảm đau, khôi phục sự co bóp tử cung bình thường, gia tăng miễn dịch nên cây đỗ trọng phù hợp với nhiều đối tượng người dùng khác nhau.

Trong đó, đặc biệt phải kể đến người bị can thận bất úc, ù tai, đau đầu, hoa mắt, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối; phụ nữ mang thai suy nhược cơ thể.

Đối tượng không nên dùng cây đỗ trọng

Mặc dù đem lại nhiều công hiệu hữu ích, song những người âm hư có nhiệt tuyệt đối không được dùng đỗ trọng.

Caythuocdangian.com hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên đây, bạn đã bỏ túi thêm cho mình kinh nghiệm chữa trị một số chứng bệnh thường gặp.

Tốt hơn hết, khi gặp dấu hiệu xấu về sức khỏe bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám trước khi sử dụng cây đỗ trọng nhằm đạt hiệu quả tốt.


xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI