Triệu chứng bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thường gặp và cách xử lý

Triệu chứng bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thường gặp và cách xử lý

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp, biểu hiện chức năng dạ dày của bé có vấn đề và cần được chữa trị thích hợp. Hệ tiêu hóa của trẻ em còn yếu nên khi ăn các loại thức ăn không phù hợp rất dễ bị tình trạng rối loạn tiêu hóa ảnh khiến trẻ mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên không phải mẹ nào biết cách nhận biết triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa hay cách chăm sóc trẻ hiệu quả. Để giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều thông tin hữu ích, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em dưới đây, mời mọi người cùng tham khảo.Hãy cùng gonhub.com tham khảo triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và cách chữa trị khi trẻ rối loạn tiêu hóa dưới đây nhé.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp, biểu hiện chức năng dạ dày của bé có vấn đề và cần được chữa trị thích hợp. Hệ tiêu hóa của trẻ em còn yếu nên khi ăn các loại thức ăn không phù hợp rất dễ bị tình trạng rối loạn tiêu hóa ảnh khiến trẻ mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên không phải mẹ nào biết cách nhận biết triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa hay cách chăm sóc trẻ hiệu quả. Để giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều thông tin hữu ích, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em dưới đây, mời mọi người cùng tham khảo.Hãy cùng gonhub.com tham khảo triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và cách chữa trị khi trẻ rối loạn tiêu hóa dưới đây nhé.

Rối loạn tiêu hóa là một thuật ngữ thường dùng để chỉ những bất thường về chức năng dạ dày. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa rất đa dạng như: bệnh lý của cơ thể, thay đổi chế độ ăn, dùng thuốc… đặc biệt là sự thay đổi chế độ ăn đột ngột của trẻ em khi bắt đầu ăn dặm, sẽ gây nên rối loạn tiêu hóa thể hiện qua các triệu chứng như: đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống.
Với những trẻ thường xuyên có biểu hiện bất thường tại đường tiêu hóa, chắc chắn khả năng cung cấp đủ các chất cho cơ thể bị ảnh hưởng. Trẻ ăn vào ói ra, kém hấp thu… lâu ngày sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và diễn tiến đến suy dinh dưỡng.

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược những chất chứa trong dạ dày vào trong thực quản.
Do cấu trúc giải phẫu dạ dày – thực quản của trẻ nhỏ không giống như người lớn, thực quản thì ngắn, phần dưới hơi nở rộng, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường nên bé rất dễ nôn trớ.
Nếu trẻ nôn ít (vài ba ngày mới ọc 1 lần hay 1 ngày ọc 2 lần), vẫn bú khỏe, lên cân tốt thì không sao và hiện tượng trào ngược này sẽ giảm dần khi trẻ lớn. Dù có điều trị hay không thì đến năm 2 tuổi, khoảng 60% trẻ sẽ tự hết, 40% còn lại có thể kéo dài đến 4 tuổi.
Triệu chứng bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thường gặp và cách xử lý hiệu quả phần 1

Táo bón không phải là bệnh, mà chỉ là 1 triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc chỉ là 1 rối loạn cơ năng (thường gặp nhất). Táo bón được định nghĩa khi bé có số lần đi tiêu ít hơn bình thường (thay đổi theo lứa tuổi và mỗi cá nhân) với phân to, cứng, đau khi đi tiêu và đôi khi có máu.
Táo bón có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm ruột, thủng ruột… Do đó, cần được khám và tìm nguyên nhân gây táo bón để có điều trị thích hợp. Táo bón rất hay gặp ở trẻ còn nhỏ khi thức ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm và ít chất khoáng, cũng có khi do uống nhiều sữa bò, sữa bột vì ít sữa mẹ.
Các cơ bụng và thành ruột cũng có vai trò quan trọng trong việc gây ra táo bón. Những đứa trẻ còi xương, sinh thiếu tháng rất hay bị táo bón. Ở những trẻ lớn hơn, táo bón thường do ăn nhiều thức ăn cứng hoặc không đủ lượng vitamin B1 cần thiết, có khi do lỗ hậu môn bị rạn.
Việc cho trẻ ăn nhiều rau quả sẽ giúp cho cơ bụng và thành ruột co bóp tốt hơn. Các loại nước ận ép hoặc nước luộc củ cải cũng có tác dụng chống táo bón. Cách đề phòng táo bón tốt nhất là tập cho trẻ thói quen đi ngoài vào một giờ cố định trong ngày. Các thuốc nhuận tràng chỉ nên uống sau khi hỏi ý kiến của bác sĩ.

Khi trẻ đi tiêu ra phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày thì được coi là tiêu chảy. Là một bệnh thông thường, nhưng nếu bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời.
Do đó, điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy là phải bù điện giải cho trẻ, tốt nhất bằng nước oresol và phải tuân thủ hướng dẫn pha oresol, cho trẻ uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày. Còn nếu trẻ diễn tiến bệnh nặng hơn, tốt nhất hãy đưa trẻ đến một cơ sở y tế để điều trị.
Để phòng bệnh tiêu chảy, cha mẹ cần chú ý đảm bảo vệ sinh cho trẻ, thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau ăn.
Còn khi bệnh, ngoài việc bù nước, điện giải tốt nhất, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu giúp tăng cường sức khỏe, trẻ sẽ có đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi, không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo phân tích của các chuyên gia về tiêu hóa, trong ruột có hàng nghìn loại vi khuẩn khác nhau. Vi khuẩn có lợi và có hại sống “bình đẳng” với nhau khi cơ thể khỏe mạnh. Do nhiều nguyên nhân như sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, chế độ ăn không hợp lý, sự cân bằng này biến mất. Khi các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa…
Đặc biệt, đối với trẻ em, nhất là ở tuổi ăn dặm, hệ vi sinh chưa hoàn thiện, dễ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hóa, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn (cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng, phân sống…) khiến các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Thêm nữa, trẻ thường hiếu động, chưa có ý thức về vệ sinh cơ thể, vệ sinh ăn uống, hệ miễn dịch còn non yếu nên dễ bị lây nhiễm qua tiếp xúc.
Bởi vậy, có thể phòng tránh rối loạn tiêu hóa cho trẻ bằng việc thay đổi những thói quen sinh hoạt như có chế độ dinh dưỡng phù hợp cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng, cân đối các chất dinh dưỡng, sử dụng những thực phẩm dễ hấp thu, nhiều chất xơ; tập thể dục đều đặn.
Tuy nhiên, nếu trẻ đã bị rối loạn tiêu hóa thì phải tìm giải pháp chữa trị triệt để, không nên để kéo dài, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, khi đó càng dễ bị rối loạn tiêu hóa, tình trạng suy dinh dưỡng sẽ ngày càng trầm trọng. Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ có dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, bên cạnh việc giữ vệ sinh trong ăn uống, điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, nên chú ý bổ sung sớm men vi sinh có ích cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại men vi sinh. Đây là các chế phẩm tổng hợp giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi nhằm tạo nên sự cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa và ức chế các vi khuẩn có hại gây bệnh và tiết độc tố. Tuy nhiên, nên sử dụng men vi sinh loại bao vi nang để các vi khuẩn có lợi không bị chết ở dạ dày và nên kết hợp đủ 3 nhóm men vi sinh có lợi có thời gian sống lâu trong đường ruột – các chuyên gia khuyến cáo.

Chữa rối loạn tiêu hóa cho con của mẹ Phammhanh
Con em được 8 tháng, cháu bị rối loạn tiêu hóa gần 2 tháng nay. Sai lầm của em là đã để bác giúp việc cho con ăn bột quá đặc lúc bắt đầu mới tập ăn dặm.Ngày cháu đi ngoài hôm 1 lần, hôm hai lần, phân sống.
Em đi xét nghiệm phân thì kết quả là loạn khuẩn có chất xơ, hạt mỡ và tinh bột mùi rất chua. Em đã cho đi khám BS, uống đủ các loại men tiêu hóa mà vẫn không khỏi.
Em cũng đã giảm chế độ ăn cho cháu, ngày 2 bát bột, mỗi bát chỉ trên nửa, sữa hoàn toàn bú mẹ, 3 tiếng ăn 1 lần rất điều độ. Riêng ban đêm từ 9g tối đến 6g sáng cũng không bú, có nghĩa là cháu ăn rất ít, thế mà không hiểu sao cháu vẫn không khỏi.
Em đã cho cháu khám BS Nga ở viên SP, BS kê uống 3 gói hydrasec/ngày, 1/2 viên eurobiol, 01 lọ men vi sinh enterobac, cháu đã uống được 8 ngày nhưng chỉ có đúng 1 hôm là phân rắn có mùi thối đến hôm sau thì lại phân sống, hôm màu vàng, hôm màu xanh. Chế độ ăn thì giảm cả tinh bột lẫn thịt mà sao cháu vẫn không khỏi. Em cũng cho cháu uống cả trà cà rốt gạo lứt nữa. Em buồn lắm, cháu đã hai tháng nay chẳng lên 1 lạng nào.
Em đang băn khoăn có phải tại sữa mẹ hay không vì mỗi lần bú cháu bú rất lâu, nếu khoảng 15 – 20′ mà dứt ra là cháu khóc toáng lên đòi bú tiếp, hơn nữa em ăn uống lại kg kiêng gì, sợ bú lâu như thế thì lượng sữa cháu ăn vào nhiều, lắm chất béo. Nếu cứ dùng men tiêu hóa nhiều liên tục thì cũng không tốt. Các chị ơi có kinh nghiệm gì giúp em với, làm thế nào để chữa cho con khỏi bây giờ. em có nên cai sữa cho con kg.
BS cho uống hydrasec mà em không cho con uống. Mọi thứ men, kẽm em đều cho dùng cả rồi. Chế độ ăn cũng giảm cả tinh bột lẫn thịt rồi mà con vẫn không khỏi.
Bé nhà em chỉ bú sữa mẹ thôi không ăn sữa ngoài. Hôm nay xét nghiệm phân không có hạt mỡ, tinh bột, xơ, nhưng kết luận là vẫn bị loạn khuẩn (gram dương > gram âm nhiều).
Em chẳng hiểu ra sao, chẳng biết chữa cho con thế nào. Các loại men đều dùng rồi. Không hiểu chữa bằng thuốc đông y có được không nhỉ, em đang định đến viện y học dân tộc Nguyễn Bỉnh Khiêm thử xem sao.
Mẹ nào đã chữa cho con bằng đông y cho em xin kinh nghiệm với nhé. Sữa chua đợt trước em có cho cháu ăn nhưng dạo này em lại không cho ăn để xem có phải là do kg hợp kg.
Men để làm sữa chua đậu nành mua ở đâu các chị nhỉ, em muốn làm thử cho con ăn xem sao. Em cũng đã cho ăn rau đâu, toàn ăn thịt và củ thôi.
Buồn quá, chẳng biết làm thế nào, không biết có phải do do di truyền không nhỉ vì bụng dạ mình cũng kém lắm. Các chị có kinh nghiệm giúp em với nhé. Em mong tin các chị lắm.
Kinh nghiệm của mẹ Mephucchay
Theo mình thì mẹ nên đưa bé đến Bv làm các xét nghiệm cần thiết, nên không cho bé ăn bột gì cả trong vòng 1 tuần thử xem sao (chỉ cho bú mẹ).
Lúc trước bé nhà mình cũng bị phân sống như vậy, bác sĩ bảo là do chế độ ăn uống nên hạn chế hoặc giảm, mình về không cho ăn cháo nữa, quả nhiên hơn 3 ngày là khỏi liền. Không uống thuốc gì cả, chỉ cho bé ăn sữa chua để tiêu hóa tốt. chị nên cho bé bú mẹ vì sữa mẹ là rất tốt không xấu như chị nghĩ đâu.
Chúc mẹ con chị khỏe. Chị có thường xuyên cho bé uống nước trái cây không?, có quá chua để ảnh hưởng đến đường tiêu hóa không. Chị cũng nên xem lại khoản này.
Cách chữa trị rối loạn tiêu hóa của Mẹ CuBin
Bé nhà chị có đợt uống thuốc không khỏi cuối cùng chị chán quá không cho uống bất cứ thuốc gì chỉ men tiêu hóa neopeptin kèm theo sữa dành cho bé tiêu chảy của enfa ấy thế là khỏi em ạ.
Rút kinh nghiệm lần sau nếu bé bị rối loạn tiêu hóa chị đổi sữa lactofree là khỏi đấy chẳng phải uống thuốc nữa. Chú ý khi bé khỏi phải đổi sữa từ từ để bé thích nghi dần với sữa thông thường nếu không đường ruột chưa ổn định bé dễ bị lại lắm
Triệu chứng bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thường gặp và cách xử lý hiệu quả phần 2
Me_be_oc
Theo em thì mẹ phammhanh nên cho ăn theo cách là tập từ từ rồi tăng dần, như “tập thể dục cho đường ruột” í. Bởi vì đường ruột bé chưa có hoàn thiện đâu, dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập lắm.
Các loại men tiêu hóa bé tự tiết ra trong ruột cũng chưa đầy đủ như người lớn, ăn nhiều quá –>ko tiêu ngay (cái này là bác sĩ nói, ko phải em đâu). Tình trạng này thì như mẹ cubin nói rồi, mẹ phammhanh cho bé dùng neopeptin trước để giúp bé tiêu hóa.
Nhưng cái này dùng lâu cũng không tốt (không nên quá 10 ngày) nếu ko cơ thể bé sẽ lệ thuộc, lại khổ mẹ phammhanh sau này. Tốt nhất là cho bé dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ lâu dài cho đường ruột. Sản phẩm men vi sinh thì nhiều lắm các mẹ ạ, em thử dùng nhiều loại rồi, nhưng mới “mách” cho mẹ berua xài thử Kidlac, là loại em vẫn đang dùng cho bé Ốc nhà em.
berua
Con mình cũng bị rối loạn tiêu hóa uống kháng sinh mà không khỏi. Mình được một chị bạn mách cho uống nước cỏ sữa rồi về áp dụng cho con được 2 hôm nay rồi. Lạy trời rùa con của mẹ đi ị cũng đỡ hẳn rồi. Bạn thử dùng cỏ sữa chữa cho con xem sao. Chứ món búp ổi tớ cũng dùng rồi, không thấy hiệu quả lắm.
Bin B
Mình cho con mình dùng Supbikiz- sản phẩm nhượng quyền của Mỹ, theo bác sĩ giới thiệu là vừa có tác dụng bổ trợ lâu dài cho đường tiêu hoá, vừa bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho bé. Mình cho bé dùng 3 hộp rồi và bé tiêu hoá tốt lắm. Mình cũng giới thiệu cho mấy mẹ trong cơ quan, các mẹ dùng thích lắm.
WildMoon
Nếu bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, không nên tự chữa ở nhà, bạn đưa con đến bác sĩ Khánh ở Hàng Hòm thử xem. Ông ấy là Trưởng khoa tiêu hóa Nhi Thụy Điển đấy. Con mình hồi bé còi lắm, đến đấy uống thuốc ăn uống tốt hơn hẳn, trộm vía
Hy vọng với những triệu chứng và xử lý bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em trên đây sẽ phần nào giúp các mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích, chăm sóc sức khỏe cho bé yêu một cách hoàn hảo nhất, tránh được những nguy hiểm không mong muốn. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện mỗi ngày và hãy luôn đồng hành cùng gonhub.com để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích nhé.

 

shop hoa tưoi thanh pho vi thanh hau giang

shop hoa thành phố vị thanh , shop hoa tươi thành phố vị thanh  ,shop hoa tươi an giangiang

 xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , hoa khai trương, hoa đám tang, điện hoa , hoa lan hồ điệp  . shop hoa tươi Địa chỉ shop hoa


xem thêm >> hoa sinh nhật đẹp , lẵng hoa khai trương ,  điên hoa chia buồn , dien hoa 

shop hoa tươi quang binh

Bài viết trước:

BÀI VIẾT MỚI